Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề kiểm tra giữa học kì II Lịch sử 9 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra giữa học kì II Lịch sử 9 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 1 :

Tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 2 :
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3 :
Sự kiện nào dưới đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

B. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

Câu 4 :
Dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ, tháng 12/1950, thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự nào ở Việt Nam?

A. Kế hoạch Na-va.

B. Kế hoạch Va-luy.

C. Kế hoạch Rơ-ve.

D. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi

Câu 5 :
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Hội Liên hiệp thuộc địa.

C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Câu 6 :
Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. cuộc tập dượt lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám (1945).

B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. hình thành mặt trận dân tộc thống nhất cho cách mạng Việt Nam.

D. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Câu 7 :
Nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là gì?

A. Phát xít Đức, Nhật bị Đồng minh đánh bại.


BNhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước.


C. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Việt Nam xây dựng được khối liên minh công – nông vững chắc.

Câu 8 :
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1940 – 1945 là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. toàn thể nhân dân với Pháp, Nhật và phản động tay sai.

D. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

Câu 9 :
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947) đã

A. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam.

B. khiến Pháp mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

C. buộc Pháp phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.

D. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Câu 10 :
Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.

B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.

C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Câu 13 :
Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ

A. khó khăn, cực khổ.

B. không quá khó khăn.

C. có phần ổn định.

D. được cải thiện hơn.

Câu 14 :
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập mở mỗi nước Đông Dương một

A. Chính phủ liên hiệp.

B. Đảng Mác - Lênin.

C. mặt trận thống nhất.

D. lực lượng vũ trang.

Câu 15 :
Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Quan hải tùng thư.

B. Cường học thư xã.

C. Cộng sản đoàn.

D. Nam đồng thư xã.

Câu 16 :
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do ai soạn thảo?

A. Trường Chinh.

B. Trần Phú.

C. Lê Duẩn.

D. Đỗ Mười.

Câu 17 :
Nội dung nào không phản ánh đúng những thủ đoạn thực dân Pháp thực hiện nhằm đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam?

A. Cử phái viên Pháp đến điều tra tình hình.

B. Cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng.

C. Chia rẽ, mua chuộc, dụ dỗ lực lượng cách mạng.

D. Đóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Câu 18 :
Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

A. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

B. tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

C. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

D. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

Câu 19 :
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam thắng lợi, đã

A. khiến Pháp mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

B. làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi của thực dân Pháp.

C. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

D. bước đầu phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp có Mĩ giúp sức.

Câu 20 :
Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” (1945) thu hút đông đảo nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì tham gia vì

A. đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quần chúng.

B. giải quyết cơ bản yêu cầu ruộng đất cho nông dân.

C. giải quyết triệt để mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội.

D. đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mọi giai cấp trong xã hội.

Câu 21 :
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9/1940) và khởi nghĩa Nam Kì (tháng 11/1940)?

A. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.

B. Không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

C. Lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ.

D. Kẻ thù có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, phương tiện chiến tranh.

Câu 22 :
Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?

A. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

B. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.

C. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 25 :
Địa phương nào dưới đây không thuộc khu giải phóng Việt Bắc?

A. Cao Bằng.

B. Hà Giang.

C. Thái Nguyên.

D. Bắc Ninh.

Câu 26 :
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Đông Dương cách mạng đảng.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 27 :
Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là

A. chưa tập hợp được liên minh công - nông.

B. đi chệch hướng cách mạng vô sản..

C. chưa thực hiện đoàn kết quốc tế.

D. nội bộ chia rẽ, công kích lẫn nhau.

Câu 28 :
Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 8/1945) được họp ở đâu?

A. Hóc Môn (Gia Định).

B. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

C. Tân Trào (Tuyên Quang).

D. Vạn Phúc (Hà Đông).

Câu 29 :
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn kiện nào dưới đây tới Hội nghị Véc-xai?

A. “Vấn đề dân cày”.

B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.

C. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

D. “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Câu 30 :
Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 là

A. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc gia nào công nhận.

C. chính quyền cách mạng mới thành lập, chưa được củng cố.

D. chưa giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

Câu 31 :
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, sự kiện lịch sử nào thể hiện tình đoàn kết của giai cấp công nhân Việt Nam với nhân dân lao động thế giới?

A. Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

C. Thành lập chính quyền Xô viết ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

D. Bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.

Câu 32 :
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) đã

A. làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

B. mở ra bước phát triển lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

D. làm thất bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 33 :
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam đã

A. bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. lật đổ sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.

C. giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.

D. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.

Câu 34 :
Để đối phó với kế hoạch khởi nghĩa của nhân dân Nam Kì (tháng 11/1940), thực dân Pháp đã

A. cho quân đánh úp cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

B. giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ.

C. thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng” để tách dân khỏi cách mạng.

D. thỏa hiệp, cấu kết với Nhật để đàn áp lực lượng cách mạng.

Câu 40 :
Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Đố ai khởi nghĩa không thành,
Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai,
Và ai lên đoạn đầu đài,
Cho trời Yên Bái u hoài đau thương”

A. Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thái Học.

B. Nguyễn Thái Học và Hà Văn Cừ.

C. Phạm Tuấn Tài và Lương Văn Can.

D. Nguyễn Hải Triều và Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 41 :
Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950 - 1953 là

A. đại chúng hóa.

B. phát triển xã hội.

C. củng cố hậu phương.

D. phục vụ dân sinh.

Câu 42 :
Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở nước ngoài?

A. Thanh niên.

B. Hồn Cách mạng.

C. Tạp chí thư tín quốc tế.

D. Người cùng khổ.

Câu 43 :
Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện

A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

B. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

C. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

D. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Câu 44 :
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 của Việt Nam đã

A. lật đổ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

B. đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người tự do.

C. chứng minh trên thực tế năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.

D. tập hợp nhân dân Việt Nam trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 45 :
Thủ đoạn nào dưới đây của Nhật Bản đã gây ra nạn khan hiếm lương thực, khiến hơn 2 triệu người Việt Nam chế đói?

A. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

B. Nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.

C. Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.

D. Tăng các loại thuế rượu, muối lên 3 lần.

Câu 46 :
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

B. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

C. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 47 :
Tổng bí thư Trần Phú đã soạn thảo văn kiện nào dưới đây?

A. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 48 :
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi

A. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.

B. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.

C. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.

D. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.

Câu 49 :
Sự kiện nào mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Pháp gửi tối hậu thư, yêu cầu Chính phủ Việt Nam giao quyền kiểm soát Hà Nội (18/12/1946).

B. Pháp xả súng vào đoàn người mitting mừng “Ngày Độc lập” ở Sài Gòn – Chợ Lớn (2/9/1945).

C. Quân Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn (tháng 9/1945).

D. Pháp cho quân đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Hải Phòng, Lạng Sơn (tháng 11/1946).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247