Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác 1000+ Câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án !!

1000+ Câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án !!

Câu 1 :
Trình tự xử lý thông tin của máy tính điện tử là:

A. CPU -> Đĩa cứng -> Màn hình

B. Nhận thông tin -> Xử lý thông tin -> Xuất thông tin

C. CPU -> Bàn phím -> Màn hình

D. Màn hình - > Máy in -> Đĩa mềm

Câu 2 :
Các chức năng cơ bản của máy tính:

A. Lưu trữ dữ liệu, Chạy chương trình, Nối ghép với TBNV, Truy nhập bộ nhớ.

B. Trao đổi dữ liệu, Điều khiển, Thực hiện lệnh, Xử lý dữ liệu.

C.  Lưu trữ dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trao đổi dữ liệu, Điều khiển.

D. Điều khiển, Lưu trữ dữ liệu, Thực hiện phép toán, Kết nối Internet.

Câu 3 :
Các thành phần cơ bản của máy tính:

A. RAM, CPU, ổ đĩa cứng, Bus liên kết

B. Hệ thống nhớ, Bus liên kết, ROM, Bàn phím

C. Hệ thống nhớ, Bộ xử lý, Màn hình, Chuột

D. Hệ thống nhớ, Bộ xử lý, Hệ thống vào ra, Bus liên kết

Câu 4 :
Bộ xử lý gồm các thành phần (không kể bus bên trong):

A. Khối điều khiển, Các thanh ghi, Cổng vào/ra

B. Khối điền khiển, ALU, Các thanh ghi

C. Các thanh ghi, DAC, Khối điều khiển

D. ALU, Các thanh ghi, Cổng vào/ra.

Câu 5 :
Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm:

A. Cache, Bộ nhớ ngoài

B. Bộ nhớ ngoài, ROM

C. Đĩa quang, Bộ nhớ trong

D. Bộ nhớ trong, Bộ nhớ ngoài

Câu 6 :
Hệ thống vào/ra của máy tính không bao gồm đồng thời các thiết bị sau:

A. Đĩa từ, Loa, Đĩa CD-ROM

B. Màn hình, RAM, Máy in

C. CPU, Chuột, Máy quét ảnh

D.  ROM, RAM, Các thanh ghi

Câu 7 :
Trong máy tính, có các loại bus liên kết hệ thống như sau:

A. Chỉ dẫn, Chức năng, Điều khiển 

B. Điều khiển, Dữ liệu, Địa chỉ

C. Dữ liệu, Phụ thuộc, Điều khiển

D. Dữ liệu, Điều khiển, Phụ trợ

Câu 8 :
Các hoạt động của máy tính gồm:

A. Ngắt, Giải mã lệnh, Vào/ra

B. Xử lý số liệu, Ngắt, Thực hiện chương trình

C.  Thực hiện chương trình, ngắt, vào/ra

D.  Tính toán kết quả, Lưu trữ dữ liệu, vào/ra

Câu 9 :
Bộ đếm chương trình của máy tính không phải là:

A. Thanh ghi chứa địa chỉ lệnh

B. Thanh ghi chứa lệnh sắp thực hiện

C. Thanh ghi chứa địa chỉ lệnh sắp thực hiện

D. Thanh ghi

Câu 10 :
Có các loại ngắt sau trong máy tính:

A. Ngắt cứng, ngắt mềm, ngắt trung gian

B. Ngắt ngoại lệ, ngắt cứng, ngắt INTR

C. Ngắt mềm, ngắt NMI, ngắt cứng

D. Ngắt cứng, ngắt mềm, ngắt ngoại lệ

Câu 11 :
Trong máy tính, ngắt NMI là:

A. Ngắt ngoại lệ không chắn được

B. Ngắt mềm không chắn được

C.  Ngắt cứng không chắn được

D. Ngắt mềm chắn được

Câu 12 :
Khi Bộ xử lý đang thực hiện chương trình, nếu có ngắt (không bị cấm) gửi đến, thì nó:

A. Thực hiện xong chương trình rồi thực hiện ngắt

B. Từ chối ngắt, không phục vụ

C. Phục vụ ngắt ngay, sau đó thực hiện chương trình

D. Thực hiện xong lệnh hiện tại, rồi phục vụ ngắt, cuối cùng quay lại thực hiện tiếp chương trình.

Câu 13 :
Máy tính ENIAC là máy tính:

A. Do Bộ giáo dục Mỹ đặt hàng

B. Là máy tính ra đời vào những năm 1970

C. Dùng vi mạch cỡ nhỏ và cỡ vừa

D. Là máy tính đầu tiên trên thế giới

Câu 14 :
Máy tính Von Newmann là máy tính:

A. Chỉ có 01 bộ xử lý, thực hiện các lệnh tuần tự

B. Có thể thực hiện nhiều lệnh cùng một lúc (song song)

C. Thực hiện theo chương trình nằm sẵn bên trong bộ nhớ

D. Cả a và c

Câu 15 :
Đối với các tín hiệu điều khiển, phát biểu nào sau đây là sai:

A. MEMR là tín hiệu đọc lệnh (dữ liệu) từ bộ nhớ 

B. MEMW là tín hiệu đọc lệnh từ bộ nhớ

C. IOR là tín hiệu đọc dữ liệu từ cổng vào ra

D. IOW là tín hiệu ghi dữ liệu ra cổng vào ra

Câu 16 :
Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. INTR là tín hiệu cứng chắn được

B. INTR là tín hiệu ngắt mềm

C. INTR là tín hiệu ngắt cứng không chắn được

D. INTR là một tín hiệu ngắt ngoại lệ

Câu 17 :
Phát biểu nào sau đây là sai:

A. INTA là tín hiệu CPU trả lời đồng ý chấp nhận ngắt

B. INTA là tín hiệu gửi từ bộ xử lý ra ngoài

C. INTA là tín hiệu từ bên ngoài yêu cầu ngắt CPU

D. Cả a và b đều đúng

Câu 18 :
Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. HOLD là tín hiệu CPU trả lời ra bên ngoài

B. HOLD không phải là tín hiệu điều khiển

C. HOLD là tín hiệu điều khiển xin ngắt

D. HOLD là tín hiệu từ bên ngoài xin CPU nhường bus

Câu 19 :
Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. HLDA là tín hiệu CPU chấp nhận nhường bus

B. HLDA là tín hiệu CPU không chấp nhận nhường bus

C. HLDA là tín hiệu yêu cầu CPU nhường bus

D. HLDA là một ngắt mềm

Câu 20 :
Cho đến nay, máy tính đã phát triển qua:

A. 5 thế hệ

B. 4 thế hệ

C. 3 thế hệ

D. 2 thế hệ

Câu 21 :
Trong các giai đoạn phát triển của máy tính, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thế hệ thứ nhất dùng transistor

B. Thế hệ thứ ba dùng transistor

C. Thế hệ thứ nhất dùng đèn điện tử chân không

D. Thế hệ thứ tư dùng vi mạch SSI và MSI

Câu 22 :
Trong các giai đoạn phát triển của máy tính, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Thế hệ thứ hai dùng transistor

B. Thế hệ thứ ba dùng transistor

C. Thế hệ thứ nhất dùng đèn điện tử chân không

D. Thế hệ thứ tư dùng vi mạnh

Câu 23 :
Theo luật Moore, số lượng transistor sẽ tăng gấp đôi sau mỗi:

A. 22 tháng

B. 20 tháng

C. 18 tháng

D. 16 tháng

Câu 24 :
Tín hiệu điều khiển MEMR là tín hiệu:

A. Đọc lệnh/dữ liệu từ ngăn nhớ

B. Ghi lệnh/dữ liệu ra ngăn nhớ

C. Đọc lệnh từ TBNV

D. Ghi lệnh ra TBNV

Câu 25 :
Tín hiệu điều khiển MEMW là tín hiệu:

A. Đọc lệnh/dữ liệu từ ngăn nhớ

B. Ghi lệnh/dữ liệu ra ngăn nhớ

C. Ghi lệnh ra ngăn nhớ

D. Ghi dữ liệu ra ngăn nhớ

Câu 26 :
Tín hiệu điều khiển IOR là tín hiệu:

A. Đọc lệnh/dữ liệu từ ngăn nhớ

B. Ghi lệnh/dữ liệu ra ngăn nhớ 

C. Đọc dữ liệu từ TBNV

D. Ghi dữ liệu ra TBNV

Câu 27 :
Tín hiệu điều khiển IOW là tín hiệu:

A. Đọc lệnh/dữ liệu từ TBNV

B. Ghi lệnh/dữ liệu ra TBNV

C. Đọc dữ liệu từ TBNV 

D. Ghi dữ liệu ra TBNV

Câu 28 :
Tín hiệu điều khiển INTR là tín hiệu:

A. Từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

B. Từ CPU gửi ra ngoài xin ngắt

C. Từ bộ nhớ chính gửi đến CPU xin ngắt

D. Từ CPU gửi đến bộ nhớ chính xin ngắt

Câu 29 :
Tín hiệu điều khiển INTA là tín hiệu:

A. CPU trả lời không chấp nhận ngắt

B. CPU trả lời chấp nhận ngắt

C. Từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

D. Ngắt ngoại lệ

Câu 30 :
Tín hiệu điều khiển HOLD là tín hiệu:

A. CPU trả lời chấp nhận ngắt

B. CPU gửi ra ngoài xin dùng bus

C. Từ bên ngoài gửi đến CPU xin dùng bus

D. Từ bên ngoài gửi đến CPU trả lời không dùng bus

Câu 31 :
Tín hiệu điều khiển HLDA là tín hiệu:

A. CPU trả lời không chấp nhận ngắt

B. CPU trả lời chấp nhận ngắt

C. Từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

D. CPU trả lời đồng ý nhường bus

Câu 32 :
Với tín hiệu điều khiển MEMR, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu do CPU phát ra

B. Là tín hiệu điều khiển truy nhập bộ nhớ 

C. Là tín hiệu điều khiển ghi

D. Là tín hiệu điều khiển đọc

Câu 33 :
Với tín hiệu điều khiển MEMW, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu được phát ra bởi CPU

B. Là tín hiệu do bên ngoài gửi đến CPU

C. Không phải là tín hiệu truy nhập cổng vào/ra

D. Là tín hiệu điều khiển ghi

Câu 34 :
Với tín hiệu điều khiển IOR, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu điều khiển truy nhập cổng vào/ra

B. Là tín hiệu điều khiển do CPU phát ra

C. Là tín hiệu điều khiển đọc

D. Là tín hiệu điều khiển truy nhập CPU

Câu 35 :
Với tín hiệu điều khiển IOW, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu từ bên ngoài xin ngắt cổng vào/ra

B. Là tín hiệu điều khiển do CPU phát ra

C. Là tín hiệu điều khiển được gửi đến cổng vào/ra

D. Là tín hiệu điều khiển ghi dữ liệu

Câu 36 :
Với tín hiệu điều khiển INTR, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu điều khiển từ bên ngoài gửi đến CPU 

B. Là tín hiệu điều khiển do CPU phát ra

C. Là tín hiệu yêu cầu ngắt

D.  Là tín hiệu ngắt chắn được

Câu 37 :
Với tín hiệu điều khiển INTA, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu chấp nhận ngắt

B. Là tín hiệu điều khiển do CPU phát ra 

C. Là tín hiệu điều khiển ghi cổng vào/ra

D. Là tín hiệu điều khiển xử lý ngắt

Câu 38 :
Với tín hiệu điều khiển NMI, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu từ bên ngoài gửi đến CPU

B. Là tín hiệu ngắt chắn được

C. Là tín hiệu ngắt không chắn được

D. CPU không thể từ chối tín hiệu này

Câu 39 :
Với tín hiệu điều khiển HOLD, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu do CPU phát ra

B. Là tín hiệu từ  bên ngoài gửi đến CPU

C. Là tín hiệu xin nhường bus

D. Không phải là tín hiệu đọc cổng vào/ra

Câu 40 :
Với tín hiệu điều khiển HLDA, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là tín hiệu trả lời của CPU

B. Là tín hiệu đồng ý nhường bus

C. Là tín hiệu từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

D. Không phải là tín hiệu xin ngắt từ bên ngoài

Câu 41 :
Theo cách phân loại truyền thống, có các loại máy tính sau đây:

A. Bộ vi điều khiển, máy tính cá nhân, máy tính lớn, siêu máy tính, máy vi tính

B. Máy tính xách tay, máy tính lớn, máy tính để bàn, máy vi tính, siêu máy tính

C. Máy tính xách tay, máy tính mini, máy tính lớn, siêu máy tính, máy chủ

D. Bộ vi điều khiển, máy vi tính, máy tính mini, máy tính lớn, siêu máy tính

Câu 42 :
Theo cách phân loại hiện đại, có các loại máy tính sau đây:

A. Máy tính để bàn, máy tính lớn, máy tính nhúng 

B. Máy tính để bàn, máy chủ, máy tính nhúng

C. Máy chủ, máy tính mini, máy tính lớn

D. Máy tính mini, máy tính nhúng, siêu máy tính

Câu 43 :
Đối với số nguyên không dấu, 8 bit, giá trị biểu diễn số 261 là:

A. 1001 0001

B. 1010 1011

C. 1000 0111

D.  Không biểu diễn được

Câu 44 :
Đối với số nguyên không dấu, 8 bit, giá trị biểu diễn số 132 là:

A. 1001 0001

B. 1000 0100

C. 1000 0111 

D. Không biểu diễn được

Câu 45 :
Đối với số nguyên có dấu, 8 bit, giá trị biểu diễn số 129 là:

A. 1001 0001 

B. 1010 1011

C. 1000 0111  

D. Không biểu diễn được

Câu 46 :
Đối với số nguyên có dấu, 8 bit, giá trị biểu diễn số 124 là:

A. 0111 1100 

B. 0101 1011

C. 0100 0111

D. Không biểu diễn được

Câu 47 :
Dải biễu diễn số nguyên không dấu, n bit trong máy tính là:

A.  0 -> 2.n   

B.  0 -> 2.n -1

C. 0 -> 2n - 1

D.  0 -> 2n

Câu 48 :
Dải biễu diễn số nguyên có dấu, n bit trong máy tính là:

A. - 2(n - 1) -> 2 (n - 1)   

B.  - 2.n - 1 -> 2.n +1

C. - 2n - 1 - 1-> 2n - 1 - 1 

D. - 2n - 1 -> 2n -1 - 1

Câu 49 :
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện:
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện:A. Phép chia số nguyên không dấu dấu (ảnh 1)

A. Phép chia số nguyên không dấu dấu

B. Phép nhân số nguyên không

C.  Phép nhân số nguyên có dấu

D. Phép chia số nguyên có dấu

Câu 50 :
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện:
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện:A. Phép nhân số nguyên không dấu  (ảnh 1)

A. Phép nhân số nguyên không dấu 

B. Phép nhân số nguyên có dấu

C. Phép chia số nguyên không dấu

D. Phép chia số nguyên có dấu

Câu 57 :
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính:
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 1)

A. 3 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 2) 9 = 27

B. 15 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 3) 9 = 135

C. -7 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 4) 3 = -21

D. 5 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 5) 27 = 135

Câu 59 :
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính:
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 1)

A. 245 : 3 = 81, dư 2

B. 59 : 15 = 3, dư 14

C. 11 : 3 = 3, dư 2

D. (-11) : 3 = (-3), dư (-2)

Câu 60 :
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện:
Sơ đồ dưới đây là thuật toán thực hiện: A. Phép nhân số nguyên không dấu (ảnh 1)

A. Phép nhân số nguyên không dấu

B. Phép nhân số nguyên có dấu

C. Phép chia số nguyên không dấu

D.  Phép chia số nguyên có dấu

Câu 61 :
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính:
Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 1)

A. 4 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 2) 19 = 76

B. 11 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 3) 12 = 132

C. -4 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 4) 31 = -124

D. 6 Bảng dưới đây mô tả quá trình thực hiện phép tính: (ảnh 5) 22 = 132

Câu 63 :
Đối với các số không dấu, phép cộng trên máy tính cho kết quả sai khi:

A. Cộng hai số dương, cho kết quả âm

B. Cộng hai số âm, cho kết quả dương 

C. Có nhớ ra khỏi bit cao nhất

D. Cả a và b

Câu 64 :
Đối với các số có dấu, phép cộng trên máy tính cho kết quả sai khi:

A. Cộng hai số dương, cho kết quả âm

B. Cộng hai số âm, cho kết quả dương

C. Có nhớ ra khỏi bit cao nhất

D. Cả a và b

Câu 65 :
Đối với số có dấu, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Cộng hai số cùng dấu, tổng luôn đúng

B. Cộng hai số khác dấu, tổng luôn đúng

C. Cộng hai số cùng dấu, nếu tổng có cùng dấu thì tổng đúng

D. Cộng hai số cùng dấu, nếu tổng khác dấu thì tổng sai

Câu 66 :
Đối với số không dấu, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Khi thực hiện phép cộng, tổng luôn đúng

B. Khi cộng hai số cùng dấu, cho tổng khác dấu

C. Khi cộng có nhớ ra khỏi bit cao nhất, tổng không sai 

D. Khi cộng không nhớ ra khỏi bit cao nhất, tổng đúng

Câu 67 :
Đối với số không dấu, 8 bit, xét phép cộng: 240 + 27. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Tổng là 267

B. Tổng là 11

C. Không cho kết quả, vì tràn số

D. Cả a và b đều sai

Câu 68 :
Đối với số có dấu, 8 bit, xét phép cộng: (-39) + (-42). Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không cho kết quả, vì tràn số

B. Không cho kết quả, vì có nhớ ra khỏi bit cao nhất

C. Tổng là -81

D. Tổng là 81

Câu 69 :
Đối với số có dấu, 8 bit, xét phép cộng: (-73) + (-86). Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không cho kết quả, vì tràn số

B. Không cho kết quả, vì có nhớ ra khỏi bit cao nhất

C. Tổng là 97

D. Tổng là -159

Câu 70 :
Đối với số có dấu, 8 bit, xét phép cộng: 91 + 63. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không cho kết quả, vì tràn số

B. Kết quả sai, vì có nhớ ra khỏi bit cao nhất

C. Tổng là 154 

D. Tổng là -102

Câu 71 :
Một số thực X bất kỳ, có thể biểu diễn dưới dạng tổng quát như sau:

A. X = (-1).S . M . RE

B.  X = (-1)S . M . R.E

C.  X = (-1)S . M . RE

D. X = (-1)S . M . R.E

Câu 72 :
Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép nhân (X1 . X2):

A.  X1 . X2 = (-1)S1. S2 . (M1.M2) . RE1 . E2

B. X1 . X2 = (-1)S1Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép nhân (X1 . X2): (ảnh 1) S2 . (M1.M2) . RE1 . E2

C. X1 . X2 = (-1)S1+ S2 . (M1.M2) . RE1 + E2

D. X1 . X2 = (-1)S1Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép nhân (X1 . X2): (ảnh 2) S2 . (M1.M2) . RE1 + E2

Câu 73 :
Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép chia (X1 / X2):

A.  X1 . X2 = (-1)S1/ S2 . (M1/M2) . RE1 - E2

B. X1 . X2 = (-1)S1Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép chia (X1 / X2): (ảnh 1) S2 . (M1/M2) . RE1 - E2

C.  X1 . X2 = (-1)S1Cho hai số thực X1 và X2 biểu diễn dưới dạng tổng quát. Biểu diễn nào sau đây là đúng đối với phép chia (X1 / X2): (ảnh 2)S2 . (M1/M2) . RE1 + E2

D. X1 . X2 = (-1)S1/ S2 . (M1/M2) . RE1 + E2

Câu 74 :
Đối với chuẩn IEEE 754/85 về biểu diễn số thực, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Có tất cả 3 dạng biểu diễn

B. Các dạng biểu diễn đều dùng cơ số 2

C. Các dạng biểu diễn đều dùng cơ số 10

D.  Có một dạng dùng 64 bit để biểu diễn

Câu 75 :
Đối với chuẩn IEEE 754/85 về biểu diễn số thực, có các dạng sau:

A. Single, Double, Real

B. Single, Double-Extended, Comp

C. Single, Double-Extended, Double

D. Double-Extended, Comp, Double

Câu 76 :
Trong chuẩn IEEE 754/85, dạng đơn (single) có độ dài:

A. 16 bit

B. 128 bit

C. 32 bit

D. 64 bit

Câu 77 :
Trong chuẩn IEEE 754/85, dạng kép (double) có độ dài:

