Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề kiểm tra Vật lí 8 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra Vật lí 8 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 1 :
Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?


A. p = d.V.


B. p = d.h.

C. p=FS


D. p = F. S


Câu 2 :

Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?


A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn khúc gỗ.



B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn khối thép.



C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và khối thép bằng nhau.



D. Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.


Câu 3 :

Khi nói Trái đất quay quanh Mặt trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?


A. Mặt trời.


B. Trái đất.

C. Ngôi sao.


D. Một vật trên mặt đất.


Câu 4 :

Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?


A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.


B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.


D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.


Câu 5 :

Áp lực là gì?

A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.



B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.



C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.


D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.


Câu 10 :

Đơn vị của áp suất là:


A. kg/m3


B. N/m3.

C. N


D. N/mhoặc Pa


Câu 11 :

Độ lớn của vận tốc cho ta biết:


A. quãng đường chuyển động dài hay ngắn của một vật.


B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

C. nguyên nhân vì sao vật chuyển động.


D. sự thay đổi hình dạng của vật khi chuyển động.


Câu 13 :

Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:


A. tiết diện của các nhánh bằng nhau.


B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.


C. độ dày của các nhánh như nhau.



D. độ dài của các nhánh bằng nhau.


Câu 14 :

Hình 1 biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg với tỉ xích nào sau đây là đúng?

Hình 1 biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg với tỉ xích nào sau đây là đúng? (ảnh 1)
Hình 1


A. Tỉ xích 1cm ứng với 20N.


B. Tỉ xích 1cm ứng với 2N.

C. Tỉ xích 1cm ứng với 4N.


D. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.


Câu 19 :

Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:


A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.


B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.


D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.


Câu 20 :

Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động?


A. Bến xe


B. Một ôtô khác đang rời bến

C. Cột điện trước bến xe


D. Một ôtô khác đang đậu trong bến


Câu 21 :

Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:


A. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.


B. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.

C. Độ dày của các nhánh như nhau.


D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.


Câu 22 :


A. 250N/m2


B. 2500N/m2

C. 500N/m2


D. 5000N/m2


Câu 24 :

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng độ lớn của lực nào?


A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.


B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.


D. Lực cản của không khí.


Câu 25 :
Sự tạo thành áp suất khí quyển là do đâu?


A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.



B. Do mặt trời tác dụng lực vào Trái Đất.

C. Do mặt trăng tác dụng lực vào Trái Đất.


D. Do Trái Đất tự quay.


Câu 26 :

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có hướng như thế nào?


A. Hướng thẳng từ trên xuống dưới.


B. Hướng thẳng từ dưới lên trên.

C. Theo mọi hướng.


D. Hướng thẳng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.


Câu 30 :

Công thức tính áp suất là


A. p = FS  


B. p = SF   


C. F =  pS


D. F =Sp 

Câu 31 :

Lực nào sau đây không phải là áp lực?


A. Trọng lực tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.


B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.

C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.


D. Lực mà chiếc tủ tác dụng lên mặt đất.


Câu 32 :
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?



A. Cắm ống hút vào cốc nước rồi để yên.



B. Đổ đầy nước vào một chiếc cốc.

C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần nước trong cốc vào miệng.


D. Hộp sữa sau khi hút hết bị bẹp về mọi phía.


Câu 34 :

Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?


A. vtb=v1+v22


B. vtb=S1+S2t1+t2

C. vtb=S1t1+S2t2

D. vtb=v1+v2t1+t2

Câu 35 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần tăng ma sát?


A. Bảng trơn và nhẵn quá.


B. Khi quẹt diêm.

C. Khi cần phanh gấp để xe dừng lại.



D. Tất cả các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.


Câu 36 :

Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là


A. 50s


B. 25s


C. 10s



D. 40s


Câu 42 :

Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất?


A. Vót nhọn đầu cọc.



B. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.




C. Tăng lực đóng búa.




D. Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.


Câu 44 :
Trong các phát biểu về vận tốc, câu nào dưới đây phát biểu sai?


A. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.


B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

C. Công thức tính vận tốc là v = S. t


D. Đơn vị của vận tốc là km/h


Câu 45 :

Lực đẩy Acsimet có phương và chiều như thế nào?


A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.


B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên.


D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống .


Câu 47 :
Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc


A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.


B. không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.


D. Các câu A, B, C đều đúng.


Câu 48 :

Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?


A. Sự rơi của chiếc lá.


B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.


D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.


Câu 54 :

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì


A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.


B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.

C. để tăng áp suất lên mặt đất.


D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.


Câu 55 :

Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến áp suất khí quyển?


A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.


