Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án !!

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án !!

Câu 1 :

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?


A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.


B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

Câu 2 :

Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

 (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)


A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.


B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 3 :
Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?


A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.


B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 4 :

Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?


A. Học trên lớp.


B. Xem phim tài liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 5 :

Khai thác những hình ảnh, nội dung sau và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập (theo gợi ý dưới đây).

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

 

Media VietJackMột bức vẽ trên vách hang (ở Bun-ga-ri) Có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ( biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật - vẽ tranh,…).

- …

2

 

Media VietJackHình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

?

3

 

Media VietJackTrang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 - 1945.

?

4

 

Media VietJackBộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Lê.

?

5

 

Media VietJackMột trong những bộ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỉ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

?

Câu 17 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.

B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.

D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 18 :

Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng

B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...

C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...

D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...

Câu 19 :

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Câu 20 :

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Câu 21 :

Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.

B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.

Câu 22 :

Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

C. Đề xuất phương pháp thực hiện.

D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

Câu 23 :

Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải

A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.

C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

Câu 24 :

Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Câu 25 :

Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247