A. 64 bit

B. 80 bit

C. 32 bit

D. 128 bit

Câu 82 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực 73,625 là:

A. 42 39 40 00 H

B. 42 93 40 00 H

C. 24 93 40 00 H

D. 42 39 04 00 H

Câu 83 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực - 53,125 là:

A. 2C E0 A0 00 H

B. C2 00 A0 00 H

C. C2 54 80 00H

D. C2 00 80 00 H

Câu 84 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực 101,25 là:

A. 42 CA 80 00 H

B. 42 CA 00 00 H

C.  24 AC 00 00 H

D. 24 00 80 00 H

Câu 85 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực - 119,5 là:

A. 2C 00 00 00 H

B. 2C EF 00 00 H

C. C2 E0 00 00 H

D. C2 EF 00 00 H

Câu 90 :
Với bộ mã Unicode để mã hoá ký tự, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là bộ mã 16 bit

B. Là bộ mã đa ngôn ngữ

C. Chỉ mã hoá được 256 ký tự

D. Có hỗ trợ các ký tự tiếng Việt

Câu 91 :
Với bộ mã ASCII để mã hoá ký tự, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Do ANSI thiết kế

B. Là bộ mã 8 bit

C. Có chứa các ký tự điều khiển truyền tin

D. Không hỗ trợ các ký tự điều khiển máy in

Câu 92 :
Với bộ mã ASCII, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Chứa các ký tự điều khiển màn hình

B. Mã của các ký tự “&”, “%”, “@”, “#” thuộc phần mã mở rộng

C. Mã 30 H -> 39 H là mã của các chữ số

D. Có chứa các ký tự kẻ khung

Câu 93 :
Theo chuẩn IEEE 754/85, số thực X biểu diễn dạng đơn (single) là:

A. X = (-1).S . 1,M . RE

B. X = (-1)S . 1,M . R.(E - 127)

C. X = (-1)S . 1,M . RE - 127

D. X = (-1)S . 1,M. ER - 127

Câu 94 :
Theo chuẩn IEEE 754/85, số thực X biểu diễn dạng kép (double) là:

A. X = (-1).S . 1,M . RE

B. X = (-1)S . 1,M . R.(E - 1023)

C. X = (-1)S . 1,M. ER - 1023

D. X = (-1)S . 1,M . RE - 1023

Câu 95 :
Theo chuẩn IEEE 754/85, số thực X biểu diễn dạng kép mở rộng (double- extended) là:

A. X = (-1)S . 1,M . RE - 16383

B. X = (-1).S . 1,M . RE

C. X = (-1)S . 1,M . R.(E - 16383)

D. X = (-1)S . 1,M. ER - 16383

Câu 96 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực 31/64 là:

A.  E3 F8 00 00 H

B. 3E F8 00 00 H

C. 3E 8F 00 00 H

D. E3 8F 00 00 H

Câu 97 :
Dạng biểu diễn IEEE 754/85 của số thực - 79/32 là:

A. C0 1E 00 00 H

B.  0C 1E 00 00 H

C. C0 E1 00 00 H

D. 0C E1 00 00 H

Câu 98 :
Cho số thực 81,25. Giá trị của nó ở hệ nhị phân là:

A. 100101,10

B. 1010001,01

C.  100011,101

D. 100010,011

Câu 99 :
Cho số thực 99,3125. Giá trị của nó ở hệ nhị phân là:

A. 111011,1010

B. 111011,0011


C.  111010,0101

D. 1100011,0101

Câu 100 :
Cho số thực 51/32. Giá trị của nó ở hệ nhị phân là:

A. 1,01011

B. 1,01110

C. 1,10011

D. 1,00111

Câu 101 :
Cho số thực 33/128. Giá trị của nó ở hệ nhị phân là:

A.  0,0100001

B. 0,1010101

C.   0,1001100

D. 0,0100011

Câu 102 :
Phát biểu nào dưới đây là sai:

A. Bộ xử lý điều khiển hoạt động của máy tính

B. Bộ xử lý hoạt động theo chương trình nằm sẵn trong bộ nhớ

C. Bộ xử lý được cấu tạo bởi hai thành phần

D. Bộ xử lý được cấu tạo bởi ba thành phần

Câu 103 :
Để thực hiện 1 lệnh, bộ xử lý phải trải qua:

A. 8 công đoạn

B.  7 công đoạn

C. 6 công đoạn

D.  5 công đoạn

Câu 104 :
Xét các công đoạn của bộ xử lý, thứ tự nào là đúng:

A. Giải mã lệnh -> nhận dữ liệu -> xử lý dữ liệu -> ghi dữ liệu -> nhận lệnh

B. Nhận lệnh -> giải mã lệnh -> nhận dữ liệu -> xử lý dữ liệu -> ghi dữ liệu

C. Nhận lệnh -> nhận dữ liệu -> giải mã lệnh -> xử lý dữ liệu -> ghi dữ liệu

D. Nhận dữ liệu -> xử lý dữ liệu -> nhận lệnh -> giải mã lệnh -> ghi dữ liệu

Câu 105 :
Với công đoạn nhận lệnh của CPU, thứ tự thực hiện là:

A. Bộ đếm chương trình -> Bộ nhớ -> thanh ghi lệnh

B. Bộ nhớ -> Bộ đếm chương trình -> thanh ghi lệnh

C. Bộ nhớ -> thanh ghi lệnh -> bộ đếm chương trình

D. Bộ đếm chương trình -> thanh ghi lệnh -> bộ nhớ

Câu 106 :
Với công đoạn giải mã lệnh của CPU, thứ tự thực hiện là:

A. Thanh ghi lệnh -> giải mã -> khối điều khiển -> tín hiệu điều khiển

B. Thanh ghi lệnh -> khối điều khiển -> tín hiệu điều khiển -> giải mã

C. Khối điều khiển -> thanh ghi lệnh -> giải mã -> tín hiệu điều khiển

D. Thanh ghi lệnh -> khối điều khiển -> giải mã -> tín hiệu điều khiển

Câu 107 :
Với công đoạn nhận dữ liệu của CPU, thứ tự thực hiện là:

A. Địa chỉ -> tập thanh ghi -> ngăn nhớ

B. Địa chỉ -> ngăn nhớ -> tập thanh ghi

C. Tập thanh ghi -> địa chỉ -> ngăn nhớ

D. Ngăn nhớ -> tập thanh ghi -> địa chỉ

Câu 108 :
Với công đoạn xử lý dữ liệu của CPU, thứ tự thực hiện là:

A. Thực hiện phép toán -> ALU -> thanh ghi dữ liệu

B. Thực hiện phép toán -> thanh ghi dữ liệu -> ALU

C. ALU -> thực hiện phép toán -> thanh ghi dữ liệu

D.  ALU -> thanh ghi dữ liệu -> thực hiện phép toán

Câu 109 :
Với công đoạn ghi dữ liệu của CPU, thứ tự thực hiện là:

A.  Địa chỉ -> tập thanh ghi -> ngăn nhớ

B. Địa chỉ -> ngăn nhớ -> tập thanh ghi

C. Tập thanh ghi -> địa chỉ -> ngăn nhớ

D. Tập thanh ghi -> ngăn nhớ -> địa chỉ

Câu 110 :
Bộ xử lý nhận lệnh tại:

A. Bộ nhớ hoặc thiết bị ngoại vi

B. Bộ nhớ

C. Thiết bị ngoại vi

D. CPU

Câu 111 :
Bộ xử lý nhận dữ liệu tại:

A. Bộ nhớ hoặc thiết bị ngoại vi

B. Bộ nhớ

B. Bộ nhớ

D. CPU

Câu 112 :
Đối với nhiệm vụ của khối điều khiển (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Điều khiển nhận lệnh tiếp theo từ bộ nhớ, đưa vào thanh ghi lệnh

B. Tăng nội dung của PC để trỏ vào lệnh tiếp theo

C. Vận chuyển lệnh từ thanh ghi ra bộ nhớ

D. Phát ra các tín hiệu điều khiển thực hiện lệnh

Câu 113 :
Đối với khối điều khiển (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Điều khiển các tín hiệu bên trong và bên ngoài bộ xử lý

B. Điều khiển các thanh ghi và ALU

C. Điều khiển bộ nhớ và modul vào ra

D. Chỉ điều khiển các thanh ghi và ALU

Câu 114 :
Đối với khối ALU (trong CPU), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thực hiện các phép toán số học

B. Thực hiện các phép toán logic

C. Cả a và b

D. Không thực hiện phép quay bit

Câu 115 :
Đối với các thanh ghi (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Chứa các thông tin tạm thời

B. Là mức đầu tiên của hệ thống nhớ

C. Nằm trong bộ xử lý

D. Người lập trình có thể thay đổi nội dung của mọi thanh ghi

Câu 116 :
Đối với các thanh ghi địa chỉ (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Bộ đếm chương trình quản lý địa chỉ vùng lệnh

B. Vùng dữ liệu được quản lý bởi thanh ghi con trỏ dữ liệu 

C. Vùng lệnh không cần thanh ghi quản lý

D. Con trỏ ngăn xếp chứa địa chỉ ngăn xếp

Câu 117 :
Đối với các thanh ghi địa chỉ (trong CPU), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có tất cả 2 loại

B. Có ít nhất 3 loại

C. Có nhiều hơn 4 loại

D. Chỉ có 1 loại

Câu 118 :
Đối với ngăn xếp (stack), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là vùng nhớ có cấu trúc FIFO

B. Là vùng nhớ có cấu trúc LIFO

C. Con trỏ ngăn xếp luôn trỏ vào đỉnh ngăn xếp

D. Khi cất thêm thông tin vào ngăn xếp, con trỏ ngăn xếp giảm

Câu 119 :
Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Thanh ghi trạng thái còn gọi là thanh ghi cờ

B. Thanh ghi trạng thái chứa các trạng thái xử lý

C. Có hai loại cờ

D. Chỉ có một loại cờ

Câu 120 :
Đối với khối điều khiển trong CPU, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Tiếp nhận tín hiệu từ CPU đến

B. Không tiếp nhận tín hiệu từ TBNV

C. Giải mã lệnh được chuyển từ thanh ghi trạng thái đến

D.  Giải mã lệnh được chuyển từ thanh ghi lệnh đến

Câu 121 :
Xét các tín hiệu điều khiển bên trong CPU, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Điều khiển chuyển dữ liệu từ bộ nhớ ra TBNV

B. Điểu khiển chuyển dữ liệu từ thanh ghi vào ALU

C. Điều khiển chuyển dữ liệu từ ALU ra bộ nhớ

D. Điều khiển chuyển dữ liệu từ CPU vào ALU

Câu 122 :
Xét các tín hiệu điều khiển bên trong CPU, phát biểu nào sau đây là sai:

A.  Điều khiển chuyển dữ liệu từ CPU ra thanh ghi

B. Điều khiển chuyển dữ liệu từ thanh ghi vào ALU

C. Điều khiển chuyển dữ liệu từ ALU ra thanh ghi

D. Điều khiển ALU thực hiện lệnh

Câu 123 :
Xét các tín hiệu điều khiển từ CPU ra bus hệ thống, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Điều khiển đọc dữ liệu từ ALU

B. Điều khiển đọc/ghi ngăn nhớ

C. Điều khiển chuyển dữ liệu từ ALU vào thanh ghi

D. Điều khiển ghi dữ liệu vào ALU

Câu 124 :
Xét các tín hiệu điều khiển từ CPU ra bus hệ thống, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Điều khiển đọc/ghi cổng vào/ra

B. Điều khiển đọc/ghi ngăn nhớ

C. Điều khiển ghi dữ liệu vào các thanh ghi

D. Xử lý các tín hiệu từ bên ngoài gửi đến

Câu 125 :
Xét các tín hiệu điều khiển từ bus hệ thống đến CPU, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Tín hiệu điều khiển ghi ngăn nhớ

B. Tín hiệu điều khiển đọc ngăn nhớ 

C. Tín hiệu xin ngắt

D. Tín hiệu chấp nhận ngắt

Câu 126 :
Xét các tín hiệu điều khiển từ bus hệ thống đến CPU, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Tín hiệu xin nhường bus

B. Không phải là tín hiệu điều khiển đọc ngăn nhớ

C. Tín hiệu xin ngắt

D. Tín hiệu trả lời đồng ý nhường bus

Câu 127 :
Đối với khối ALU (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Thực hiện phép dịch bit

B. Thực hiện phép so sánh hai đại lượng

C. Thực hiện phép lấy căn bậc hai

D.  Thực hiện phép cộng và trừ

Câu 128 :
Đối với các thanh ghi (trong CPU), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có loại thanh ghi không lập trình được

B. Mọi thanh ghi đều có thể lập trình được

C. Chứa lệnh vừa được xử lý xong

D. Chứa trạng thái của các TBNV

Câu 129 :
Đối với thanh ghi trạng thái (trong CPU), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không chứa các cờ phép toán

B. Chỉ chứa các cờ phép toán

C.  Chứa các cờ điều khiển

D. Không chứa các cờ điều khiển

Câu 130 :
Đối với cờ carry (CF), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Được thiết lập khi phép toán có nhớ ra khỏi bit cao nhất

B. Được thiết lập khi phép toán không nhớ ra khỏi bit cao nhất

C. Không được thiết lập khi phép toán có nhớ ra khỏi bit cao nhất

D. Đây là cờ báo tràn đối với số có dấu

Câu 131 :
Đối với cờ carry (CF), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Được thiết lập khi phép toán có nhớ ra khỏi bit cao nhất

B. Không được thiết lập khi phép toán không nhớ ra khỏi bit cao nhất

C. Đây là cờ báo tràn đối với số không dấu

D. Đây là cờ báo tràn đối với số có dấu

Câu 132 :
Đối với cờ overflow (OF), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Được thiết lập khi cộng hai số khác dấu cho kết quả âm

B. Được thiết lập khi cộng hai số cùng dấu cho kết quả khác dấu

C. Được thiết lập khi cộng hai số cùng dấu cho kết quả cùng dấu

D. Đây là cờ báo tràn đối với số không dấu

Câu 133 :
Đối với cờ overflow (OF), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Không được thiết lập khi cộng hai số khác dấu cho kết quả âm

B. Được thiết lập khi cộng hai số cùng dấu cho kết quả khác dấu 

C.  Được thiết lập khi cộng hai số cùng dấu cho kết quả cùng dấu

D. Đây là cờ báo tràn đối với số có dấu

Câu 134 :
Có tất cả bao nhiêu mode địa chỉ?

A. 9 mode địa chỉ

B. 8 mode địa chỉ

C.  7 mode địa chỉ

D. 6 mode địa chỉ

Câu 135 :
Mode địa chỉ tức thì là mode không có đặc điểm sau:

A. Toán hạng là một phần của lệnh

B. Toán hạng nằm ngay trong trường địa chỉ

C. Toán hạng có thể là toán hạng nguồn hoặc đích

D. Toán hạng chỉ có thể là toán hạng nguồn

Câu 136 :
Cho lệnh assembly: ADD BX, 10. Toán hạng nguồn thuộc:

A. Mode địa chỉ trực tiếp

B. Mode địa chỉ gián tiếp

C. Không tồn tại lệnh

D. Mode địa chỉ tức thì

Câu 137 :
Cho lệnh assembly: SUB 100, CX. Toán hạng nguồn thuộc:

A. Mode địa chỉ trực tiếp

B. Không tồn tại lệnh

C. Mode địa chỉ hằng số

D. Mode địa chỉ tức thì

Câu 138 :
Mode địa chỉ trực tiếp là mode mà toán hạng là:

A. Một ngăn nhớ có địa chỉ được chỉ ra trong lệnh

B. Một ngăn nhớ có địa chỉ ở ngăn nhớ khác

C. Một thanh ghi

D. Một ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong một thanh ghi

Câu 139 :
Cho lệnh assembly: MOV DX, [20]. Toán hạng nguồn thuộc:

A. Mode địa chỉ trực tiếp

B. Không tồn tại lệnh

C. Mode địa chỉ hằng số

D. Mode địa chỉ tức thì

Câu 140 :
Cho lệnh assembly: SUB BX, [30]. Toán hạng nguồn thuộc:

A. Không tồn tại lệnh

B. Mode địa chỉ gián tiếp

C.  Mode địa chỉ tức thì

D. Mode địa chỉ trực tiếp

Câu 141 :
Mode địa chỉ gián tiếp là mode mà toán hạng là:

A. Một ngăn nhớ có địa chỉ được chỉ ra trong lệnh

B. Một ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong ngăn nhớ khác

C. Một thanh ghi có địa chỉ nằm trong một ngăn nhớ

D. Một ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong một thanh ghi

Câu 142 :
Mode địa chỉ thanh ghi là mode mà toán hạng là:

A. Nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ được chỉ ra trong lệnh

B. Nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong ngăn nhớ khác 

C.  Nội dung của thanh ghi

D.  Nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong một thanh ghi

Câu 143 :
Cho lệnh assembly: ADD AX, CX. Mode địa chỉ của toán nguồn là:

A. Tức thì

B. Trực tiếp

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Thanh ghi

Câu 144 :
Cho lệnh assembly: SUB CX, [90]. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng đích là mode địa chỉ thanh ghi

B. Toán hạng nguồn là mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng nguồn là một ngăn nhớ

D. Toán hạng nguồn là mode gián tiếp qua thanh ghi

Câu 145 :
Đối với mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng là một thanh ghi có địa chỉ nằm trong một ngăn nhớ

B. Toán hạng là một ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong một thanh ghi

C. Toán hạng là nội dung một ngăn nhớ

D. Thanh ghi tham gia gọi là thanh ghi con trỏ

Câu 146 :
Cho lệnh assembly: MOV DX, [BP]. Mode địa chỉ của toán hạng nguồn là:

Cho lệnh assembly: MOV DX, [BP]. Mode địa chỉ của toán hạng nguồn là:

B. Gián tiếp

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Trực tiếp

Câu 147 :
Đối với mode địa chỉ dịch chuyển, phát biểu nào sau đây là sai:

A.  Là sự kết hợp: mode gián tiếp qua thanh ghi và mode tức thì

B. Có sự tham gia của mode địa chỉ trực tiếp

C. Địa chỉ toán hạng gồm: nội dung thanh ghi + hằng số

D. Có sự tham gia của mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

Câu 148 :
Đối với mode địa chỉ dịch chuyển, phát biểu nào sau đây là sai:

A.  Là sự kết hợp: mode gián tiếp qua thanh ghi và mode tức thì

B. Có sự tham gia của mode địa chỉ trực tiếp

C. Địa chỉ toán hạng gồm: nội dung thanh ghi + hằng số

D. Có sự tham gia của mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

Câu 149 :
Mode địa chỉ ngăn xếp là mode:

A. Toán hạng được ngầm hiểu

B. Toán hạng là ngăn nhớ đỉnh ngăn xếp

C. Cả và b đều sai

D. Cả a và b đều đúng

Câu 150 :
Mode địa chỉ ngăn xếp là mode:

A. Toán hạng được ngầm hiểu

B. Toán hạng là ngăn nhớ đỉnh ngăn xếp

C. Cả và b đều sai

D. Cả a và b đều đúng

Câu 151 :
Mode địa chỉ tức thì là mode:

A. Toán hạng là hằng số nằm ngay trong lệnh

B. Toán hạng là hằng số nằm trong một ngăn nhớ

C. Toán hạng là hằng số nằm trong một thanh ghi

D. Cả b và c đều đúng

Câu 152 :
Đối với mode địa chỉ trực tiếp, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng là nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ được chỉ ra trong lệnh

B. Toán hạng là nội dung của ngăn nhớ

C. Để tìm được toán hạng, phải biết địa chỉ ngăn nhớ

D. Để tìm được toán hạng, phải biết địa chỉ thanh ghi

Câu 153 :
Đối với mode địa chỉ gián tiếp, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng là nội dung của ngăn nhớ

B. Toán hạng là nội dung của thanh ghi

C. Có thể gián tiếp nhiều lần

D. Tốc độ xử lý chậm

Câu 154 :
Đối với mode địa chỉ thanh ghi, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng là nội dung ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong thanh ghi

B. Toán hạng là nội dung của thanh ghi

C. Không tham chiếu bộ nhớ

D. Cả b và c đều đúng

Câu 155 :
Đối với mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Toán hạng là một thanh ghi có địa chỉ nằm trong một ngăn nhớ