B. Con người có thể hít không khí vào phổi.


C. Hộp sữa bị bẹp về nhiều phía sau khi hút hết không khí bên trong



D. Rót đầy nước vào một chiếc cốc.


Câu 56 :
Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?


A. Lực đẩy Acsimét.


B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát.


C. Trọng lực . 



D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét.


Câu 57 :
Công thức tính áp suất chất lỏng là


A. p=dh  


B. p = d.h


C. p = d.V 



D. p=hd


Câu 58 :
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai?


A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với trục của nó.



B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động, người lái xe đứng yên so với ô tô.

C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước, người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.

D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.

Câu 59 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?


A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.


B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân


D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.


Câu 60 :

Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi


A. khối lượng chất lỏng lởn hơn khối lượng của vật.


B. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.

C. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.


D. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.


Câu 61 :

Công thức tính vận tốc là:


A. v=ts



B. v=st


C. v = s.t


D. v = m/s


Câu 62 :

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:


A. Lực ma sát lăn.


B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát trượt.


D. Lực quán tính.


Câu 63 :

Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.


A. Thời gian đi của xe đạp


B. Quãng đường đi của xe đạp

C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km


D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km


Câu 67 :

Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng.

A. Bến xe.


B. Một ôtô khác đang rời bến


C. Cột điện trước bến xe 

D. Một ôtô khác đang đậu trong bến

Câu 68 :
18km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng


A. 5 m/s



B. 15 m/s



C. 18 m/s 



D. 1,8 m/s


Câu 69 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?


A. Khi có một lực tác dụng lên vật


B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật

C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau


D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng


Câu 71 :

Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?


A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.


B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

C. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp.


D. Một em bé đang búng cho hòn bi lăn trên mặt bàn.


Câu 76 :

Chuyển động cơ học là:


A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác


B. Sự thay đổi phương chiều của vật.

C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.


D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.


Câu 77 :

Công thức tính vận tốc là:


A. v = t/s 



B. v = s/t 



C. v = s.t



D. v = m/s


Câu 78 :

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?


A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.


B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.

C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.


D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.


Câu 79 :

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:


A. Lực ma sát lăn.


B. Lực ma sát nghỉ.


C. Lực ma sát trượt.



D. Lực quán tính.


Câu 80 :

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:


A. Đột ngột giảm vận tốc


B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang phải

D. Đột ngột rẽ sang trái.

Câu 81 :

Đơn vị tính áp suất là:


A. Pa.



B. N/m2 



C. N/m3



D. Cả A và B đều đúng.


Câu 82 :

Muốn giảm áp suất thì:



A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.



B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.


D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.


Câu 91 :

Để khẳng định ôtô đang chuyển động trên đường, các hành khách chọn các vật mốc nào sau đây là đúng:


A. Bánh xe đang quay.



B. Tài xế ngồi lái trên xe.


C. Sự rung chuyển của người bên cạnh. 


D. Các cây bên đường.


Câu 92 :

Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

A. vtb =v1+v22

B. vtb = S1+S2t1+t2  

C. vtb = S1t1+ S2t2    


D. vtb = v2+v2t1+t2  


Câu 93 :

Khi có lực tác dụng vào một vật, thì vận tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào?


A. Vận tốc của vật giảm dần theo thời gian.


B. Vận tốc của vật tăng dần theo thời gian.

C. Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.  


D. Vận tốc của vật vừa tăng, vừa giảm dần theo thời gian.


Câu 94 :

Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách ngồi trên xe có xu hướng ngã về phía sau. Do:


A. Người có khối lượng quá lớn.


B. Do tác dụng của hai lực cân bằng.

C. Do quán tính.


D. Do lực đẩy của không khí.


Câu 95 :

Trong các cách sau cách nào làm giảm lực ma sát?


A. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc



B. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.


C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.


D. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.


Câu 96 :
Áp lực là:


A. Lực ép của vật lên mặt phẳng.


B. Lực do mặt phẳng tác dụng lên vật.

C. Là trọng lượng của vật.


D. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép


Câu 97 :

Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?


A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống


B. Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng

C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương


D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng


Câu 98 :

Càng lên cao, áp suất khí quyển sẽ thay đổi như thế nào?


A. Áp suất khí quyển càng giảm.


B. Áp suất khí quyển càng tăng.

C. Áp suất khí quyển không thay đổi.


D. Áp suất khí quyển có thể tăng hoặc giảm.


Câu 99 :

Lực đẩy Acsimet có phương và chiều như thế nào?


A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. 


B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên.


D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống .


Câu 100 :

Điều kiện để một vật lơ lửng trong lòng chất lỏng, khi:


A. Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng trọng lượng của vật.


B. Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng riêng của vật.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng bằng khối lượng riêng của vật.


D. Lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật.


Câu 102 :

Một quả dừa rơi từ trên cao xuống, trong trường hợp này lực nào thực hiện công cơ học?


A. Lực cản của không khí thực hiện công. 


B. Lực nâng của quả dừa thực hiện công.

C. Trọng lực thực hiện công.


D. Lực đẩy của cây dừa thực hiện công.


Câu 111 :

Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:


A. Vật đó không chuyển động.


B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian.

C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.


D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.


Câu 112 :

Khi xe đang chạy mà đột ngột dừng lại, hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã về phía trước. Cách giải thích nào sau đây là đúng?


A. Do hành khách ngồi không vững.


B. Do có các lực cân bằng nhau tác dụng lên mỗi người.


C. Do người có khối lượng lớn.


D. Do quán tính

Câu 113 :

Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác động của 2 lực cân bằng


A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động


B. Vật đạng chuyển động sẽ tiếp tuc chuyển động thẳng đều

C. Vật đạng chuyển động sẽ chuyển động chậm lại


D. Vật đạng chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên


Câu 114 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần tăng ma sát?


A. Bảng trơn và nhẵn quá.


B. Khi quẹt diêm.


C. Khi cần phanh gấp để xe dừng lại.


D. Tất cả các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.

Câu 115 :
Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?


A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.


B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.


C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật.

D. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật.

Câu 116 :
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?


A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. 


B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. 


D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay phồng lên.


Câu 117 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi?


A.Khi có một lực tác dụng vào vật. 


B. Khi có hai lực tác dụng vào vật.

C. Khi các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau.


D. Khi các lực tác dụng vào vật không cân bằng nhau .


Câu 118 :
Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực?


A. Áp lực là lực ép lên giá đỡ.



B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.


C. Áp lực luôn bằng trọng lượng riêng của vật.


D. Áp lực là lực ép có phương nằm ngang.


Câu 120 :

Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?


A. Không thay đổi.


B. Chỉ có thể giảm.


C. Chỉ có thể tăng.



D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.


Câu 121 :
Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát?


A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc

Câu 122 :

Vì sao hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.

B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.

C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.

D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

Câu 126 :

Hai lực cân bằng là:


A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.


B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.


C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.



D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.


Câu 127 :

Một vật đứng yên khi:


A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. 



B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.



C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.



D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.


Câu 128 :

Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?


A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.


B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.



D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.



Câu 130 :

Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là


A. vôn kế.


B. nhiệt kế.

B. nhiệt kế.


D. ampe kế.


Câu 131 : Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:


A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.


B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.


D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.


Câu 132 :

Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?


A. Vì gỗ là vật nhẹ.


B. Vì nước không thấm vào gỗ.

C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.


D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.


Câu 133 :

Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?


A. Quả bóng đang chuyển động. 


B. Quả bóng đang đứng yên.

C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà.


D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà.


Câu 134 :

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:


A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.


B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.


D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.


Câu 135 :

Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc


A. giảm dần.    


B. tăng dần.


C. không đổi. 



D. tăng dần rồi giảm.


Câu 136 :

Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?


A. Cho biết hướng chuyển động của vật.



B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.


C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.


D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.


Câu 137 :

Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?


A. Người phụ lái đứng yên.


B. Ô tô đứng yên.

C. Cột đèn bên đường đứng yên.


D. Mặt đường đứng yên.


Câu 141 :

Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?


A. Ô tô đứng yên so với hành khách trên xe


B. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.

C. Hành khách đang đứng yên soi với ô tô.


D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.


Câu 142 :

Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?


A. Trái Đất.


B. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời làm mốc đều đúng.


C. Mặt Trời. 



D. Một vật trên mặt đất.


Câu 143 :
Trong các chuyển động nêu dưới đây, chuyển động nào là chuyển động thẳng?


A. Cánh quạt quay. 


B. Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.

C. Ném quả bóng rổ vào rổ. 


D. Thả một viên phấn từ trên cao xuống.


Câu 144 :

Tính tương đối của chuyển động là gì?


A. Một vật được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác.


B. Một vật được xem là chuyển động đối với vật và cũng được coi là chuyển động đối với vật khác.

C. Chuyển động hay đứng yên của một vật không phụ thuộc vào vật mốc.


D. Vật luôn luôn chuyển động.


Câu 145 :

Chuyển động của phân tử Hidro ở 0oC có vận tốc khoảng 1700 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?


A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn.


B. Chuyển động của phân tử hidro nhanh hơn.

C. Không có chuyển động nào nhanh hơn (hai chuyển động như nhau)


D. Không có cơ sở để so sánh.


Câu 147 :

Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?


A. Sự nhanh hay chậm của chuyển động.


B. Hình dạng của chuyển động.

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.


D. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.


Câu 149 :

Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 75 km. Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc 25 km/h. Người thứ hai đi xe đạp B ngược về A với vận tốc 12,5 km/h. Sau bao lâu hai người gặp nhau và gặp nhau ở đâu? Coi chuyển động của hai người là đều.


A. Sau 5 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 20 km.


B. Sau 20 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 5 km.

C. Sau 2 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 50 km.


D. Một kết quả khác.


Câu 150 :

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?


A. Chuyển động của xe buýt khi vào điểm đón, trả khách.


B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C. Chuyển động của Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời.


D. Cả 3 đáp án đều là chuyển động đều.


Câu 151 :

Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?


A. Vận tốc trung bình.


B. Vận tốc tại một thời điểm nào đó.


C. Trung bình cộng các vận tốc.



D. Vận tốc tại một vị trí nào đó.


Câu 152 :

Chuyển động không đều là chuyển động


A. độ lớn của vận tốc không đổi theo thời gian.


B. độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.

C. độ lớn của vận tốc có thể thay đổi hoặc không thay đổi theo thời gian.


D. không có vận tốc.


Câu 154 :

Lực được biểu diễn qua các yếu tố nào?


A. Chỉ cần yếu tố duy nhất là gốc của lực.


B. Cần có gốc, phương và chiều của lực.

C. Cần có gốc (điểm đặt), phương, chiều của lực.


D. Cần có gốc (điểm đặt), phương, chiều và độ lớn của lực.


Câu 156 : Trên hình vẽ là hình lực tác dụng lên vật theo tỉ lệ xích 1 cm tương ứng với 5 N.


A. Lực F có điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N.


B. Lực F có điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15 N.

C. Lực F có điểm đặt nằm ngoài vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N.


D. Lực F có điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N.


Câu 157 :

Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?


A. Áp lực là lực ép của vật lên bề mặt tiếp xúc.


B. Áp lực là lực do bề mặt tiếp xúc tác dụng ngược lên vật.

C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.


D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.


Câu 160 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?


A. Người đứng cả hai chân.


B. Người đứng co một chân.

C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.


D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.


Câu 161 :

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?


A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.


B. Mặt trên.


C. Mặt dưới.



D. Các mặt bên.


Câu 163 :

Trên hình vẽ là một bình chứa chất lỏng. Sắp xếp áp suất tại các điểm theo thứ tự tăng dần.

Trên hình vẽ là một bình chứa chất lỏng. Sắp xếp áp suất tại các điểm theo thứ tự tăng dần. (ảnh 1)


A. pE < pB < pC < pD < pA.


B. pB < pE < pC < pD < pA.

C. pA < pB < pC < pD < pE.

D. pE < pD < pC < pB < pA.

Câu 164 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy Ác-si-mét?


A. Hướng thẳng đứng lên trên. 


B. Hướng thẳng đứng xuống dưới.

C. Theo mọi hướng.


D. Một hướng bất kì nào đó.


Câu 165 :

Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-mét F = d.V các đại lượng đại lượng d và V là gì?


A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.


B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.

C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của chất lỏng.


D. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.


Câu 168 :

Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?


A. Trọng lượng riêng của vật.


B. Trọng lượng riêng của chất lỏng.

C. Thể tích của vật và thể tích của chất lỏng.


D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.


Câu 171 :
Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là


A. vôn kế. 


B. nhiệt kế.  


C. tốc kế.



D. ampe kế.


Câu 175 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về tốc độ trung bình?


A. Tốc độ trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau.


B. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường bằng trung bình cộng của tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường liên tiếp.


C. Tốc độ trung bình không thay đổi theo thời gian.


D. Tốc độ trung bình cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động đều.

Câu 176 :

Lực là đại lượng véctơ vì


A. lực có độ lớn, phương và chiều.  



B. lực làm cho vật bị biến dạng.



C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ.



D. lực làm cho vật chuyển động.


Câu 177 :

Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi


A. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.


B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

C. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.

Câu 179 :

Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?


A. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn.    


B. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp.


C. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.



D. Vì khi lặn sâu, cơ thể dễ dàng di chuyển trong nước.


Câu 180 :

Áp suất không có đơn vị đo là

A. Paxcan.


B. N/m2. 



C. N/cm2. 



D. Niu tơn.


Câu 181 :
Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là?



A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.   



B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.

C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.


D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.


Câu 182 :

Tốc độ của chuyển động cho biết


A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động.


B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động.


D. thời gian và quãng đường của chuyển động.


Câu 184 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm giảm ma sát là


A. tạo các rãnh trên bánh xe.


B. rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa.


C. bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy. 


D. bôi nhựa thông vào dây đàn cò.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247