B. Toán hạng là một ngăn nhớ có địa chỉ nằm trong một thanh ghi

C. Toán hạng không phải là nội dung một ngăn nhớ

D. Thanh ghi tham gia gọi là bộ đếm chương trình

Câu 156 :
Đối với mode địa chỉ dịch chuyển, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Là sự kết hợp: mode gián tiếp qua thanh ghi và mode trực tiếp

B. Có sự tham gia của mode địa chỉ tức thì

C. Địa chỉ toán hạng không phải là: nội dung thanh ghi + hằng số

D. Có sự tham gia của mode địa chỉ thanh ghi

Câu 157 :
Đối với mode địa chỉ ngăn xếp, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng được ngầm hiểu

B. Toán hạng là ngăn nhớ đỉnh ngăn xếp

C. Cả và b đều sai

D. Cả a và b đều đúng

Câu 158 :
Đối với lệnh mã máy, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Có 2 thành phần: mã lệnh và các toán hạng

B. Mã lệnh cho biết thao tác cần thực hiện

C. Toán hạng cho biết thao tác cần thực hiện

D. Toán hạng cho biết nơi chứa dữ liệu cần tác động

Câu 159 :
Trong một lệnh mã máy, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có thể có nhiều mã lệnh

B. Không tồn tại lệnh không có toán hạng

C. Toán hạng là duy nhất

D. Có thể có nhiều toán hạng

Câu 160 :
Đối với lệnh mã máy, số lượng toán hạng có thể là:

A. 1, 2, 3 toán hạng

B. 0, 1, 2, toán hạng

C. 2, 3, 4 toán hạng

D. Cả a và b đều đúng

Câu 161 :
Đối với lệnh mã máy, toán hạng không thể là:

A. Một hằng số

B. Nội dung của thanh ghi

C. Nội dung của ngăn nhớ

D. Nội dung của thanh ghi có địa chỉ nằm trong một ngăn nhớ

Câu 162 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Trực tiếp

B. Tức thì

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Không tồn tại

Câu 163 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Không tồn tại 

B. Gián tiếp

C. Thanh ghi

D. Trực tiếp

Câu 164 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Gián tiếp

B. Thanh ghi

C. Không tồn tại

D. Gián tiếp qua thanh ghi

Câu 165 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Tức thì

B. Dịch chuyển

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Không tồn tại

Câu 166 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Không tồn tại

B. Trực tiếp

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Dịch chuyển

Câu 167 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Không tồn tại

B. Gián tiếp qua thanh ghi

C. Trực tiếp

D. Gián tiếp

Câu 168 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Gián tiếp qua ngăn nhớ

B. Không tồn tại

C. Gián tiếp qua thanh ghi

D. Trực tiếp

Câu 169 :
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ:
Hình vẽ sau là sơ đồ hoạt động của mode địa chỉ: (ảnh 1)

A. Dịch chuyển

B. Gián tiếp qua thanh ghi

C. Trực tiếp

D. Không tồn tại

Câu 170 :
Cho lệnh assembly: ADD CX, 20. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ tức thì

B. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

D. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ thanh ghi

Câu 171 :
Cho lệnh assembly: SUB CX, 70. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ tức thì

B. Toán hạng nguồn không thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ thanh ghi

D. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ gián tiếp

Câu 172 :
Cho lệnh assembly: ADD DX, [40]. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ tức thì

B. Toán hạng nguồn không thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ thanh ghi

D.  Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ thanh ghi

Câu 173 :
Cho lệnh assembly: MOV BX, [80]. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ thanh ghi

B. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ dịch chuyển

D. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ trực tiếp

Câu 174 :
Cho lệnh assembly: SUB AX, [BX]. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ thanh ghi

B. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

C. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ dịch chuyển

D. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ gián tiếp

Câu 175 :
Cho lệnh assembly: ADD AX, [BP]. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ thanh ghi

B. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

C. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ thanh ghi

D. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi

Câu 176 :
Cho lệnh assembly: MOV AX, [BX]+50. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ dịch chuyển

B. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ dịch chuyển

C. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ tức thì

D. Toán hạng đích không thuộc mode địa chỉ gián tiếp

Câu 177 :
Cho lệnh assembly: POP DX. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không có toán hạng nguồn

B. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng đích được ngầm hiểu

D. Toán hạng nguồn được ngầm hiểu

Câu 178 :
Cho lệnh assembly: ADD DX, [SI]+30. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ dịch chuyển

B. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ trực tiếp

C. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ tức thì

D. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ gián tiếp

Câu 179 :
Cho lệnh assembly: PUSH AX. Phát biểu nào sau đây là sai:

A.  Không có toán hạng nguồn

B. Toán hạng đích được ngầm hiểu

C. Toán hạng nguồn thuộc mode địa chỉ thanh ghi

D. Toán hạng đích thuộc mode địa chỉ stack

Câu 180 :
Tất cả có các mode địa chỉ sau đây:

A. Tức thì, gián tiếp, thanh ghi, ngăn xếp, gián tiếp qua ngăn xếp, ngăn nhớ, con trỏ

B. Gián tiếp, gián tiếp qua thanh ghi, trực tiếp, dịch chuyển, ngăn xếp, con trỏ, thanh ghi

C. Tức thì, gián tiếp, thanh ghi, dịch chuyển, ngăn xếp, trực tiếp, gián tiếp qua thanh ghi

D. Tức thì, gián tiếp qua con trỏ, thanh ghi, ngăn xếp, dịch chuyển, con trỏ, ngăn nhớ

Câu 181 :
Xét lệnh LOAD. Lệnh này thuộc:

A. Nhóm lệnh số học

B. Nhóm lệnh chuyển dữ liệu

C. Nhóm lệnh chuyển điều khiển

D. Nhóm lệnh vào/ra

Câu 182 :
Xét lệnh INTERRUPT. Lệnh này thuộc:

A. Nhóm lệnh số học

B. Nhóm lệnh chuyển dữ liệu

C. Nhóm lệnh chuyển điều khiển

D. Nhóm lệnh vào/ra

Câu 183 :
Xét lệnh ABSOLUTE. Lệnh này thuộc:

A. Nhóm lệnh số học

B. Nhóm lệnh vào/ra

C. Nhóm lệnh điều khiển hệ thống

D. Nhóm lệnh logic

Câu 184 :
Xét lệnh ROTATE. Lệnh này thuộc:

A. Nhóm lệnh chuyển điều khiển

B. Nhóm lệnh điều khiển hệ thống

C. Nhóm lệnh quan hệ

D. Nhóm lệnh logic

Câu 185 :
Xét lệnh JUMP. Lệnh này thuộc:

A. Nhóm lệnh chuyển điều khiển.

B. Nhóm lệnh quan hệ

C. Nhóm lệnh vào/ra

D. Nhóm lệnh số học

Câu 186 :
Đối với bộ nhớ ROM, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Có tất cả 5 loại ROM

B. Là loại bộ nhớ khả biến

C. Là nơi chứa các chương trình hệ thống (BIOS)

D.  Là nơi chứa các vi chương trình

Câu 187 :
Đối với bộ nhớ ROM, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có thể dùng điện để xoá PROM

B. PROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần

C. EPROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần

D. Có thể dùng điện để xoá EPROM

Câu 188 :
Đối với bộ nhớ RAM, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Là loại bộ nhớ không khả biến

B. Là nơi lưu giữ thông tin tạm thời

C. Có hai loại RAM

D. Là bộ nhớ đọc/ghi tuỳ ý

Câu 189 :
Đối với bộ nhớ RAM, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Là loại bộ nhớ không khả biến

B. RAM là viết tắt của: Read Access Memory

C. SRAM được chế tạo từ các tụ điện

D. Là nơi lưu giữ thông tin mà máy tính đang xử lý

Câu 190 :
Đối với bộ nhớ ROM, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Được chế tạo từ mạch lật

B. Được chế tạo từ transistor

C. Được chế tạo từ diode

D. Cả b và c

Câu 191 :
Đối với bộ nhớ RAM, phát biểu nào sau đây là sai:

A. DRAM được chế tạo từ mạch lật

B. DRAM được chế tạo từ tụ điện

C. SRAM được chế tạo từ mạch lật

D. SRAM không cần phải làm tươi

Câu 192 :
Cho chip nhớ SRAM có dung lượng 64K x 4 bit, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Các đường địa chỉ là: A0  -> A15

B. Các đường địa chỉ là: D0 -> D15

C. Các đường dữ liệu là: A0 -> A3

D. Các đường dữ liệu là: D1 -> D8

Câu 193 :
Cho chip nhớ SRAM có dung lượng 16K x 8 bit, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Có 14 đường địa chỉ

B. Có 8 đường dữ liệu

C. Các đường địa chỉ là: A0 -> A13

D. Các đường địa chỉ là: A0  -> A14

Câu 194 :
Cho chip nhớ SRAM có các tín hiệu: A0 -> A13, D0 -> D15 , RD, WE. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Dung lượng của chip là: 16K x 16 bit

B. WE là tín hiệu điều khiển ghi dữ liệu

C. RD là tín hiệu điều khiển ghi dữ liệu

D.  RD là tín hiệu điều khiển đọc dữ liệu

Câu 195 :
Cho chip nhớ DRAM có các tín hiệu: A0 -> A7, D0 -> D7 , RD, WE. Phát biểu nào sau đây đúng

A. Dung lượng của chip là: 64K x 8 bit

B. Dung lượng của chip là: 8K x 8 bit

C. RD là tín hiệu điều khiển ghi dữ liệu

D.  WE là tín hiệu điều khiển đọc dữ liệu

Câu 196 :
Xét về chức năng, hệ thống nhớ máy tính có thể có ở:

A. Bên trong bộ xử lý, RAM, đĩa từ

B. Các thanh ghi, bộ nhớ trong, CD-ROM

C. Các thanh ghi, ROM, băng từ

D. Các thanh ghi, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài

Câu 197 :
Đối với hệ thống nhớ máy tính, có thể có các đơn vị truyền như sau:

A. Theo từ nhớ

B. Theo khối nhớ

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 198 :
Xét về các phương pháp truy nhập trong hệ thống nhớ, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Truy nhập tuần tự đối với bộ nhớ cache

B. Truy nhập liên kết đối với bộ nhớ cache

C. Truy nhập ngẫu nhiên đối với bộ nhớ trong

D. Truy nhập trực tiếp đối với đĩa từ

Câu 199 :
Đối với hệ thống nhớ, có các kiểu vật lý như sau:

A. Bộ nhớ từ, RAM, bộ nhớ cache

B. Bộ nhớ bán dẫn, bộ nhớ từ, bộ nhớ cache 

C. Bộ nhớ bán dẫn, bộ nhớ từ, bộ nhớ quang

D. Bộ nhớ quang, bộ nhớ cache, bộ nhớ từ

Câu 200 :
Đối với hệ thống nhớ máy tính, phát biểu nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý:

A. Bộ nhớ khả biến

B. Bộ nhớ không khả biến

C. Bộ nhớ xoá được

D. Bộ nhớ chỉ đọc

Câu 201 :
Xét sơ đồ phân cấp hệ thống nhớ, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Mức thanh ghi là mức trao đổi nhanh nhất

B. Mức thanh ghi là mức trao đổi chậm nhất

C. Mức cache được chia thành hai mức

D. Mức cache là mức gần thanh ghi nhất

Câu 202 :
Xét sơ đồ phân cấp hệ thống nhớ, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Từ bộ nhớ cache đến bộ nhớ ngoài, tốc độ nhanh dần

B. Từ thanh ghi đến bộ xử lý, tốc độ tăng dần

C. Từ bộ nhớ ngoài đến thanh ghi, dung lượng giảm dần

D. Từ bộ nhớ trong đến bộ nhớ cache, tần suất truy nhập giảm dần

Câu 203 :
Cho chip nhớ như hình vẽ, đây là ký hiệu của:
Cho chip nhớ như hình vẽ, đây là ký hiệu của:A. SRAM 4K x 8 bit (ảnh 1)

A. SRAM 4K x 8 bit

B. DRAM 4 K x 8 bit

C. SRAM 2K x 8 bit

D. DRAM 2 K x 8 bit

Câu 204 :
Cho chip nhớ như hình vẽ, đây là ký hiệu của:
Cho chip nhớ như hình vẽ, đây là ký hiệu của:A. SRAM 8K x 16 bit   (ảnh 1)

A. SRAM 8K x 16 bit

B. DRAM 8K x 16 bit

C. SRAM 64M x 16 bit

D. DRAM 64M x 16 bit

Câu 205 :
Đối với bộ nhớ chính (BNC) máy tính, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Chứa các chương trình và dữ liệu dưới dạng thư viện

B. Về nguyên tắc, người lập trình có thể can thiệp vào toàn bộ BNC

C. Việc quản lý logic BNC tuỳ thuộc vào từng hệ điều hành

D. Được đánh địa chỉ trực tiếp bởi bộ xử lý

Câu 206 :
Đối với bộ nhớ chính (BNC) máy tính, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Việc đánh địa chỉ cho BNC tuỳ thuộc vào từng hệ điều hành

B.  BNC do bộ xử lý đánh địa chỉ trực tiếp

C. Có những loại máy tính không có BNC

D. Các ngăn nhớ không tổ chức theo byte

Câu 207 :
Đối với bộ nhớ cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Cache có thể được đặt trên cùng chip với CPU

B. Bộ nhớ chính có tốc độ nhanh hơn cache

C. Bộ nhớ cache được đặt giữa bộ nhớ chính và bộ nhớ ngoài

D. Cache không được đặt trên cùng chip với CPU

Câu 208 :
Đối với bộ nhớ cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Bộ nhớ ngoài nhận cả khối dữ liệu từ cache

B. Truyền dữ liệu giữa CPU và cache theo đơn vị khối nhớ 

C. Truyền dữ liệu giữa CPU và cache theo đơn vị từ nhớ

D. Khi cần, CPU nhận dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ chính

Câu 209 :
Khi CPU truy nhập cache, có hai khả năng sau:

A. Trượt cache, trúng cache

B. Sai cache, đúng cache

C. Trên cache, dưới cache

D. Trong cache, ngoài cache

Câu 210 :
Cache hoạt động nhờ vào nguyên lý:

A. Nguyên lý hoạt động của máy tính

B. Nguyên lý điều khiển ghi dữ liệu

C. Nguyên lý điều khiển đọc dữ liệu 

D. Nguyên lý định vị tham số bộ nhớ

Câu 211 :
Trong sự trao đổi giữa cache và bộ nhớ chính, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Bộ nhớ chính chia thành các block nhớ

B. Cache chia thành các line nhớ

C. Bộ nhớ chính chia thành các line nhớ

D. Kích thước line bằng kích thước block

Câu 212 :
Xét bộ nhớ cache, mỗi line được gắn thêm Tag là để:

A. Xác định block nào của bộ nhớ chính đang ở trong line

B. Xác định cache có dung lượng bao nhiêu

C. Xác định line có dung lượng bao nhiêu

D. Xác định cache có bao nhiêu line

Câu 213 :
Xét bộ nhớ cache, có các kỹ thuật ánh xạ địa chỉ sau đây:

A. Trực tiếp, liên kết hoàn toàn, liên kết tập hợp

B. Liên kết hoàn toàn, liên kết phụ thuộc, gián tiếp

C. Liên kết tập hợp, liên kết phần tử, gián tiếp

D. Trực tiếp, liên kết phần tử, liên kết gián đoạn

Câu 214 :
Trong kỹ thuật ánh xạ liên kết hoàn toàn, các trường địa chỉ là:

A. Tag + Word + Line

B. Tag + Word

C. Tag + Line + Word

D. Tag + Line

Câu 215 :
Trong kỹ thuật ánh xạ trực tiếp, các trường địa chỉ là:

A. Tag + Word + Line

B. Tag + Word

C. Tag + Line + Word

D. Tag + Line

Câu 216 :
Trong kỹ thuật ánh xạ liên kết tập hợp, các trường địa chỉ là:

A. Tag + Word + Set

B. Tag + Word

C. Tag + Set + Word

D. Tag + Set

Câu 227 :
Xét các thuật toán thay thế dữ liệu trong cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không có thuật toán

B. Ánh xạ trực tiếp không có thuật toán thay thế

C. Hai ánh xạ liên kết (hoàn toàn và tập hợp) có 4 thuật toán

D. Cả b và c đều đúng

Câu 228 :
Đối với bộ nhớ cache, các thuật toán thay thế dữ liệu là:

A. Ngẫu nhiên, FIFO, LRU, LFU

B. Ngẫu nhiên, LIFO, LRU, LFU

C. Ngẫu nhiên, FIFO, LFU, LTU

D. Ngẫu nhiên, LIFO, LTU, LVU

Câu 229 :
Đối với các phương pháp ghi dữ liệu vào cache, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Write through: ghi đồng thời vào cả cache và bộ nhớ chính

B. Write back: chỉ ghi vào cache, khi block tương ứng bị thay thế thì mới ghi vào bộ nhớ chính

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 230 :
Đối với các phương pháp ghi dữ liệu vào cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Write back: ghi đồng thời vào cả cache và bộ nhớ chính

B. Write through: chỉ ghi vào cache, khi block tương ứng bị thay thế thì mới ghi vào bộ nhớ chính

C. Cả a và b đều không đúng

D. Cả a và b đều đúng

Câu 231 :
Đối với các thuật toán (TT) thay thế dữ liệu trong cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. FIFO là TT thay đi block mới nhất trong các block hiện nay

B. LRU là TT thay đi block có tần suất truy nhập ít nhất

C. LFU là TT thay đi block truy nhập gần đây ít nhất 

D. Tất cả đều sai

Câu 232 :
Đối với các thuật toán (TT) thay thế dữ liệu trong cache, phát biểu nào sau đây là sai:

A. FIFO là TT thay đi block cũ nhất trong các block hiện nay

B. FIFO là TT thay đi block có tần suất truy nhập ít nhất

C. LRU là TT thay đi block truy nhập gần đây ít nhất

D. Random là TT thay đi block ngẫu nhiên

Câu 233 :
Đối với các thuật toán (TT) thay thế dữ liệu trong cache, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. LIFO là TT thay đi block cũ nhất trong các block hiện nay

B. LTU là TT thay đi block có tần suất truy nhập ít nhất

C. LVU là TT thay đi block truy nhập gần đây ít nhất

D. Tất cả đều sai

Câu 234 :
Đối với các thuật toán (TT) thay thế dữ liệu trong cache, phát biểu nào sau đây là sai:

A. TT Random cho tỉ lệ cache hit thấp nhất

B. TT LRU cho tỉ lệ cache hit cao nhất

C. TT FIFO cho tỉ lệ cache hit cao nhất

D. TT LFU cho tỉ lệ cache hit tương đối cao

Câu 235 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 4 bit (ảnh 1)

A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 4 bit

B. 8K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 4 bit 

C. 8K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit

D. 4K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit

Câu 236 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit (ảnh 1)

A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit

B. 16K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 8 bit

C. 32K x 4 bit để có modul nhớ 32K x 8 bit

D. 16K x 16 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit

Câu 237 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit (ảnh 1)

A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit

B. 16K x 4 bit để có modul nhớ 32K x 8 bit 

C. 16K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 16 bit

D.  32K x 4 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit

Câu 238 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit (ảnh 1)

A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit

B.  4K x 2 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit

C. 8K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit

D. 8K x 2 bit để có modul nhớ 16K x 2 bit

Câu 239 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM: A. 2K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 4 bit (ảnh 1)

A. 2K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 4 bit

B. 2K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit

C. 2K x 4 bit để có modul nhớ 2K x 8 bit

D. 4K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 4 bit

Câu 240 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM:
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 2 IC SRAM: A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit  (ảnh 1)

A. 32K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 16 bit

B. 16K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 8 bit

C. 32K x 8 bit để có modul nhớ 64K x 16 bit

D. 32K x 8 bit để có modul nhớ 64K x 8 bit

Câu 241 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM: A. 2K x 8 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit (ảnh 1)

A. 2K x 8 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit

B. 2K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit 

C. 1K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 4 bit

D. 1K x 4 bit để có modul nhớ 4K x 8 bit

Câu 242 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới là sơ đồ kết nối của 4 IC SRAM: A. 4K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit (ảnh 1)

A. 4K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit

B. 8K x 8 bit để có modul nhớ 32K x 8 bit

C. 8K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit

D. 8K x 16 bit để có modul nhớ 16K x 16 bit

Câu 243 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối 4 IC SRAM: A. 8K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit (ảnh 1)

A. 8K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit

B. 8K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 4 bit

C. 8K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit

D. 8K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 16 bit

Câu 244 :
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối 4 IC SRAM:
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ kết nối 4 IC SRAM:A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit (ảnh 1)

A. 4K x 4 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit

B. 8K x 8 bit để có modul nhớ 8K x 16 bit

C. 8K x 8 bit để có modul nhớ 16K x 8 bit 

D. 4K x 4 bit để có modul nhớ 8K x 8 bit

Câu 247 :
Với chip nhớ DRAM có n đường địa chỉ, m đường dữ liệu thì dung lượng của chip là:

A. 22m x n bit

B. 22n x m bit

C.  22m x n byte

D. 22n x m byte

Câu 249 :
Đối với bộ nhớ cache, xét nguyên lý định vị về thời gian, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thông tin vừa truy nhập thì xác suất bé là sau đó nó sẽ được truy nhập lại

B. Thông tin vừa truy nhập thì xác suất lớn là sau đó nó sẽ được truy nhập lại

C. Thông tin vừa truy nhập thì sau đó chắc chắn nó sẽ không được truy nhập lại

D. Thông tin vừa truy nhập thì chắc chắn là sau đó nó được truy nhập lại

Câu 250 :
Đối với bộ nhớ cache, xét nguyên lý định vị về không gian, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mục thông tin vừa truy nhập thì xác suất lớn là sau đó các mục lân cận được truy nhập

B. Mục thông tin vừa truy nhập thì xác suất bé là sau đó các mục lân cận được truy nhập

C. Mục thông tin vừa truy nhập thì chắc chắn là sau đó các mục lân cận được truy nhập

D. Thông tin vừa truy nhập thì chắc chắn là sau đó các mục lân cận không được truy nhập

Câu 251 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ trực tiếp, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ

B. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong một tập line xác định 

C. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

D. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một trong bốn line xác định

Câu 252 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ trực tiếp, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Mỗi block không thể ánh xạ vào một line bất kỳ

B. Mỗi block không thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong tám line xác định

C. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

D. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một trong hai line xác định

Câu 253 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ liên kết hoàn toàn, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ

B. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong bốn line xác định

C. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

D. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một trong mười sáu line xác định

Câu 254 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ liên kết hoàn toàn, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ

B. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong tám line xác định

C. Mỗi block không chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

D. Mỗi block không chỉ được ánh xạ vào một trong bốn line xác định

Câu 255 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ liên kết tập hợp, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ

B. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong một tập line xác định

C. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line duy nhất trong một tập line xác định

D. Mỗi block chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

Câu 256 :
Khi truy nhập cache, xét ánh xạ liên kết tập hợp, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Mỗi block có thể ánh xạ vào một line bất kỳ trong một tập line xác định

B. Mỗi block không chỉ được ánh xạ vào một line duy nhất

C. Mỗi block chỉ ánh xạ vào một line duy nhất trong một tập line xác định

D. Mỗi block chỉ được ánh xạ duy nhất vào một tập line xác định

Câu 257 :
Không thể nối trực tiếp thiết bị ngoại vi (TBNV) với bus hệ thống, vì:

A. BXL không thể điều khiển được tất cả các TBNV

B. Tốc độ trao đổi, khuôn dạng dữ liệu khác nhau

C. Tất cả có tốc độ chậm hơn BXL và RAM 

D. Tất cả các ý đều đúng

Câu 258 :
Chức năng của Modul vào/ra:

A. Nối ghép với BXL và hệ thống nhớ

B. Nối ghép với một hoặc nhiều TBNV

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 259 :
Các thành phần cơ bản của TBNV:

A. Bộ chuyển đổi tín hiệu, Logic điều khiển, Bộ đệm

B. Bộ chuyển đổi trạng thái, Logic đọc, Bộ đếm tiến

C. Bộ chuyển đổi hiện thời, Logic ghi, Bộ kiểm tra

D. Bộ chuyển đổi địa chỉ, Logic nhận, Bộ đếm lùi

Câu 260 :
Đối với chức năng của Modul vào/ra, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Điều khiển và định thời gian

B. Một Modul chỉ nối ghép được với một TBNV

C. Trao đổi thông tin với BXL, với TBNV

D. Bộ đệm dữ liệu, phát hiện lỗi

Câu 261 :
Có các phương pháp địa chỉ hoá cổng vào/ra:

A. Vào/ra cách biệt

B. Vào/ra theo bản đồ bộ nhớ

C. Vào ra theo bản đồ thanh ghi 

D. Cả a và b đúng

Câu 262 :
Đối với phương pháp vào/ra cách biệt, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Không gian địa chỉ cổng không nằm trong không gian địa chỉ bộ nhớ

B. Dùng các lệnh truy nhập bộ nhớ để truy nhập cổng

C. Tín hiệu truy nhập cổng và truy nhập bộ nhớ là khác nhau

D. Sử dụng các lệnh vào/ra trực tiếp

Câu 263 :
Đối với phương pháp vào/ra cách biệt, phát biểu nào sau đây là đúng

A. Không gian địa chỉ cổng nằm trong không gian địa chỉ bộ nhớ

B. Dùng các lệnh truy nhập bộ nhớ để truy nhập cổng 

C. Sử dụng các lệnh vào/ra trực tiếp

D. Dùng chung tín hiệu truy nhập cho cả bộ nhớ và cổng vào/ra

Câu 264 :
Đối với phương pháp vào/ra theo bản đồ bộ nhớ, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Không gian địa chỉ cổng nằm trong không gian địa chỉ bộ nhớ

B. Dùng các lệnh truy nhập bộ nhớ để truy nhập cổng 

C. Cần có tín hiệu phân biệt truy nhập cổng hay bộ nhớ

D.  Dùng chung tín hiệu truy nhập cho cả cổng và bộ nhớ

Câu 265 :
Đối với phương pháp vào/ra theo bản đồ bộ nhớ, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không gian địa chỉ cổng nằm ngoài không gian địa chỉ bộ nhớ

B. Phải phân biệt tín hiệu khi truy nhập bộ nhớ hay cổng vào/ra

C. Sử dụng các lệnh vào/ra trực tiếp

D. Dùng các lệnh truy nhập bộ nhớ để truy nhập cổng

Câu 266 :
Có 3 phương pháp điều khiển vào/ra như sau:

A. Vào/ra bằng chương trình, bằng ngắt, bằng DMA

B. Vào/ra bằng chương trình, bằng hệ thống, bằng DMA

C. Vào/ra bằng ngắt, bằng truy nhập CPU, bằng DMA

D. Vào/ra bằng ngắt, bằng truy nhập CPU, bằng hệ điều hành

Câu 267 :
Với phương pháp vào/ra bằng chương trình (CT), phát biểu nào sau đây là sai:

A. Dùng lệnh vào/ra trong CT để trao đổi dữ liệu với cổng

B. TBNV là đối tượng chủ động trong trao đổi dữ liệu

C. Khi thực hiện CT, gặp lệnh vào/ra thì CPU điều khiển trao đổi dữ liệu với TBNV

D. TBNV là đối tượng bị động trong trao đổi dữ liệu

Câu 268 :
Với phương pháp vào/ra bằng chương trình (CT), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Đây là phương pháp trao đổi dữ liệu đơn giản nhất

B. Đây là phương pháp trao đổi dữ liệu nhanh nhất

C. Thiết kế mạch phức tạp

D. Cả b và c đều đúng

Câu 269 :
Với phương pháp vào/ra bằng ngắt, phát biểu nào sau đây là sai:

A. TBNV là đối tượng chủ động trao đổi dữ liệu

B. CPU không phải chờ trạng thái sẵn sàng của TBNV

C. Modul vào/ra được CPU chờ trạng thái sẵn sàng

D. Modul vào/ra ngắt CPU khi nó ở trạng thái sẵn sàng

Câu 270 :
Với phương pháp vào/ra bằng ngắt, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. TBNV là đối tượng chủ động trong trao đổi dữ liệu

B. Là phương pháp hoàn toàn xử lý bằng phần cứng

C. CPU là đối tượng chủ động trong trao đổi dữ liệu

D. Là phương pháp hoàn toàn xử lý bằng phần mềm

Câu 271 :
Số lượng phương pháp xác định modul ngắt là:

A. 4 phương pháp

B. 3 phương pháp

C. 2 phương pháp

D. 1 phương pháp

Câu 272 :
Các phương pháp xác định modul ngắt gồm có:

A. Kiểm tra vòng bằng phần mềm và phần cứng, chiếm bus, chiếm CPU

B. Nhiều đường yêu cầu ngắt, kiểm tra vòng bằng phần mềm, chiếm bus, chiếm bộ nhớ

C. Chiếm bus, kiểm tra vòng bằng phần cứng, nhiều đường yêu cầu ngắt, ngắt mềm 

D. Nhiều đường yêu cầu ngắt, kiểm tra vòng bằng phần mềm và phần cứng, chiếm bus

Câu 273 :
Với phương pháp nhiều đường yêu cầu ngắt (trong việc xác định modul ngắt), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. CPU có một đường yêu cầu ngắt cho các modul vào/ra

B. CPU phải có các đường yêu cầu ngắt khác nhau cho mỗi modul vào/ra

C. Số lượng thiết bị có thể đáp ứng là khá lớn

D. CPU có nhiều đường yêu cầu ngắt cho mỗi modul vào/ra

Câu 274 :
Với phương pháp kiểm tra vòng bằng phần mềm (trong việc xác định modul ngắt), phát biểu nào sau đây là đúng:

A. BXL kiểm tra một lúc nhiều modul vào/ra

B. Tốc độ khá nhanh

C. BXL thực hiện kiểm tra từng modul vào/ra

D. BXL thực hiện phần mềm kiểm tra từng modul vào/ra

Câu 275 :
Với phương pháp kiểm tra vòng bằng phần cứng (trong việc xác định modul ngắt), phát biểu nào sau đây là sai:

A. BXL phát tín hiệu chấp nhận ngắt đến chuỗi các modul vào/ra

B. Modul vào/ra đặt vectơ ngắt lên bus dữ liệu

C. BXL dùng vectơ ngắt để xác định CTC điều khiển ngắt

D. Tất cả đều sai

Câu 276 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào:
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào: (ảnh 1)

A. Kiểm tra vòng bằng phần mềm

B. Kiểm tra vòng bằng phần cứng

C. Nhiều đường yêu cầu ngắt

D. Chiếm bus

Câu 277 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào:
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào: (ảnh 1)

A. Kiểm tra vòng bằng phần mềm

B. Kiểm tra vòng bằng phần cứng

C. Nhiều đường yêu cầu ngắt

D. Chiếm bus

Câu 278 :
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào:
Hình vẽ dưới là sơ đồ của phương pháp xác định modul ngắt nào: (ảnh 1)

A. Kiểm tra vòng bằng phần mềm 

B. Kiểm tra vòng bằng phần cứng

C. Nhiều đường yêu cầu ngắt

D.  Chiếm bus

Câu 279 :
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là đúng:
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là đúng:A. Ngắt X và ngắt Y cùng được đáp ứng một lúc (ảnh 1)

A. Ngắt X và ngắt Y cùng được đáp ứng một lúc

B. Đây là sơ đồ ngắt lồng nhau

C. Ngắt X và ngắt Y gửi tín hiệu yêu cầu cùng một lúc 

D. Xử lý xong ngắt X rồi xử lý ngắt Y

Câu 280 :
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là sai:
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là sai: A. Đây là sơ đồ ngắt tuần tự (ảnh 1)

A. Đây là sơ đồ ngắt tuần tự

B. Ngắt X được phục vụ trước ngắt Y

C. Ngắt Y gửi yêu cầu ngắt trước ngắt X

D. Ngắt Y được phục vụ sau ngắt X

Câu 281 :
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là sai:
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là sai: A. Ngắt Y có mức ưu tiên cao hơn ngắt X (ảnh 1)

A. Ngắt Y có mức ưu tiên cao hơn ngắt X

B. Đây là sơ đồ ngắt lồng nhau

C. Ngắt Y được xử lý xong trước ngắt X

D.  Ngắt X được xử lý xong trước ngắt Y

Câu 282 :
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là đúng:
Với hình vẽ dưới đây, phát biểu nào sau đây là đúng: A. Đây là sơ đồ ngắt tuần tự (ảnh 1)

A. Đây là sơ đồ ngắt tuần tự

B. Đây là sơ đồ ngắt lồng nhau

C. Ngắt X có mức ưu tiên cao hơn ngắt Y

D. Ngắt X và ngắt Y có cùng mức ưu tiên

Câu 283 :
Với phương pháp vào/ra bằng DMA, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Là phương pháp do CPU điều khiển trao đổi dữ liệu

B. Là phương pháp không do CPU điều khiển trao đổi dữ liệu

C. Là phương pháp được thực hiện bằng phần mềm

D. Là phương pháp trao đổi dữ liệu giữa TBNV và CPU nhanh nhất

Câu 284 :
Với phương pháp vào/ra bằng DMA, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. TBNV dùng tín hiệu DACK để yêu cầu trao đổi dữ liệu

B. CPU dùng tín hiệu DREQ để trả lời đồng ý DMA

C. DMAC gửi tín hiệu HRQ để xin dùng các đường bus

D. DMAC gửi tín hiệu HLDA để xin dùng các đường bus

Câu 285 :
Với phương pháp vào/ra bằng DMA, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Hoàn toàn do DMAC điều khiển trao đổi dữ liệu

B. Đây là quá trình trao đổi dữ liệu giữa TBNV và bộ nhớ

C. CPU không can thiệp vào quá trình trao đổi dữ liệu 

D. CPU và DMAC kết hợp điều khiển trao đổi dữ liệu

Câu 286 :
Với phương pháp vào/ra bằng DMA, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Đây là phương pháp có tốc độ trao đổi dữ liệu chậm

B. Đây là phương pháp có tốc độ trao đổi dữ liệu nhanh

C. Trước khi điều khiển, DMAC phải xin phép CPU

D. Nhu cầu trao đổi dữ liệu xuất phát từ TBNV

Câu 287 :
Có các kiểu trao đổi dữ liệu DMA như sau:

A. DMA cả mảng, DMA theo khối, DMA một lần

B. DMA ăn trộm chu kỳ, DMA một nửa, DMA trong suốt

C. DMA một nửa, DMA ăn trộm chu kỳ, DMA cả mảng

D. DMA theo khối, DMA ăn trôm chu kỳ, DMA trong suốt

Câu 288 :
Đối với ngắt cứng, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Có hai loại ngắt cứng

B. Mọi ngắt cứng đều chắn được

C. Mọi ngắt cứng đều không chắn được

D. Ngắt cứng MI là ngắt không chắn được

Câu 289 :
Đối với ngắt cứng, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Có hai loại ngắt cứng

B. Mọi ngắt cứng đều chắn được

C. Ngắt cứng MI còn gọi là ngắt INTR

D. Ngắt cứng MI là ngắt chắn được

Câu 290 :
Đối với ngắt mềm, phát biểu nào sau đây là đúng: 

A. Do BXL sinh ra

B. Do TBNV gửi đến

C. Do lệnh ngắt nằm trong chương trình sinh ra

D. Không phải là lệnh trong chương trình

Câu 291 :
Đối với ngắt mềm, phát biểu nào sau đây là sai: 

A. Không do bộ nhớ sinh ra

B. Không do TBNV gửi đến

C. Không phải là một lệnh trong chương trình

D. Là một lệnh trong chương trình

Câu 292 :
Đối với ngắt ngoại lệ, phát biểu nào sau đây là đúng: 

A. Là ngắt do lỗi chương trình sinh ra

B. Là ngắt từ bên ngoài gửi đến

C. Là ngắt từ ROM gửi đến

D. Là ngắt không bình thường

Câu 293 :
Đối với ngắt ngoại lệ, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Lệnh chia cho 0 sinh ra ngắt ngoại lệ

B. Lệnh sai cú pháp sinh ra ngắt ngoại lệ

C. Tràn số sinh ra ngắt ngoại lệ

D. Lỗi bộ nhớ sinh ra ngắt ngoại lệ

Câu 294 :
Các bước của quá trình DMA diễn ra theo thứ tự sau đây:

A. DREQ -> HLDA -> DACK -> HRQ -> trao đổi dữ liệu-> kết thúc

B. DREQ -> HRQ -> HLDA -> DACK -> trao đổi dữ liệu-> kết thúc

C. HRQ -> HLDA -> DACK -> DREQ -> trao đổi dữ liệu-> kết thúc

D. HRQ -> DACK -> DREQ -> HLDA -> trao đổi dữ liệu-> kết thúc

Câu 295 :
Đối với kiểu DMA theo khối, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Lúc nào bus rỗi thì truyền dữ liệu

B. BXL bị ép buộc treo tạm thời từng chu kỳ bus

C. Truyền không liên tục từng byte dữ liệu

D. Truyền xong hết dữ liệu mới trả lại bus cho BXL

Câu 296 :
Đối với kiểu DMA theo khối, phát biểu nào sau đây là sai:

A. BXL nhường hoàn toàn bus cho DMAC

B. BXL không bị ép buộc treo tạm thời từng chu kỳ bus

C. Truyền không liên tục từng nhóm 2 byte dữ liệu

D.  Truyền xong hết dữ liệu mới trả lại bus cho BXL

Câu 297 :
Đối với kiểu DMA ăn trộm chu kỳ, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. BXL và DMAC xen kẽ nhau sử dụng bus

B. BXL sử dụng bus hoàn toàn

C. DMAC sử dụng bus hoàn toàn

D. Khi bộ nhớ rỗi thì DMAC dùng bus

Câu 298 :
Đối với kiểu DMA ăn trộm chu kỳ, phát biểu nào sau đây là sai:

A. DMAC chỉ sử dụng một số chu kỳ nào đó của bus

B. BXL không sử dụng bus hoàn toàn

C. DMAC sử dụng bus hoàn toàn

D. Dữ liệu không được truyền một cách liên tục

Câu 299 :
Đối với kiểu DMA trong suốt, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Khi DMAC không dùng bus thì BXL tranh thủ dùng bus

B.  Khi BXL không dùng bus thì tranh thủ tiến hành DMA

C. BXL và DMAC xen kẽ dùng bus

D. BXL bị DMAC ép buộc nhường bus

Câu 300 :
Đối với kiểu DMA trong suốt, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Khi DMAC không dùng bus thì BXL tranh thủ dùng bus

B. DMA được tiến hành khi BXL không dùng bus

C. BXL và DMAC dùng bus xen kẽ nhau

D. BXL và DMAC không cùng một lúc dùng bus

Câu 301 :
Trong kiến trúc xử lý 4 bits. Thanh ghi MBR làm nhiệm vụ gì?

A. Đọc dữ liệu từ ô nhớ trong bộ nhớ.

B. Ghi dữ liệu ra bộ nhớ.

C. Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ.

D. Tín hiệu đọc dữ liệu từ một ô nhớ trong bọ nhớ.

Câu 302 :
Trong kiến trúc xử lý 4 bits. Thanh ghi MAR làm nhiệm vụ gì?

A. Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ.

B. Ghi dữ liệu ra bộ nhớ.

C. Đọc dữ liệu từ ô nhớ trong bộ nhớ.

D. Tín hiệu đọc dữ liệu từ một ô nhớ trong bọ nhớ.

Câu 303 :
Các loại BUS nào sử dụng trong kiến trúc vào/ra của máy tính số là:

A. Cả 3 loại BUS: Dữ liệu, địa chỉ, điều khiển.

B. BUS địa chỉ

C. BUS điều khiển

D. BUS dữ liệu.

Câu 304 :
Loại BUS nào làm nhiệm vụ điều khiển các tín hiệu đọc/ghi dữ liệu giữa chip vi xử lý và bộ nhớ:

A. BUS điều khiển.

B. BUS địa chỉ.

C. BUS dữ liệu.

D. BUS địa chỉ và BUS điều khiển.

Câu 305 :
Loại BUS nào làm nhiệm vụ đọc/ghi dữ liệu giữa chip vi xử lý và bộ nhớ:

A. BUS dữ liệu.

B. BUS địa chỉ.

C. BUS điều khiển.

D. BUS địa chỉ và BUS điều khiển.

Câu 308 :
Trong kiến trúc vi xử lý 16 bits. thanh ghi SP làm nhiệm vụ gì?

A. Trỏ đến đỉnh STACK.

B. Trỏ đến đáy STACK.

C. Trỏ đến địa chỉ con trỏ lệnh.

D. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

Câu 309 :
Trong kiến trúc vi xử lý 16 bits. thanh ghi IP làm nhiệm vụ gì?

A. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

B. Trỏ đến đáy STACK.

C. Trỏ đến địa chỉ con trỏ lệnh.

D. Trỏ đến đỉnh STACK.

Câu 310 :
Trong kiến trúc xử lý 16 bits. Cặp thanh ghi CS:IP thực hiện nhiệm vụ gì?

A.  Trỏ đến địa chỉ SEGMENT của ô nhớ trong đoạn lệnh.

B. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

C. Trỏ đến địa chỉ SEGMENT của ô nhớ trong đoạn dữ liệu.

D. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn dữ liệu.

Câu 311 :
Trong kiến trúc xử lý 16 bits. Cặp thanh ghi DS:DI thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Trỏ đến địa chỉ SEGMENT ô nhớ trong đoạn dữ liệu đích.

B. Trỏ đến địa chỉ SEGMENT ô nhớ trong đoạn dữ liệu đích.

C. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của ô nhớ trong đoạn dữ liệu.

D. Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn dữ liệu.

Câu 312 :
Chức năng của khối A.L.U trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A. Thực hiện các phép tính LOGIC và TOÁN HỌC.

B. Thực hiện việc giải mã lệnh.

C. Thực hiện việc đếm lệnh.

D. Là cấu trúc nhớ đệm lệnh trong quá trình giải mã lệnh

Câu 313 :
Chức năng của khối I.D trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A. Thực hiện việc giải mã lệnh.

B. Thực hiện các phép tính LOGIC và SỐ HỌC.

C. Thực hiện việc đếm lệnh.

D. Là cấu trúc nhớ đệm lệnh trong quá trình giải mã lệnh

Câu 314 :
Chức năng của khối EU trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A. Thực hiện các lệnh đã giải mã.

B. Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ.

C. Thực hiện các phép tính LOGIC

D. Thực hiện các phép tính SỐ HỌC

Câu 315 :
Chức năng của khối CU trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A. Thực hiện việc điều khiển đọc lệnh và dữ liệu

B. Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ.

C. Thực hiện các phép tính LOGIC.

D. Thực hiện các phép tính SỐ HỌC.

Câu 316 :
Nhóm thanh ghi nào có chức năng chỉ đoạn trong số các nhóm sau:

A. CS, DS, ES, SS

B. AX,BX, CX, DX

C. SI,DI,IP

D. SP,BP,FLAGS

Câu 317 :
Nhóm thanh ghi nào có chức năng chung trong số các nhóm sau:

A. AX,BX, CX, DX

B. CS, DS, ES, SS

C. SI,DI,IP

D. SP,BP,FLAGS

Câu 318 :
Tín hiệu RD/WR trong BUS điều khiển của CPu có chức năng:

A. Điều khiển việc đọc/ghi dữ liệu.

B. Điều khiển việc giải mã dữ liệu

C. Điều khiển việc đếm lệnh

D. Điều khiển việc treo CPU

Câu 322 :
Quá trình xử lý lệnh của một chip vi xử lý được thực hiện thông qua các quá trình tuần tự:

A. Đọc lệnh, giải mã lệnh, xử lý lệnh.

B. Giải mã lệnh, xử lý lệnh, đọc lệnh.

C. Đọc lệnh, xử lý lệnh, giải mã lệnh.

D. Giải mã lệnh, xử lý lệnh.

Câu 323 :
Lệnh MOV [1234],AX thực hiện công việc gì? 

A. Chuyển giá trị 1234 vào AX.

B. Chuyển giá trị trong ô nhớ DS:[1234] vào AX

C. Chuyển giá trị trong AX vào ô nhớ DS:[1234].

D. Chuyển giá trị SS:[1234] vào AX

Câu 324 :
Đoạn lệnh assembley sau thực hiện công việc gì?
Mov AH,12 Mov AL,34 Mov BX,5678 Add AX,BX

A. 1234h + 5678h.

B. 12h + 34h.

C. 12h + 5678h.

D. 34h + 5678h.

Câu 327 :
Trong máy tính số, bộ nhớ DRAM được coi là: 

A. Bộ nhớ bán dẫn động.

B. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh.

C. Bộ nhớ ngoài.

D. Bộ nhớ CACHE của máy tính số.

Câu 328 :
Trong máy tính số, bộ nhớ SRAM được coi là: 

A. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh.

B. Bộ nhớ bán dẫn động.

C. Bộ nhớ ngoài.

D. Bộ nhớ CACHE của máy tính số.

Câu 330 :
Địa chỉ OFFSET của một ô nhớ được quan niệm là: 

A. Địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ

B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ.

C. Địa chỉ lệch trong đoạn chứa ô nhớ.

D. Địa chỉ logic của một ô nhớ

Câu 331 :
Địa chỉ SEGMENT của một ô nhớ được quan niệm là: 

A. Địa chỉ lệch trong đoạn chứa ô nhớ.

B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ.

C. Địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ

D. Địa chỉ logic của một ô nhớ

Câu 332 :
Địa chỉ SEGMENT:OFFSET của một ô nhớ được quan niệm là 

A. Địa chỉ logic của một ô nhớ

B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ.

C. Địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ

D. Địa chỉ lệch trong đoạn chứa ô nhớ.

Câu 339 :
Hãy chọn kết quả đúng của lệnh chuyển dữ liệu : MOV [1234],12

A. Lỗi vì không chuyển trực tiếp giá trị vào từ ô nhớ

B. Chuyển giá trị 12h vào ô nhớ [1234].

C. Chuyển giá trị 12h vào ô nhớ DS:[1234].

D. Hoán đổi giá trị của 2 ô nhớ : 1234 và 12

Câu 340 :
Cụm từ “CPU Pentium IV-2.4GHZ” mang thông tin về: 

A. Hãng INTEL và tốc độ của CPU

B. Hãng sản xuất CPU và tần số làm việc của CPU

C. Loại CPU và tốc độ của CPU

D. Loại CPU và tần số làm việc của CPU

Câu 342 :
LCD ma trận thụ động đáp ứng tín hiệu là: 

A. 150 ms đến 350 ms

B. 150 ms đến 300 ms

C. 200 ms đến 400 ms

D. 250 ms đến 450 ms

Câu 345 :
Chíp điều khiển đồ họa CRTC 6845 MC có bao nhiêu chân địa chỉ

A. 12 chân

B. 13 chân

C. 14 chân

D. 15 chân

Câu 347 :
Chíp điều khiển đồ họa CRTC 6845 MC có bao nhiêu chân dữ liệu hai chiều và địa chỉ dòng

A. 6 chân dữ liệu hai chiều và 3 chân địa chỉ dòng

B. 7 chân dữ liệu hai chiều và 4 chân địa chỉ dòng

C. 8 chân dữ liệu hai chiều và 5 chân địa chỉ dòng

D. 9 chân dữ liệu hai chiều và 6 chân địa chỉ dòng

Câu 348 :
Trong bảng mã ASCII, 1 ký tự được mã hoá bằng mấy bit?

A. 7 bit

B. 8 bit

C. 16 bit

D. 32 bit

Câu 349 :
Chuyển số 16(H) sang hệ nhị phân. 

A. 0010110

B. 00010110

C. 0010011

D. 00101100

Câu 352 :
Đối với các số có dấu, phép cộng trên máy tính cho kết quả sai khi:

A. Cộng hai số dương, cho kết quả âm

B. Cộng hai số âm, cho kết quả dương

C. Có nhớ ra khỏi bit cao nhất

D. Cả a và b

Câu 353 :
Dải biễu diễn số nguyên không dấu, n bit trong máy tính là:

A. 0 -> 2.n

B.  0 -> 2.n - 1

C. 0 -> 2n - 1

D. 0 -> 2n

Câu 355 :
Thực hiện phép cộng 2 số nguyên không dấu sau: 71 + 25

A. 01100000

B. 01010000

C. 10100000

D. 01101000

Câu 356 :
Thực hiện phép cộng 2 số nguyên có dấu sau: -71 + (+25)

A. 00101110

B. 01011100

C. 01101110

D. 01011101

Câu 357 :
Tại sao phải phân cấp bộ nhớ? 

A. Để tiện cho việc quản lý

B. Để giảm chi phí khi thiết kế

C. Để giảm thời gian tìm đọc dữ liệu của CPU

D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 358 :
Thực hiện phép trừ 2 số nguyên có dấu sau: 80 - 58 

A. 100110110

B. 101010110

C. 100010110

D. 100011110

Câu 359 :
Thực hiện phép nhân 2 số nguyên có dấu sau: 12 x 11 

A. 10000100

B. 11000100

C. 11000010

D. 10001001

Câu 360 :
Nhiệm vụ chính của ALU là:

A. Thực hiện phép cộng 

B. Như là đầu vào của thanh ghi tích lũy

C. Thay đổi logic hoặc số học các từ dữ liệu

D. Tất cả các công việc được kể ở đây.

Câu 362 :
Mục đích chính của thanh ghi tạm thời: 

A. Kết nối ALU với Bus dữ liệu trong của CPU

B. Kết nối thanh ghi với thanh ghi tổng

C. Cách biệt đầu vào và ra của ALU

D. Đảm bảo lưu dữ liệu của thanh ghi tổng

Câu 363 :
Trong khi thực hiện một lệnh, thanh ghi lệnh (IR) lưu trữ lệnh:

A. Trước

B. Hiện thời

C. Sau đó

D. Luôn luôn ( a,b,c)

Câu 364 :
640 KB đầu tiên của bộ nhớ gọi là: 

A. Bộ nhớ mở rộng 

B. Bộ nhớ qui ước

C. Bộ nhớ phân trang

D. Bộ nhớ vùng trên

Câu 365 :
Đối với bộ nhớ ROM, phát biểu nào sau đây là đúng: 

A. Có thể dùng điện để xoá PROM

B. PROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần

C. EPROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần

D. Có thể dùng điện để xoá EPROM

Câu 366 :
Cho chip nhớ SRAM có dung lượng 16K x 8 bit, phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Các đường địa chỉ là: A0 -> A13

B. Các đường địa chỉ là: D0 -> D13

C. Các đường dữ liệu là: A0 -> A14

D. Các đường dữ liệu là: D1 -> D8

Câu 369 :
Biểu diễn số sau -12.652 sang chuẩn IEEE 754/1985 

A. D14A0000H

B. C14A0000H

C. B14C0000H

D. A14E0000H

Câu 370 :
Xác định giá trị ở hệ 10 qua số sau 419E0000H 

A. 19.75 

B. 18.75 

C. 19.74 

D. 19.76

Câu 371 :
Trong máy tính, bộ nhớ DRAM được coi là 

A. Bộ nhớ bán dẫn động 

B. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh 

C. Bộ nhớ ngoài 

D. Bộ nhớ trong

Câu 372 :
Trong máy tính, bộ nhớ SRAM được coi là 

A. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh 

B. Bộ nhớ ngoài 

C. Bộ nhớ trong 

D. Bộ nhớ bán dẫn động

Câu 373 :
Tín hiệu điều khiển RAS của CPU trong việc nạp dữ liệu được dùng để điều khiển

A. Nạp địa chỉ hàng của DRAM

B. Nạp địa chỉ cột của DRAM

C. Nạp địa chỉ hàng của SRAM

D. Nạp địa chỉ cột của SRAM

Câu 375 :
Địa chỉ OFFSET của một ô nhớ được quan niệm là 

A. Địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ

B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ  

C. Địa chỉ lệnh trong đoạn chứa ô nhớ

D. Địa chỉ logic của một ô nhớ

Câu 377 :
SDRAM có nghĩa là: 

A. RAM vừa tĩnh, vừa động 

B. RAM có tốc độ chạy đồng bộ với Bus hệ thống 

C. RAM động 

D. RAM tĩnh

Câu 378 :
Bộ nhớ ROM có thể lập trình 1 lần được gọi là: 

A. ROM 

B. PROM 

C. EPROM 

D. EEPROM

Câu 379 :
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thường không thay đổi trong quá trình truy cập dữ liệu trên đĩa và phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo đĩa cứng:

A. Thời gian dịch chuyển đầu đọc trung bình

B. Thời gian trễ do quay đĩa

C. Thời gian đọc/ghi dữ liệu

D. Cả (a) và (b) đều đúng

Câu 383 :
MBR của đĩa cứng có kích thước là: 

A. 1 sector 

B. 1 track 

C. 1 cylinder 

D. 512 bits

Câu 386 :
Cấu hình cho ổ đĩa cứng là chính hay phụ thường được thực hiện thông qua.

A. Vị trí của ổ đĩa cứng lắp trên cáp dữ liệu 

B. Dip switches

C. Jumpers 

D. Thiết lập bằng phần mềm

Câu 387 :
Bề mặt của đĩa được đọc hoặc ghi thông qua: 

A. Head 

B. Track 

C. Cylinder 

D. Sector

Câu 388 :
Vùng nhớ từ 640 KB đến 1024 K gọi là 

A. Bộ nhớ qui ước 

B. Bộ nhớ vùng trên 

C. Bộ nhớ vùng cao 

D. Bộ nhớ mở rộng

Câu 389 :
RAM có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau 

A. Bộ nhớ chỉ đọc 

B. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên 

C. Bộ nhớ chỉ ghi 

D. Mất điện không bị mất thông tin

Câu 390 :
Bộ nhớ bán dẫn là 

A. Ổ đĩa cứng 

B. Đĩa CD-ROM 

C. RAM và ROM 

D. Cả 3 loại trên

Câu 392 :
Số chân dữ liệu của module nhớ SDRAM là 

A. 32 chân 

B. 128 chân 

C. 256 chân 

D. 64 chân

Câu 394 :
Số bit lớn nhất mà CPU có thể xử lý được tại một thời điểm được gọi là:

A. Data bus

B. Data Path Size

C. Data Word Size

D. Data Font Size

Câu 395 :
Một Module nhớ SDRAM có dung lượng tối đa 

A. 123 MB 

B. 256 MB 

C. 64 MB 

D. 512 MB

Câu 397 :
Trước khi một ổ đĩa cứng có thể được sử dụng nó phải được thực hiện:

A. Phân vùng

B.  Định dạng

C. Lắp đặt vào máy tính

D. Cả 3 công việc trên

Câu 398 :
Một liên cung trống trong bảng FAT 12 được hệ điều hành DOS đánh dấu là:

A. FFFh

B.  000h

C. FF7 

D. Một giá trị bất kỳ

Câu 399 :
Một liên cung hỏng trong bảng FAT 12 được hệ điều hành DOS đánh dấu là:

A. FFFh 

B. 000h

C. FF7h 

D. Một giá trị bất kỳ

Câu 400 :
Bảng FAT32 có ưu điểm hơn so với FAT16 bởi vì: 

A. Nó không quản lý được ổ đĩa cứng lớn

B. Nó quản lý được ít cluster

C. Kích thước của bảng FAT 32 lớn

D. Quản lý các ổ cứng lớn hơn 2GB đỡ lãng phí hơn FAT16

Câu 401 :
Số liên cung tối đa mà bảng FAT16 quản lý được là: 

A. 216 

B. 216 - 4 

C. 216 – 2 

D. 65535

Câu 402 :
Sử dụng jumper trên ổ đĩa cứng để: 

A. Thiết lập ổ cứng là chủ 

B. Thiết lập ổ cứng 

C. Lựa chọn cáp 

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 404 :
Một module nhớ SDRAM có số chân là 

A. 186 chân

B. 72 chân

C. 168 chân

D. 184 chân

Câu 405 :
Khối nào có chức năng thực hiện phép nhân trong 8086? 

A. ALU 

B. BIU 

C. EU 

D. b và c

Câu 406 :
Mục đích của hoạt động ngắt? 

A. Gián đoạn chương trình chính 

B. Chuyển tới chương trình con phục vụ ngắt làm 1 việc nào đó

C. Tăng hiệu quả làm việc của CPU

D. Cả a,b,c đều sai.

Câu 407 :
Để quản lý được 16MB bộ nhớ trong thì bộ vi xử lý cần có:

A. 32 đường dây địa chỉ

B. 16 đường dây địa chỉ

C. 24 đường dây địa chỉ

D. 64 đường dây địa chỉ

Câu 409 :
Bàn phím có thể được kết nối trực tiếp với mainboard thông qua các cổng nào:

A. Cổng USB

A. Cổng USB

C. Cổng DIN 5 chân

D. Cả 3 cổng trên

Câu 410 :
Chuột được kết nối mới máy tính thông qua cổng nào trong các cổng sau:

A. Cổng USB

B. Cổng PS/2

C. Cổng COM

D. Cả 3 cổng trên

Câu 411 :
Kích thước của màn hình là ………………và được tính bằng inch

A. Đường chéo của màn hình

B. Chiều rộng của màn hình

C. Chiều dài của màn hình

D. Không có thông tin nào trong các thông tin trên

Câu 412 :
Cổng USB truyền …bit(s) tại một thời điểm 

A. 1 bit 

B. 2 bit 

C. 8 bit 

D. 16 bit

Câu 413 :
Cáp dữ liệu của USB có 

A. 1 sợi 

B. 2 sợi 

C. 3 sợi 

D. 4 sợi

Câu 414 :
Có mấy cách phân loại máy tính 

A. 2 

B. 4 

C. 3 

D. 5

Câu 415 :
Tốc độ tối đa của chuẩn USB 2.0 là: 

A. 200 Mb/s 

B. 12 Mb/s 

C. 150 Mb/s 

D. 480 Mb/s

Câu 416 :
Bus nào trong các loại bus sau không phải là bus mở rộng của máy tính:

A. System Bus

B. ISA Bus

C. PCI Bus

D. Cả 3 loại trên

Câu 418 :
Dải thông tối đa của chuẩn USB 2.0 là:

A. 200 Mb/s 

B. 12 Mb/s 

C. 150 Mb/s 

D. 480 Mb/s

Câu 419 :
Hệ thống Bus dùng để làm gì? 

A. Nối các bộ phận của máy tính lại với nhau

B. Nối CPU và bộ nhớ ngoài

C. Nối bộ nhớ ngòai và bộ nhớ trong

D. Nối bộ xử lý với các bộ phận bên ngoài

Câu 420 :
Bus nối bộ xử lý với bộ nhớ thuộc loại bus nào sau đây: 

A. Bus đồng bộ

B. Bus không đồng bộ

C. Bus chất lượng cao

D. Bus rẻ tiền

Câu 421 :
Khe cắm chuẩn IDE có bao nhiên pin (chân): 

A. 30 

B. 42 

C. 39 

D. 40

Câu 422 :
Cổng giao tiếp nào sử dụng cho máy in 

A. Serial 

B. Parallel 

C. Network 

D. PS/2

Câu 423 :
Giao diện nối tiếp với máy tính qua cổng COM có hai dạng:

A. Đầu nối DB 25 chân và DB 9 chân

B. Đầu nối DB 15 chân và DB 9 chân

C. Đầu nối DB 32 chân và DB 9 chân

D. Đầu nối DB 24 chân và DB 9 chân

Câu 424 :
Để ghép nối máy tính với màn hình thông qua cổng VGA, sử dụng cáp:

A. DB 25 chân

B. DB 15 chân

C. DB 32 chân

D. DB 24 chân

Câu 425 :
Một module nhớ DDRAM có số chân là 

A. 186 chân 

B. 182 chân 

C. 184 chân 

D. 180 chân

Câu 426 :
DDRAM viết tắt của cụm từ 

A. Double Data RAM 

B. Double Data Rate Dynamic RAM 

C. Double Data Rate RAM 

D. Double Dynamic RAM

Câu 427 :
SDRAM viết tắt của cụm từ 

A. Static Dynamic RAM 

B. Static Data RAM 

C. Static RAM 

D. Synchronuos Dynamic RAM

Câu 429 :
Vùng nhớ từ 1024 KB đến 1088 KB gọi là 

A. Bộ nhớ qui ước 

B. Bộ nhớ vùng trên 

C. Bộ nhớ vùng cao 

D. Bộ nhớ mở rộng

Câu 433 :
Máy tính có 4GB bộ nhớ chính, cache có dung lượng 256KB, và cứ 32 byte thì tạo thành 1 line. Hỏi địa chỉ tại trường Tag, line, byte là bao nhiêu

A. Tag = 14, Line = 13, Byte = 5

B. Tag = 13, Line = 14, Byte = 5

C. .Tag = 13, Line = 13, Byte = 4

D. Tag = 14, Line = 15, Byte = 4

Câu 434 :
1 GHZ bằng … chu kỳ xung nhịp trong một đơn vị thời gian 

A. 1000000 

B. 100000000 

C. 1000000000 

D. 10000000000

Câu 435 :
Khi truy cập đĩa CD-ROM thì đĩa phải quay với vận tốc: 

A. Không đổi 

B. Thay đổi 

C. 7200 vòng/phút 

D. 52 vòng/phút

Câu 437 :
Đối với đĩa mềm tất cả các track có: 

A. Cùng số Sector 

B. 10 Sector/track 

C. Không cùng số Sector 

D. 512 byte

Câu 438 :
Hiện tượng các liên cung của tệp tin không nằm cạnh nhau trên đĩa được gọi là:

A. Tệp tin nằm rải rác

B. Tệp tin có nhiều mảnh

C. Tệp tin không cạnh nhau

D. Tệp tin bị phân mảnh

Câu 439 :
Track được đánh số: 

A. Bắt đầu từ 0 và từ ngoài vào trong 

B. Bắt đầu từ 0 và từ trong ra ngoài 

C. Bắt đầu từ 1 và từ ngoài vào trong 

D. Bắt đầu từ 1 và từ trong ra ngoài

Câu 440 :
RAID có … cấp 

A. 3 

B. 5 

C. 6 

D. 4

Câu 441 :
RAID Level 0 sử dụng kỹ thuật 

A. Disk Stripping 

B. Disk Mirroring 

C. Disk Duplexing 

D. Sử dụng cả 3 kỹ thuật trên

Câu 442 :
Sector được đánh số bắt đầu từ: 

A. 0 

B. 1 

C. 2 

D. Ngẫu nhiên

Câu 443 :
Số lượng điểm ảnh trong một màn hình được gọi là: 

A. Dot Pitch 

B. Screen Size 

C. Resolution 

D. Refresh Rate

Câu 444 :
Cluster được DOS đánh số bắt đầu từ: 

A. 1 

B. 0 

C. 2 

D. Ngẫu nhiên

Câu 445 :
RAID viết tắt của cụm từ: 

A. Redundant Array of Inexpensive Disks

B. Reduce Array of Inexpensive Disks

C. Redundant Array of Independent Disks

D. Round Array of Independent Disks

Câu 446 :
USB viết tắt của cụm từ: 

A. Universal Serial Bus 

B. Universal System Bus

C. Unique Serial Bus

D. Không có tên nào trong các tên trên

Câu 447 :
Mã quét của phím nằm ở hàng 5 cột 7 là: 

A. 01010101 

B. 01110101 

C. 01100111

D. 01011110

Câu 448 :
SDU khi truyền mã quét của phím nằm ở hàng 4 cột 6 là: 

A. 11011001000

B. 11011011000

C. 01010001100

D. 11000001100

Câu 450 :
Thực hiện phép tính sau: 23E(H) + BFD(H) 

A. E3B(H) 

B. 3EB(H) 

C. 3FB(H) 

D. 3F4(H)

Câu 451 :
Tốc độ quay của đĩa cứng liên quan tới: 

A. Dung lượng của ổ đĩa 

B. Dung lượng và tốc độ của ổ đĩa

C. Thời gian ghi/đọc thông tin trên đĩa

D. Thời gian truy tìm các Sector

Câu 452 :
Địa chỉ từ C8000 đến C9FFF có bao nhiêu KROM tương ứng 

A. 32 KROM 

B. 8 KROM 

C. 16 KROM 

D. 128 KROM

Câu 453 :
Bộ đồng xử lý toán học có chức năng trợ giúp CPU xử lý 

A. Các phép toán số học và logic với tốc độ nhanh và độ chính xác cao

B. Các phép toán số học với số dấu chấm động với tốc độ nhanh

C. Các phép toán lượng giác với độ chính xác cao

D. Các phép toán số học với số dấu chấm động, các phép tinh logarit và lượng giác

Câu 454 :
Trong chế độ thực địa chỉ vật lý của ô nhớ trong bộ nhớ vật lý được xác định từ địa chỉ logic như sau

A. Địa chỉ vật lý = địa chỉ nền đoạn+Địa chỉ offset

B. Địa chỉ vật lý = địa chỉ đoạn*10002+Địa chỉ offset

C. Địa chỉ vật lý = địa chỉ đoạn*16h+Địa chỉ offset

D. Địa chỉ vật lý = địa chỉ đoạn*10+Địa chỉ offset

Câu 455 :
Địa chỉ nền đoạn nhớ 

A. là địa chỉ vật lý của ô nhớ có địa chỉ vật lý cao nhất trong đoạn nhớ đó

B. là địa chỉ vật lý của ô nhớ có địa chỉ vật lý thấp nhất trong đoạn nhớ đó

C. được xác định bằng Địa chỉ đoạn*10

D. được xác định bằng Địa chỉ đoạn *10002

Câu 456 :
Chọn ý đúng nhất: Trong máy vi tính, RAM 

A. Là bộ nhớ chính trong máy tính

B. Có chức năng chứa các phần mềm hệ thống (hệ điều hành)

C. Có chức năng chứa dữ liệu của Chuong trình ứng dụng

D. Là viết tắt của cụm từ Random Access Memory

Câu 457 :
Lệnh chuyển dữ liệu MOV [2345h], AX thực hiện công việc 

A. chuyển giá trị 2345 vào thanh ghi AX

B. chuyển giá trị trong ô nhớ DS:[2345h] vào AX

C. chuyển giá trị trong AX vào ô nhớ DS:[2345h]

D. chuyển giá trị trong ô nhớ SS:[2345h] vào AX

Câu 458 :
Kết quả của lệnh chuyển dữ liệu MOV [2345h],[72h] là: 

A. Lỗi vì không chuyển trực tiếp giá trị từ ô nhớ sang ô nhớ

B. Chuyển giá trị ô nhớ [72 h] vào ô nhớ [2345h].

C. Chuyển giá trị  ô nhớ [72 h] vào ô nhớ DS:[2345h].

D. Hoán đổi giá trị của 2 ô nhớ : 2345h và 72h

Câu 459 :
Trong kiến trúc xử lý 16 bít, cặp thanh ghi DS: SI 

A. trỏ đến ô nhớ trong đoạn dữ liệu

B. trỏ đến ô nhớ trong đoạn dữ liệu đích

C. trỏ đến đoạn nhớ chứa ô nhớ trong đoạn dữ liệu

D. trỏ đến ô nhớ chứa xâu ký tự

Câu 461 :
Trong CPU với 1 đường ống thực hiện lệnh theo 5 công đoạn thì khi áp dụng kỹ thuật đường ống

A. tốc độ xử lý lệnh của CPU tăng lên 5 lần

B. tốc độ xử lý lênh của CPU còn phụ thuộc vào địa chỉ toán hạng

C. tốc độ xử lý lệnh của CPU chỉ tăng lên thực sự khi thực hiện ở cơ chế đơn nhiệm

D. tốc độ xử lý lệnh của CPUchỉ tăng lên thực sự khi thực hiện ở cơ chế đa nhiệm

Câu 462 :
Với lệnh được thực hiện theo 5 giai đoạn thì theo kỹ thuật đường ống

A. tốc độ xử lý lệnh sẽ tăng lên 5 lần

B. trong một chu kỳ máy CPU thực hiện được 5 giai đoạn lệnh khác nhau của 5 lệnh

C. trong một chu kỳ máy CPU thực hiện được 5 giai đoạn  của 5 lệnh khác nhau

D. trong một chu kỳ máy CPU có thể thực hiện được tối đa 5 giai đoạn lệnh khác nhau của 5 lệnh

Câu 463 :
Với lệnh được thực hiện theo 5 giai đoạn và CPU có 2 đường ống thì theo kỹ thuật xử lý song song mức lệnh

A. Tốc độ xử lý lệnh sẽ tăng lên 10 lần

B. Trong một chu kỳ máy CPU thực hiện được 5 giai đoạn  của 2 lệnh khác nhau

C. Trong một chu kỳ máy CPU có thể thực hiện được 2 giai đoạn lệnh giống nhau của nhau của 2 lệnh

D. Câu trả lời khác

Câu 464 :
Thành phần quan trọng nhất của máy tính số là: 

A. Bộ nhớ trong 

B. CPU 

C. Bộ nhớ ngoài 

D. Các thiết bị vào/ra dữ liệu

Câu 465 :
Để thực hiện chương trình đã có trong bộ nhớ thì 

A. CPU nạp toàn bộ các lệnh từ bộ nhớ rồi giải mã ,thực hiện

B. CPU nhập tuần tự các lệnh từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện

C. Bộ nhớ chủ động gửi lệnh và dữ liệu liên quan cho CPU thực hiện

D. Các lệnh của chương trình đã được giải mã sẵn ở bộ nhớ, CPU chỉ việc nhập và thực hiện

Câu 466 :
Để thực hiện việc đọc/ghi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ cần sử dụng đến

A. chỉ Bus dữ liệu là đủ

B. Bus dữ liệu để truyền dữ liệu và bus điều khiển để điều khiển việc truyền dữ liệu

C. Bus dữ liệu và bus địa chỉ

D. Cả bus dữ liệu bus điều khiển và bus địa chỉ

Câu 467 :
Trong máy vi tính PC địa chỉ vật lý của các thiết bị vào/ra do: 

A. Hệ điều hành gán cho thiết bị

B. Người sử dụng gán cho thiết bị

C. Nhà sản xuất gán cho thiết bị

D. Trình điều khiển gán cho thiết bị

Câu 468 :
Chương trình đầu tiên máy tính PC thực hiện khi khởi động là: 

A. Chương trình kiểm tra hệ thống POST

B. Chương trình điều khiển các thiết bị chuẩn

C. Chương trình đọc cung khởi động

D. Chương trình quét ROM mở rộng

Câu 469 :
Trong PC bộ phận phần cứng nào sau đây đóng vai trò điều khiển hầu hết các thiết bị khác:

A. Bộ nhớ

B. Ổ đĩa cứng

C. Bản mạch chính  

D. Vi xử lý trung tâm

Câu 471 :
Những chương trình đầu tiên được thực hiện khi khởi động máy vi tính PC nằm ở:

A. Bộ nhớ RAM

B. ổ đĩa khởi động

C. Bộ nhớ ROM

D. Thiết bị CMOS

Câu 472 :
Trong cơ chế quản lý bộ nhớ theo phân đoạn chế độ thực sử dụng 20 bits địa chỉ, địa chỉ đoạn được hiểu là:

A. Địa chỉ của đoạn nhớ

B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ nền đoạn

C. 16 bits cao nhất của địa chỉ vật lý ô nhớ nền đoạn

D. Địa chỉ logic của ô nhớ nền đoạn

Câu 473 :
Máy tính không thể chạy được các chương trình được khi không có:

A. Bộ nhớ

B. Bàn phím

C. Màn hình

D. Chuột

Câu 474 :
Khẳng định nào là SAI trong các khẳng định sau: 

A. Thiết bị ngoại vi được kết nối với CPU thông qua thiết bị giao diện

B. Thiết bị giao diện nào thường cũng có 3 loại thanh ghi:dữ liệu, điều khiển, trạng thái

C. Thiết bị giao diện được thiết kế tuân theo 1 chuẩn nào đó

D. Sự có mặt của thiết bị giao diện là không cần thiết khi tốc độ làm việc của thiết bị ngoại vi ngang bằng với tốc độ làm việc của CPU

Câu 475 :
Bus địa chỉ trong máy tính 

A. Truyền các tín hiệu địa chỉ từ bộ nhớ tới CPU

B. Truyền các tín hiệu địa chỉ từ CPU tới bộ nhớ và tới các thiết bị vào ra(1)

C. Dùng đề truyền các tín hiệu địa chỉ từ DMAC tới bộ nhớ, từ DMAC tới các thiết bị vào/ra(2)

D. Kết hợp (1) và (2)

Câu 476 :
Mã lệnh là: 

A. Mật mã cho biết lệnh cần thực hiện nằm ở đâu trong bộ nhớ

B. Chuỗi số nhị phân chứa thông tin về các thao tác cần thiết để thực hiện lệnh

C. Chuỗi số nhị phân chỉ ra lệnh nằm ở đâu trong bộ nhớ

D. Là chuỗi số nhị phân do người lập trình gán cho câu lệnh

Câu 477 :
Khả năng quản lý bộ nhớ vật lý của CPU phụ thuộc vào

A. Số đường bus địa chỉ

B. Số đường bus dữ liệu

C. Các đường địa chỉ và đường dữ liệu

D. Số lượng đường địa chỉ và đường dữ liệu

Câu 478 :
Trong một đoạn chương trình viết bằng ASM có đoạn mã sau: MOV Ax,[Bx] ;Ý nghĩa của lệnh trên là

A. Đưa nội dung của BX vào Ax

B. Đưa nội dung ô nhớ có địa chỉ logic nằm trong Bx vào Ax

C. Đưa nội dung ô nhớ có địa chỉ vật lý nằm trong Bx vào Ax

D. Đưa nội dung ô nhớ có địa chỉ đoạn nằm trong DS, địa chỉ offset nằm trong Bx vào Ax

Câu 479 :
Trong cơ chế quản lý phân đoạn chế độ bảo vệ, bộ mô tả đoạn nằm trong

A. Bảng LDT, GDT hoặc IDT

B. Chỉ nằm trong LDT

C. Chỉ nằm trong GDT

D. Nằm ở GDT và LDT

Câu 480 :
Thực hiện lệnh theo cơ chế đường ống 

A. Làm tăng tốc độ thực hiện lệnh lên nhiều lần so với cách thực hiện tuần tự hết các giai đoạn của lệnh rồi mới chuyển sang lệnh khác (1)

B. Chỉ thực hiện được với vi xử lý intel pentium trở đi (2)

C. Cũng có trường hợp làm giảm tốc độ thực hiện lệnh (3)

D. Kết hợp (1) và (3)

Câu 481 :
Hoạt động đa nhiệm trong PC được hiểu là 

A. Các nhiệm vụ được thực hiện song song tại cùng một thời điểm

B. Các nhiệm vụ được thực hiện xen kẽ nhau

C. Các nhiệm vụ được thực hiện tuần tự, thực hiện xong nhiệm vụ này rồi chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác

D. CPU có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ

Câu 482 :
Trong kỹ thuật song song mức lệnh ILP 

A. Các lệnh được thực hiện song song bởi 2 CPU

B. Các lệnh được thực hiện đồng thời trên nhiều đường ống khác nhau

C. Trong bất kì trường hợp nào cũng thực hiện được song song các lệnh trên các đường ống

D. Chỉ có các lệnh có liên quan đến nhau mới có thể được thực hiện song song trên các đường ống

Câu 483 :
Trong cơ chế quản lý bộ nhớ trong chế độ thực ES : OFFSET trỏ tới

A. Ô nhớ trong đoạn mã lệnh

B. Ô nhớ trong đoạn dữ liệu

C. Ô nhớ trong đoạn mở rộng

D. Ô nhớ trong đoạn ngăn xếp

Câu 484 :
Khẳng định nào là đúng 

A. Thời gian để truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ ROM ngắn hơn so với thời gian để truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ RAM

B. Người lập trình có thể thay đổi nội dung bộ nhớ ROM qua chương trình

C. Không nhất thiết phải cần đến nguồn nuôi khi muốn đọc dữ liệu từ ROM

D. Tốc độ đọc dữ liệu từ bộ nhớ ROM chậm hơn so với tốc độ đọc dữ liệu từ bộ nhớ RAM

Câu 488 :
Trong chế độ thực 2 ô nhớ có địa chỉ logic 3000h:A599h và 3001h:A589h là 2 ô nhớ

A. Có địa chỉ vật lý liền kề

B. Có cùng địa chỉ vật lý

C. Thuộc 2 đoạn nhớ và có địa chỉ vật lý khác nhau

D. Có địa chỉ vật lý sai khác nhau 10h

Câu 489 :
Khi chạy đoạn chương trình: for i:= 1 to length(st) do writeln(st[i]). Với st là xâu ký tự thì nội dung thanh ghi

A. DI tăng lên 1 sau mỗi lần lặp

B. DI và SI giảm đi 1 sau mỗi lần lặp

C. SI tăng lên 1 sau mỗi lần lặp

D. DI và SI tăng lên 1sau mỗi lần lặp

Câu 490 :
Khi chạy đoạn chương trình: for i:=length(st) down to 1 do writeln(st[i]). Với st là xâu ký tự thì nội dung thanh ghi

A. DI và SI tăng lên 1sau mỗi lần lặp

B. DI và SI giảm đi 1 sau mỗi lần lặp

C. SI giảm đi 1 sau mỗi lần lặp

D. DI giảm đi 1 sau mỗi lần lặp

Câu 492 :
Khi CPU thực hiện lệnh với số lần lặp là 10 thì giá trị bắt đầu của

A. Thanh ghi CX=000Ah

B. Thanh ghi CX=10h

C. Byte cao của thanh ghi CX bằng 0000 1010b

D. Byte thấp của thanh ghi CX bằng 00001010b

Câu 493 :
Khi CPU thực hiện lệnh vào ra dữ liệu với thiết bị có địa chỉ là 301h thì giá trị các bit trong thanh ghi DX là

A. 00000011000000012

B. 0011000000012

C. 11000000012

D. Giá trị khác với các giá trị đã nêu trên

Câu 495 :
Khi CPU thực hiện lệnh theo kỹ thuật song song mức lệnh thì cách viết lệnh nào sau đây là hợp lý hơn

A. a:= x + 10; b:=a + 10; (1)

B. a:= x + 10; b:=x + 20; (2)

C. b:= x + 20; a:=b -10;   (3)

D. Cả (1) (2) (3) đều không thể thực hiện được theo kỹ thuật song song mức lệnh

Câu 498 :
Phép cộng nào sau đây không thực hiện được 

A. Phép cộng AH và AL

B. Phép cộng BH và DL

C. Phép cộng CX và AL

D. Phép cộng CX và AX

Câu 499 :
Trong máy tính số, bộ nhớ DRAM được coi là 

A. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh

B. Bộ nhớ bán dẫn động

C. Bộ nhớ Cache

D. Bộ nhớ bán dẫn

Câu 500 :
Cấu trúc một khối Cache gồm các phần 

A. Số hiệu thẻ - bit cờ F – khối dữ liệu

B. Số thứ tự khối cache – bit cờ F – khối dữ liệu

C. Vị trí khối trong Cache – bit cờ F – khối dữ liệu

D. Khối dữ liệu – số thứ tự khối cache - Vị trí khối trong Cache

Câu 501 :
Trong chế độ bảo vệ theo cơ chế phân trang, cấu trúc của hệ thống quản lý trang gồm các phần:

A. Thư mục trang, bảng trang và trang

B. Thư mục trang, lối vào thư mục trang, bảng trang, lối vào bảng trang và trang

C. Lối vào thư mục trang PDE, lối vào bảng trang PTE và trang

D. Thư mục trang, lối vào thư mục trang, bảng trang, lối vào bảng trang

Câu 502 :
Địa chỉ vật lý của ô nhớ cần truy nhập trong chế độ bảo vệ theo cơ chế phân trang với CPU 32 bit được xác định

A. Từ địa chỉ nền của trang và địa chỉ offset

B. Bằng cách kết hợp 20 bit cao của địa chỉ nền trang và  12 bit thấp là địa chỉ offset

C. Bằng cách kết hợp 20 bit cao của địa chỉ nền trang và các bits A11-A0 của địa chỉ tuyến tính

D. Từ thông tin lối vào bảng trang PTE và địa chỉ tuyến tính

Câu 503 :
Khi truy nhập khối Cache với Cache có 4 khối và bus địa chỉ 24 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ tách

A. 4 bit đia chỉ để xác định vị trí khối cache trong bộ nhớ cache

B. 2 bit địa chỉ đưa vào thanh ghi địa chỉ  bộ nhớ MAR

C. các bit địa chỉ A1A0 đưa vào thanh ghi địa chỉ bộ nhớ MAR

D. 22 bit để xác định số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

Câu 504 :
Mục đích tổ chức bộ nhớ phân cấp là 

A. Phối hợp nhịp làm việc của CPU và bộ nhớ

B. Tăng tốc độ (trung bình) truy xuất hệ thống bộ nhớ

C. Phối hợp nhịp làm việc của CPU và bộ nhớ và tăng độ tin cậy của quá trình truy xuất bộ nhớ

D. Tăng tốc độ (trung bình) truy xuất hệ thống bộ nhớ và tăng dung lượng nhớ

Câu 505 :
Cơ sở để tổ chức bộ nhớ phân cấp là 

A. Tại một thời điểm CPU chỉ truy xuất dữ liệu nằm trong một vùng nhớ có kích thước nhỏ

B. Trong thời khoảng xác định CPU chỉ truy xuất dữ liệu nằm trong một vùng nhớ có kích thước nhỏ

C. CPU chỉ cần truy xuất dữ liệu nằm trong vùng nhớ có kích thước nhỏ khi thực hiện lệnh trong chương trình

D. Kỹ thuật điện tử bán dẫn và công nghệ chế tạo bộ nhớ phát triển

Câu 506 :
Khẳng định nào sau đây là đúng 

A. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào DRAM nhanh hơn so với truy nhập vào Cache

C. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào Cache, DRAM là như nhau

D. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào DRAM nhanh hơn so với truy nhập vào bộ nhớ thứ cấp

Câu 507 :
Trong mô hình tổ chức bộ nhớ theo phân cấp thì 

A. DRAM chiếm phần dung lượng lớn nhất

B. Cache chiếm dung lượng lớn hơn DRAM

C. Bộ nhớ thứ cấp chiếm dung lượng lớn nhất

D. DRAM và bộ nhớ thứ cấp chiếm dung lượng bằng nhau

Câu 508 :
Trong mô hình tổ chức bộ nhớ theo phân cấp sự xuất hiện của bộ nhớ cache với mục đích chính là:

A. Giảm thời gian trung bình truy nhập bộ nhớ

B. Tăng khả năng lưu trữ của hệ thống nhớ

C. Giảm thời gian trung bình truy nhập bộ nhớ và tăng khả năng lưu trữ của hệ thống nhớ

D. Giảm tải cho bộ nhớ DRAM

Câu 509 :
Bộ nhớ cache được sử dụng để 

A. Lưu trữ các lệnh và dữ liệu thường được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện chương trình

B. Lưu trữ những chương trình có tần suất sử dụng cao

C. Lưu trữ những chương trình quan trọng của hệ điều hành

D. Bổ sung dung lượng nhớ cho DRAM khi cần thiết

Câu 511 :
Về mặt logic một khối trong bộ nhớ cache 

A. Chỉ chứa dữ liệu

B. Chứa số hiệu thẻ, bit cờ và khối dữ liệu

C. Chứa khối dữ liệu và bit cờ

D. Chứa địa chỉ của các ô nhớ có dữ liệu hay được sử dụng

Câu 512 :
Trong máy tính PC bộ nhớ cache 

A. Được cấu tạo từ bán dẫn

B. Có dung lương nhớ nhỏ hơn hoặc bằng bộ nhớ chính

C. Có vị trí trung gian giữa CPU và bộ nhớ chính

D. Có tốc độ truy xuất nhanh hơn

Câu 513 :
Bit cờ F trong khối Cache 

A. Dùng để xác định việc thực hiện ghi dữ liệu từ khối cache ra bộ nhớ chính trong kỹ thuật ghi xuyên

B. Dùng để xác định việc thực hiện ghi dữ liệu từ khối cache ra bộ nhớ chính trong kỹ thuật sao lưu

C. Dùng để xác định sự thay đổi nội dung của dữ liệu trong Cache

D. Có giá trị bằng 1 khi có sự thay đổi dữ liệu trong Cache

Câu 515 :
Khi truy nhập bộ nhớ cache với cache có 8 khối và bus địa chỉ 24 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ dùng

A. 4 bit để xác đinh vị trí khối cache

B. 8 bit thấp để xác định vị trí khối cache

C. 3 bit để xác định vị trí khối cache

D. 3 bit A23A22A21 để xác định vị trí khối cache

Câu 516 :
Khi áp dụng kỹ thuật ghi xuyên trong thao tác ghi bộ nhớ thì

A. Thời gian ghi bộ nhớ giảm

B. Thời gian ghi bộ nhớ tăng

C. Cần phải sử dụng bit cờ trong khối cache

D. Nội dung bộ nhớ chính có thể thay đổi

Câu 517 :
Bộ nhớ thứ cấp chiếm 

A. Toàn bộ dung lượng ổ đĩa cứng vật lý

B. Toàn bộ dung lượng phân vùng có cài đặt hệ điều hành

C. Một phần (nhỏ) dung lượng của phân vùng cài đặt hệ điều hành

D. Một phần (nhỏ) dung lượng ổ đĩa cứng vật lý

Câu 518 :
Tỷ lệ quy chiếu “trúng” cache là cao hay thấp tuỳ thuộc vào

A. Dung lượng của cache

B. Tỷ lệ dung lượng của cache so với dung lượng của DRAM

C. Thuật toán nạp dữ liệu vào cache của hệ điều hành

D. Tỷ lệ giữa dung lượng của cache và tổng dung lượng các thanh ghi

Câu 519 :
Trong cơ chế quản lý bộ nhớ theo phân trang để xác định được địa chỉ vật lý của ô nhớ cần dựa vào

A. Địa chỉ tuyến tính của ô nhớ

B. Địa chỉ logic của ô nhớ

C. Địa chỉ tuyến tính, các thanh ghi điều khiển, vị trí thư mục trang, vị trí bảng trang, vị trí trang

D. Địa chỉ tuyến tính, nội dung của CR3

Câu 520 :
Trong chế độ bảo vệ theo cơ chế quản lý bộ nhớ phân trang giả sử địa chỉ tuyến tính 32 bit có giá trị 567A9541h, thì địa chỉ vật lý của ô nhớ cần truy nhập có thể là

A. 0101011001111010001110010101010100012

B. 0101011001111010001110010101011000012

C. 0111110000111100001110010101010000012

D. 0101011001111010001110010101110000012

Câu 522 :
Khi truy nhập bộ nhớ cache với cache có 8 khối và bus địa chỉ 32 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ dùng

A. 24 bit để xác đinh số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

B. 40 bit để xác định khối cache cần truy nhập

C. 29 bit để xác định số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

D. 8 bit để xác định vị trí khối cache cần truy nhập

Câu 524 :
Trong máy vi tính PIC 8259 có chức năng 

A. Gửi tín hiệu yêu cầu ngắt INT tới CPU và nhận tín hiệu trả lời INTA

B. Nhận tối đa 8 yêu cầu ngắt từ các thiết bị

C. Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt tương ứng với số hiệu ngắt nhận được

D. Nhận các yêu cầu ngắt từ các thiết bị, xác định ngắt ưu tiên, cung cấp số hiệu ngắt cho CPU và cho phép/cấm các yêu cầu ngắt kích hoạt hệ thống ngắt cứng

Câu 525 :
Hệ thống ngắt cứng trong máy vi tính 

A. Sử dụng 2 PIC8259 ghép tầng theo lối chủ/thợ với chân INT của PIC thợ được nối với chân IRQi của PIC chủ

B. Sử dụng 2 PIC8259 ghép tầng theo lối chủ/thợ với chân INT của PIC chủ được nối với chân IRQi của PIC thợ

C. Có thể nhận được tối đa 16 yêu cầu ngắt IRQi

D. Gửi các tín hiệu yêu cầu ngắt tới CPU

Câu 526 :
Hệ thống DMA trong máy vi tính 

A. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMACsố 2

B. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DACK của DMACsố 2

C. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMACsố 2

D. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DACK của DMACsố 2

Câu 527 :
Trong máy vi tính DMAC8237 

A. Nhận các yêu cầu DRQi từ thiết bị và gửi tín hiệu DACK tới thiết bị

B. Gửi tín hiệu HOLD tới CPU và nhận tín hiệu trả lời HLDA

C. Nhận tín hiệu yêu cầu DRQi và điều khiển quá trình vào ra trực tiếp giữa bộ nhớ và thiết bị ngoại vi sau khi nhận được tín hiệu HLDA

D. Hỗ trợ CPU thực hiện quá trình vào ra dữ liệu trực tiếp giữa bộ nhớ và CPU khi có tín hiệu DRQi

Câu 528 :
DMAC8237 có thể hoạt động theo 1 trong 

A. 2 kiểu truyền dữ liệu

B. 3 kiểu truyền dữ liệu

C. 4 kiểu truyền dữ liệu

D. 5 kiểu truyền dữ liệu

Câu 529 :
Phương pháp vào/ra dữ liệu có thăm dò 

A. Có độ tin cậy cao hơn phương pháp vào ra theo định trình và phương pháp vào/ ra theo ngắt cứng do CPU có thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị

B. Là phương pháp vào ra dữ liệu do thiết bị vào ra chủ động khởi động quá trình vào ra

C. Là phương pháp có tốc độ vào/ra dữ liệu chậm do phải kiểm soát trạng thái làm việc của CPU

D. Phương pháp vào ra mà quá trình vào ra dữ liệu chỉ thực sự được thực hiện sau khi CPU đã thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị

Câu 530 :
Phương vào ra dữ liệu theo ngắt cứng 

A. Làm tăng hiệu quả làm việc của CPU

B. Có độ tin cậy cao hơn các phương pháp vào ra dữ liệu khác

C. Do CPU chủ động và điều khiển việc thực hiện quá trình vào ra dữ liệu

D. Được kích hoạt do thiết bị ngoại vi gửi yêu cầu IRQ tới CPU

Câu 531 :
Phương pháp vào ra dữ liệu kiểu truy nhập trực tiếp bộ nhớ

A. Là phương pháp thường được áp dụng khi vào ra dữ liệu với đĩa từ

B. Do thiết bị ngoại vi chủ động khởi động quá trình vào ra và CPU điều khiển quá trình vào ra

C. Là phương pháp vào ra dữ liệu bằng chương trình và do thiết bị DMAC điều khiển

D. Có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn và độ tin cậy thấp hơn phương pháp vào ra có thăm dò và theo ngắt cứng

Câu 532 :
Trong hệ thống máy tính chuẩn RS-232 áp dụng cho truyền tin qua

A. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp

B. Thiết bị giao diện vào ra song song

C. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp-song song

D. Thiết bị giao diện vào ra song song- nối tiếp

Câu 533 :
Chuẩn RS-232 quy định 

A. kích thước cáp nối giữa DTE và DCE là 20 mét

B. mức tín hiệu là 25V

C. sử dụng loại đầu nối 9 chân DB9

D. phương pháp truyền dữ liệu là không đồng bộ về pha

Câu 534 :
Trong cấu trúc phần cứng của các hệ thống vào/ra dữ liệu 

A. Thiết bị ngoại vi kết nối trực tiếp tới hệ thống bus

B. Thiết bị ngoại vi kết nối với hệ thống bus thông qua thiết bị giao diện

C. Trong một số trường hợp thiết bị giao diện là không cần thiết

D. Thiết bị ngoại vi vừa kết nối với thiết bị giao diện, vừa kết nối trực tiếp với hệ thống bus để tiện trao đổi dữ liệu

Câu 535 :
Thanh ghi trạng thái của thiết bị giao diện: 

A. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái kết quả thực hiện các lệnh vào/ra dữ liệu

B. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái có hỏng hóc hay không của thiết bị vào/ra

C. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của thiết bị giao diện và thiết bị ngoại vi

D. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của CPU

Câu 536 :
Trong việc vào/ra dữ liệu khi CPU muốn đưa dữ liệu ra thiết bị vào/ra thực chất là:

A. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu

B. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu và thanh ghi điều khiển

C. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, thanh ghi trạng thái

D. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, trạng thái, điều khiển

Câu 537 :
Trong việc vào/ra dữ liệu khi thiết bị ngoại vi gửi một dữ liệu cho máy tính dữ liệu này được đưa vào:

A. Thanh ghi trạng thái(1)

B. Thanh ghi dữ liệu(2)

C. Thanh ghi điều khiển(3)

D. Cả (1),(2),(3) đều đúng

Câu 538 :
Để CPU có thể thực hiện trao đổi thông tin với các thiết bị vào\ra với độ tin cậy cao thì

A. Chỉ cần kết nối tốt về mặt vật lý giữa thiết bị vào/ra và CPU

B. Kết nối về mặt vật lý không quan trọng mà quan trọng ở phương pháp vào/ra dữ liệu

C. Cần kết nối vật lý một cách thích hợp giữa CPU và thiết bị vào/ra

D. Ngoài kết nối vật lý thích hợp cần pahỉ áp dụng các phương pháp vào/ra dữ liệu thích hợp

Câu 539 :
Phương pháp vào/ra dữ liệu theo định trình 

A. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do CPU chủ động

B. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do các thiết bị vào/ra chủ động

C. Không thuộc nhóm nào trong 2 nhóm trên

D. Có thể xếp vào một trong các nhóm trên

Câu 540 :
Hai phương pháp nào sau đây thuộc cùng một nhóm các phương pháp vào/ra dữ liệu:

A. Vào/ra theo định trình và vào/ra theo ngắt cứng

B. Vào/ra có thăm dò và vào/ra theo kiểu DMA

C. Vào/ra theo ngắt cứng và vào/ra theo kiểu DMA

D. Vào/ra theo kiểu DMA và vào/ra theo định trình

Câu 541 :
Phương pháp vào ra theo thăm dò có ưu điểm là: 

A. Tốc độ vào/ra dữ liệu cao

B. Tăng hiệu quả làm việc của CPU

C. Có độ tin cậy cao

D. Chi phí thấp

Câu 542 :
Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng có ưu điểm là 

A. độ tin cậy rất cao và việc sử dụng phương pháp này làm tăng hiệu quả làm việc của CPU(1)

B. độ tin cậy rất cao, nhanh chóng, kịp thời(2)

C. tốc độ vào/ra dữ liệu cao, an toàn, chính xác(3)

D. Kết hợp (1),(2),(3)

Câu 543 :
Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo phương pháp có thăm dò với nhiều thiết bị thì có nhược điểm là:

A. Tốc độ vào/ra dữ liệu chậm(1)

B. Độ tin cậy của phương pháp giảm đi rất nhiều(2)

C. Độ tin cậy cao nhưng tốc độ vào/ra dữ liệu chậm

D. Kết hợp (1) và (2)

Câu 544 :
Ngắt cứng là 

A. Sự ngắt quãng làm việc đột ngột của CPU do trục trặc về phần cứng

B. Sự kiện CPU tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt

C. Sự ngắt quãng làm việc luân phiên của các thiết bị để tránh tình trạng phải làm việc trong khoảng thời gian dài liên tục

D. Sự kiện CPU bị tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt

Câu 545 :
Trong cấu trúc của hệ thống ngắt cứng PIC báo ngắt cho CPU thông qua:

A. Tín hiệu INT

B. Tín hiệu INTA

C. Tín hiệu IRQ

C. Tín hiệu IRQ

Câu 547 :
Ưu điểm nổi trội của phương pháp vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA là

A. Độ tin cậy cao

B. Tốc độ trao đổi dữ liệu cao(1)

C. Lượng dữ liệu trao đổi mỗi lần lớn(2)

D. Kết hợp cả hai phương án (1) và (2)

Câu 550 :
Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA thì: 

A. Dữ liệu được chuyển trực tiếp từ thiết bị vào/ra vào bộ nhớ dưới sự điều khiển của CPU

B. Dữ liệu được chuyển trực tiếp giữa thiết bị vào/ra và bộ nhớ dưới sự điều khiển của DMAC

C. Dữ liệu được CPU đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại

D. Dữ liệu được DMAC đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại

Câu 551 :
Chương trình con phục vụ ngắt có đặc điểm 

A. Hầu hết đã được viết sẵn và được phép sử dụng(1)

B. Địa chỉ của các chương trình này phải được đặt ở một vùng xác định là bảng vector ngắt nằm trong bộ nhớ chính(2)

C. Là những chương trình ngắn gọn đơn giản

D. Kết hợp cả 2 phương án (1) và (2)

Câu 552 :
Trong chế độ thực mỗi vector ngắt trong bảng vector ngắt chứa

A. Địa chỉ đoạn của đoạn nhớ chứa chương trình con phục vụ ngắt

B. Địa chỉ vật lý của 1 chương trình con phục vụ ngắt

C. Địa chỉ logic của 1 chương trình con phục vụ ngắt

D. Địa chỉ offset của ô nhớ đầu tiên trong chương trình con phục vụ ngắt

Câu 553 :
Hệ thống ngắt cứng trong PC/AT được xây dựng trên 

A. 2 PIC 8259 mắc song song

B. 1 PIC 8259

C. 2 PIC 8259 mắc nối tầng với nhau theo kiểu chủ-thợ

D. 2 PIC 8259 mắc nối tiếp với nhau

Câu 554 :
Trong hệ thống ngắt cứng ở chế độ ưu tiên cố định thì: 

A. IRQ0 có mức ưu tiên cao nhất

B. IRQ7 có mức ưu tiên cao nhất

C. Các IRQ có mức ưu tiên ngang nhau

D. Phương án trả lời khác

Câu 555 :
Chức năng nào sau đây không thuộc về PIC 8259 trong hệ thống ngắt cứng của PC/AT

A. Ghi nhận được 8 yêu cầu ngắt

B. Cho phép chọn và phục vụ các yêu cầu ngắt theo mức ưu tiên

C. Cung cấp cho CPU chương trình con phục vụ ngắt tương ứng với yêu cầu ngắt IRQi

D. Cho phép hoặc không cho phép các yêu cầu ngắt IRQi kích hoạt hệ thống ngắt

Câu 556 :
Thiết bị giao diện trong hệ thống máy tính 

A. Có 3 thanh ghi: điều khiển, dữ liệu và trạng thái

B. Có nhiều hơn 3 thanh ghi

C. Bao gồm thiết bị giao diện màn hình, thiết bị giao diện bàn phím, thiết bị giao diện đĩa cứng, đĩa mềm

D. Có các thanh ghi đều được gán địa chỉ xác định

Câu 557 :
Để hệ thống máy tính không thực hiện yêu cầu ngắt IRQi từ thiết bị vào/ra thì

A. Đặt bít thứ i của thanh ghi mặt nạ ngắt IMRi=1 và xóa bit cờ ngắt IF của thanh ghi cờ trong CPU=0

B. Đặt bít thứ i của thanh ghi mặt nạ ngắt IMRi=1 hoặc xóa bit cờ ngắt IF của thanh ghi cờ trong CPU=0

C. Đặt bít thứ i của thanh ghi mặt nạ ngắt IMRi=1 và thiết lập bit cờ ngắt của thanh ghi cờ trong CPU=1

D. Đặt bít thứ i của thanh ghi mặt nạ ngắt IMRi=1 hoặc thiết lập bit cờ ngắt của thanh ghi cờ trong CPU=1

Câu 558 :
Trong hệ thống ngắt cứng biết yêu cầu ngắt của thiết bị UART 8250/16450 tương ứng với tín hiệu IRQ4 của PIC 8259 “chủ”, để cấm IRQ4 kích hoạt hệ thống ngắt cứng thì

A. bit D4 của thanh ghi mặt nạ ngắt được đặt bằng 0

B. bit D4 của thanh ghi mặt nạ ngắt được đặt bằng 1

C. bit D4 của thanh ghi mặt nạ ngắt được đặt bằng 1 và các bit còn lại được đặt bằng 0

D. bit D4 của thanh ghi mặt nạ ngắt được đặt bằng 0 và các bit còn lại được đặt bằng 1

Câu 559 :
Thiết bị giao diện nối tiếp UART8250/16450 có chức năng

A. chuyển 1 byte dữ liệu (nhận từ CPU) dạng song song thành dạng nối tiếp…

B. nhận 1 byte dữ liệu nối tiếp và chuyển thành dạng song song …

C. nhận 1 byte dữ liệu dạng nối tiếp chuyển thành dạng song song và ngược lại chuyển

D. 1 byte dữ liệu (nhận từ CPU) dạng song song thành dạng nối tiếp, nhận 1 byte dữ liệu nối tiếp chuyển thành dạng song song và ngược lại chuyển 1 byte dữ liệu (nhận từ CPU) dạng song song thành dạng nối tiếp và tạo, nhận các tín hiệu bắt tay theo chuẩn RS-232

Câu 560 :
Trên sơ đồ ghép tầng 2 PIC 8259 để nhận biết PIC chủ có thể căn cứ vào các chân tín hiệu:

A. INTA của PIC(1)

B. INT của PIC (2)

C. -SP/-EN(3)

D. Kết hợp (2) và (3)

Câu 561 :
Tổng số chân tín hiệu địa chỉ và dữ liệu của DMAC8237 là

A. 24 chân tín hiệu

B. 24 chân tín hiệu với 8 chân tín hiệu dữ liệu, 16 chân tín hiệu địa chỉ

C. 16 chân tín hiệu

D. 16 chân tín hiệu với 8 chân tín hiệu dữ liệu

Câu 563 :
Biết kích thước dữ liệu truyền trong khuôn dạng dữ liệu truyền theo chuẩn RS-232 có thể là 5 bit, 6 bit, 7 bit, 8 bit vậy trong thanh ghi điều khiển đường truyền của thiết bị UART8250/16450 cần

A. 8 bit để xác định kích thước dữ liệu truyền

B.  4 bit để xác định kích thước dữ liệu truyền 

C. 3 bit để xác định kích thước dữ liệu truyền

D. 2 bit để xác định kích thước dữ liệu truyền

Câu 564 :
Trong quá trình vào/ra dữ liệu theo ngắt cứng 

A. Thiết bị ngoại vi chủ động khởi động quá trình vào/ra

B. Thiết bị vào/ra chủ động khởi động quá trình vào/ra

C. CPU hoặc thiết bị vào/ra chủ động khởi động quá trình vào/ra

D.  CPU chủ động khởi động quá trình vào/ra

Câu 565 :
PIC truyền số ngắt(con số đại diện cho địa chỉ chương trình con phục vụ ngắt) cho CPU bằng:

A. Bus dữ liệu

B.  Bus địa chỉ

C.  Bus điều khiển

D. Bus dữ liệu và bus địa chỉ

Câu 566 :
Trên sơ đồ ghép tầng 2 PIC 8259 để nhận biết PIC thợ có thể căn cứ vào các chân tín hiệu:

A. INT của PIC(1)

B. -SP/-EN(3)

C.  IRQ của PIC (2)

D. Kết hợp (1),(2),(3)

Câu 567 :
Giả sử nội dung của thanh ghi LCR(line control register) trong UART. Thì trong khung dữ liệu truyền có:
Giả sử nội dung của thanh ghi LCR(line control register) trong UART. Thì trong khung dữ liệu truyền có: (ảnh 1)

A. 5 bits dữ liệu

B. 6 bits dữ liệu

C. 7 bits dữ liệu

D. 8 bits dữ liệu

Câu 568 :
Giả sử nội dung của thanh ghi LCR(line control register) trong UART. Thì trong khung dữ liệu truyền có:
Giả sử nội dung của thanh ghi LCR(line control register) trong UART. Thì trong khung dữ liệu truyền có: (ảnh 1)

A. 4 bits dữ liệu  

B. 5 bits dữ liệu

C.  6 bits dữ liệu

D.  7 bits dữ liệu

Câu 569 :
Giả sử trong UART #1(có địa chỉ 3F8h), nội dung của thanh ghi LCR(line control register). Thì thanh ghi có địa chỉ 3f8h chứa
Giả sử trong UART #1(có địa chỉ 3F8h), nội dung của thanh ghi LCR(line control register). Thì thanh ghi có địa chỉ 3f8h chứa   (ảnh 1)

A. Dữ liệu truyền

B. Dữ liệu nhận

C. Byte cao hệ số chia tốc độ truyền

D. Byte thấp hệ số chia tốc độ truyền

Câu 570 :
Giả sử trong UART #1(có địa chỉ 3F8h), nội dung của thanh ghi LCR(line control register). Thì thanh ghi có địa chỉ 3F8h chứa:
Giả sử trong UART #1(có địa chỉ 3F8h), nội dung của thanh ghi LCR(line control register). Thì thanh ghi có địa chỉ 3F8h chứa: (ảnh 1)

A. dữ liệu

B. byte cao của hệ số chia tốc độ truyền

C. byte thấp của hệ số chia tốc độ truyền

D. hệ số chia tốc độ truyền

Câu 571 :
Cho nội dung thanh ghi mặt nạ ngắt của PIC 8259 là 80h nghĩa là

A. Cấm yêu cầu ngắt IRQ7 kích hoạt hệ thống ngắt cứng

B. Cho phép yêu cầu ngắt IRQ7 kích hoạt hệ thống ngắt cứng

C. Cấm yêu cầu ngắt IRQ7 và cho 7 yêu cầu ngắt còn lại kích hoạt hệ thống ngắt cứng

D. Cho phép yêu cầu ngắt IRQ7 và cấm 7 yêu cầu ngắt còn lại kích hoạt hệ thống ngắt cứng

Câu 573 :
Trong hệ thống máy tính để vào ra dữ liệu với bàn phím thường sử dụng

A. phương pháp vào ra do CPU chủ động

B. phương pháp vào ra do thiết bị ngoại vi chủ động

C. phương pháp vào ra có độ tin cậy cao

D. phương pháp vào ra có thăm dò (kiểm tra trạng thái phím nhấn)

Câu 575 :
Thanh ghi phục vụ ngắt ISR trong thiết bị PIC8259 có thể có các giá trị

A. 01h,04h,08h

B. 01h,02h,03h,04h

C. 02h,04h,06h,08h

D. 01h

Câu 576 :
Thiết bị giao diện nối tiếp UART8250/16450 có chức năng

A. chuyển 1 byte dữ liệu (nhận từ CPU) dạng song song thành dạng nối tiếp...

B. nhận 1 byte dữ liệu dạng nối tiếp và chuyển thành dạng song song ..

C. nhận 1 byte dữ liệu dạng nối tiếp chuyển thành dạng song song và ngược lại

Câu 577 :
Khi sử dụng máy tính để ghép nối với hệ đo nhiệt độ môi trường ta sử dụng phương pháp vào/ra sau là hợp lý:

A. Phương pháp vào/ra theo định trình

B. Phương pháp vào/ra có thăm dò

C. Phương pháp vào/ra theo kiểu DMA

D. Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng

Câu 578 :
Khi sử dụng máy tính để ghép nối điều khiển mô hình đèn giao thông ta sử dụng phương pháp vào/ra sau là hợp lý:

A. Phương pháp vào/ra theo kiểu DMA

B. Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng

C. Phương pháp vào/ra theo định trình

D. Phương pháp vào/ra có thăm dò

Câu 579 :
Khi ghép nối để truyền dữ liệu giữa hai máy tính qua cổng COM, phương pháp vào/ra hợp lý là:

A. Phương pháp vào/ra theo định trình(1)

B. Phương pháp vào/ra theo kiểu DMA(2)

C. Phương pháp vào/ra có thăm dò(3)

D. Kết hợp cả (1),(2),(3)

Câu 580 :
Khi sử dụng máy tính để ghép nối với hệ thống đếm số người qua lại ta sử dụng phương pháp vào/ra dữ liệu sau là hợp lý:

A. Phương pháp vào/ra theo kiểu DMA

B. Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng

C. Phương pháp vào/ra theo định trình

D. Phương pháp vào/ra có thăm dò

Câu 583 :
Giả sử nội dung của OCW1 là AA(h) thì IRQ nào sau đây bị cấm (che chắn) bởi PIC

A. IRQ7, IRQ5, IRQ3, IRQ1

B. IRQ6, IRQ4, IRQ2, IRQ0

C. IRQ1, IRQ2, IRQ3

D. Tất cả các IRQ

Câu 584 :
Giả sử nội dung của OCW1 là 55(h) thì IRQ nào sau đây bị cấm (che chắn) bởi PIC

A. IRQ7, IRQ5, IRQ3, IRQ1

B. IRQ6, IRQ4, IRQ2, IRQ0

C. IRQ1, IRQ2, IRQ3

D. Tất cả các IRQ

Câu 585 :
Giả sử nội dung của OCW1 là FF(h) thì IRQ nào sau đây bị cấm (che chắn) bởi PIC

A. IRQ7, IRQ5, IRQ3, IRQ1

B. IRQ6, IRQ4, IRQ2, IRQ0

C. Tất cả các IRQi

D. Không IRQi nào bị cấm

Câu 586 :
Mạch điện tử quét phím trong kiến trúc bàn phím theo phương pháp tạo mã quét có

A. Bộ đếm nhị phân và mạch mã hóa

B. Bộ đếm nhị phân và mạch giải mã 2-4

C. Mạch giải mã

D. Mạch mã hóa và giải mã

Câu 587 :
Mã quét bàn phím máy tính (có ma trận phím là 8x13) là

A. 8 bit

B. 13 bit

C. 16 bit

D. 21 bit

Câu 588 :
Hệ thống bàn phím máy tính gồm: 

A. Bàn phím và thiết bị giao diện bàn phím

B. Ma trận phím và mạch điện tử quét phím

C. Ma trận phím và thiết bị giao diện bàn phím

D. Ma trận phím, mạch giải mã và bộ đếm nhị phân

Câu 589 :
Phương pháp truyền dữ liệu giữa bàn phím và máy tính là

A. Đồng bộ

B. Nối tiếp không đồng bộ

C. Song song đồng bộ

D. Nối tiếp đồng bộ

Câu 590 :
Ổ đĩa cứng và ổ đĩa mềm thực hiện việc ghi đọc thông tin dựa trên cơ sở của hiện tượng vật lý

A. Cảm ứng điện

B. Cảm ứng từ

C. Quang điện

D. Cảm ứng điện từ

Câu 591 :
Mã quét của 4 phím ở 4 góc của bàn phím 16 phím là

A. 1111102,1111012,1110112,1101112

B. 0001112,1110002,1111002,0000112

C. 0001112,0011102,1101112,1111102

D. 0011112,0011102,1111002, 1110112

Câu 592 :
Các dây cột của ma trận phím 16 phím lần lượt có giá trị 

A. 00012,00102,01002,10002

B. 11112,11102,11002,10002

C. 01112,11102,11102,01112

D. 11102,11012,10112, 01112

Câu 593 :
Truyền tin giữa bàn phím và thiết bị giao diện bàn phím là kiểu truyền 

A. Nối tiếp không đồng bộ

B. Nối tiếp đồng bộ

C. Song song

D. Nối tiếp không đồng bộ theo chuẩn RS-232

Câu 594 :
Khi thực hiện việc đọc thông tin từ đĩa từ vào máy tính thì xảy ra hiện tượng vật lý sau:

A. Biến đổi từ thành điện(1)

B. Biến đổi điện thành từ(2)

C. Cả hai hiện tượng trên

D. Không hiện tượng nào trong (1) và (2)

Câu 597 :
Khi thiết kế bàn phím đơn giản với ma trận phím 16 hàng x 8 cột bộ đếm được sử dụng là:

A. Bộ đếm nhị phân 8 bits

B. Bộ đếm nhị phân 4 bits

C. Bộ đếm nhị phân 3 bits

D. Bộ đếm nhị phân 24 bits

Câu 599 :
Trong máy tính CPU là viết tắt của cụm từ nào sau đây: 

A. Central Proccesing Unit

B. Computer Processor Unit

C. Central Processing Unit

D. Center Processing Unit

Câu 600 :
Các thành phần chức năng cơ bản của máy tính số là

A. CPU, Mainboard, RAM và ROM, Màn hình, Bàn phím, Chuột

B. CPU, Mainboard, RAM và ROM, Màn hình, Bàn phím

C. CPU,thiết bị giao diện, thiết bị nhập/xuất, bộ nhớ

D. CPU,thiết bị nhập, thiết bị xuất, bộ nhớ

Câu 601 :
Các thông tin về cấu hình hệ thống máy tính chứa trong

A. ROM

B. RAM

C. Đĩa từ

D. RAM-CMOS

Câu 602 :
Chương trình xác lập cấu hình hệ thống máy tính chứa trong

A.  ROM

B. RAM

C. Đĩa từ

D. RAM-CMOS

Câu 603 :
Trong hệ thống máy tính, KC8042 (keyboard controller) là 

A. Thiết bị giao diện

B. Thiết bị điều khiển

C. Thiết bị vào/ra

D. Thiết bị ngoại vi

Câu 604 :
CPU 80286 được cấu thành từ 

A. Đơn vị thực hiện, đơn vị lệnh và đơn vị địa chỉ

B. ALU, CU và các thanh ghi

C. 3 đơn vị chính là IU, EU và AU

D. 4 đơn vị chính EU, IU, AU,BU

Câu 605 :
Chức năng của khối EU trong kiến trúc CPU Intel 80286 là:

A. Thực hiện các phép tính

B. Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ

C. Thực hiện các phép tính số học và logic

D. Thực hiện các lệnh đã được giải mã

Câu 606 :
Chức năng của khối IU trong kiến trúc CPU intel 80286 là: 

A. Thực hiện các phép tính

B. Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ

C. Thực hiện các phép tính số học và logic

D. Thực hiện các lệnh đã được giải mã

Câu 608 :
Trong chế độ thực cặp địa chỉ segment :offset của một ô nhớ được quan niệm là

A. Địa chỉ lệch của ô nhớ trong đoạn

B. Địa chỉ logic của ô nhớ

C. Địa chỉ vật lý của ô nhớ

D. Địa chỉ của một đoạn nhớ chứa ô nhớ

Câu 609 :
Địa chỉ segment của một ô nhớ được quan niệm là 

A. Địa chỉ lệch của ô nhớ trong đoạn

B. Địa chỉ logic của ô nhớ

C. Địa chỉ vật lý của ô nhớ

D. Địa chỉ đoạn của đoạn nhớ chứa ô nhớ

Câu 610 :
Địa chỉ offset của một ô nhớ được quan niệm là 

A. địa chỉ logic của ô nhớ

B. địa chỉ vật lý của ô nhớ

C. địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ

D. mang thông tin về độ lệch của địa chỉ ô nhớ so với địa chỉ nền đoạn nhớ

Câu 612 :
Các thanh ghi SS,CS,DS,ES 

A. Chứa địa chỉ đoạn của các đoạn ngăn xếp, mã lệnh, dữ liệu, mở rộng của chương trình đang thực hiện

B. Chứa địa chỉ đoạn của các đoạn mã lệnh, dữ liệu, mở rộng và ngăn xếp của chương trình đang thực hiện

C. Thuộc nhóm các thanh ghi đoạn vì có chức năng chứa địa chỉ đoạn của các đoạn nhớ

D. Chứa địa chỉ đoạn của các đoạn nhớ tương ứng của Chương trình đang thực hiện trong chế độ thực

Câu 613 :
Các thanh ghi trong CPU16 bit có thể truy nhập như là các thanh ghi 16 bit hoặc 8 bit là

A. Các thanh ghi đa năng

B. Các thanh ghi đoạn

C. Các thanh ghi địa chỉ

D. Các thanh ghi điều khiển

Câu 614 :
Trong thanh ghi cờ của CPU, khi bit cờ DF=1 thì 

A. DI giảm khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

B. SI tăng khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

C. SI, DI tăng khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

D. SI tăng, DI giảm khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

Câu 615 :
Trong thanh ghi cờ của CPU, khi bit cờ hướng DF=0 thì 

A. SI giảm khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

B. DI tăng khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

C. SI, DI giảm khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

D. SI giảm, DI tăng khi thực hiện các lệnh thao tác xâu ký tự

Câu 616 :
Trong chế độ bảo vệ với cơ chế quản lý bộ nhớ theo phân đoạn thì thanh ghi đoạn

A. Dùng để xác định địa chỉ tuyến tính của ô nhớ trong đoạn

B. Là bộ mô tả đoạn nhớ cần truy nhập

C. Dùng để xác định thông tin về bộ mô tả đoạn nhớ trong bảng bộ mô tả

D. Chứa địa chỉ đoạn của đoạn nhớ

Câu 617 :
Trong chế độ bảo vệ theo cơ chế phân đoạn, bộ chọn đoạn 

A. dùng để xác định vị trí bộ mô tả đoạn trong bảng bộ mô tả

B. chứa thông tin xác định vị trí bộ mô tả đoạn trong bảng bộ mô tả

C. chứa 3 thông tin về bộ mô tả đoạn

D. chứa thông tin về loại bảng bộ mô tả cần truy nhập

Câu 618 :
Đối với người sử dụng, chức năng cơ bản của máy tính số là: 

A. Thực hiện chương trình

B. Xử lý các phép tính số học

C. Xử lý các phép tính số học và logic

D. Xử lý tín hiệu số

Câu 619 :
Trong chế độ thực các thanh ghi đoạn dùng để: 

A. Chứa các đoạn nhớ

B. Chứa địa chỉ vật lý đoạn nhớ

C. Chứa địa chỉ đoạn

D. Chứa một đoạn thuộc chương trình

Câu 620 :
Khẳng định nào sau đây là SAI 

A. Toán hạng của lệnh có thể nằm ở bộ nhớ ngoài

B. Toán hạng của lệnh có thể nằm ở trong thanh ghi

C. Toán hạng của lệnh có thể nằm ở bộ nhớ trong

D. Toán hạng của lệnh có thể nằm ngay trong câu lệnh

Câu 621 :
1965 - 1980 là thế hệ của: 

A. Máy tính dùng đèn điện tử

B. Máy tính dùng mạch tích hợp

C. Máy tính dùng transistor

D. Máy tính cơ học

Câu 622 :
Máy tính điện tử là gì? 

A. Thiết bị lưu trữ thông tin

B. Thiết bị số hóa & biến đổi thông tin

C. Thiết bị lưu trữ & xử lý thông tin

D. Thiết bị tạo & biến đổi thông tin

Câu 623 :
Tham số nào của Bus cho biết đường dây của nó? 

A. Dải thông của Bus

B. Tần số của Bus

C. Độ rộng của Bus

D. Cả 3 ý trên

Câu 624 :
Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm? 

A. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào/ra

B. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi

C. Bộ nhớ vào/ra trong, CPU và khối phối ghép vào/ra, thiết bị ngoại vi

D. Bộ nhớ vào/ra trong, CPU, bộ nhớ ngoài và bộ phối ghép vào/ra, thiết bị ngoại vi

Câu 625 :
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? 

A. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: Bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình

B. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: Bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM

C. Phần cứng máy tính là chương trình được chạy trong bộ nhớ ROM

D. Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm

Câu 626 :
Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì? 

A. Phần mềm được cài đặt bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất

B. Hệ điều hành

C. Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào/ra cho máy tính

D. Phần mềm hệ thống

Câu 627 :
Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là? 

A. Hệ điều hành MS DOC

B. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS

C. Chương trình Driver cho Card màn hình máy tính

D. Phần mềm ứng dụng của người dùng

Câu 628 :
Trong kiến trúc xử lí 4 bits. Thanh MBR làm nhiệm vụ gì? 

A. Đọc dữ liệu từ ổ nhớ trong bộ nhớ

B. Ghi dữ liệu ra bộ nhớ

C. Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ

D. Đọc dữ liệu từ 1 ô nhớ trong bộ nhớ

Câu 629 :
Việc trao đổi giữa thiết bị ngoại vi và máy tính được thực hiện qua: 

A. Một thanh ghi điều khiển

B. Một cổng

C. Thanh ghi cờ

D. Thanh ghi AX

Câu 630 :
Phần mềm của máy tính là: 

A. Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối vào/ra được thực hiện một cách linh hoạt

B. Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính

C. Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM

D. Bộ vi xử lí và các mạch hỗ trợ cho nó

Câu 631 :
Trong các Bus sau, Bus nào là Bus một chiều? 

A. Bus dữ liệu bên trong bộ vi xử lý

B. Bus dữ liệu giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ

C. Bus địa chỉ

D. Bus điều khiển

Câu 632 :
1955 - 1965 là thế hệ của: 

A. Máy tính dùng đèn điện tử

B. Máy tính dùng mạch tích hợp VLSI

C. Máy tính dùng transistor

D. Máy tính cơ học

Câu 633 :
Trong các bộ phận sau, Bộ phận nào không thuộc Bộ xử lý trung tâm?

A. Đơn vị phối ghép vào ra

B. Khối số học và logic

C. Tập các thanh ghi đa năng

D. Khối điều khiển

Câu 634 :
Windows 2000 có thể cài đặt từ đĩa cứng với điều kiện. 

A. Đĩa cứng phân vùng FAT32

B. Phân vùng FAT32 (Logical) và copy I386 vào đó

C. Phân vùng FAT32 và copy I386 vào đó

D. Không thể cài được

Câu 635 :
Trong kiến trúc xử lí 4 bits. Thanh MAR làm nhiệm vụ gì? 

A. Đọc địa chỉ từ ổ nhớ trong bộ nhớ

B. Ghi dữ liệu ra bộ nhớ

C. Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ

D. Đọc dữ liệu từ 1 ô nhớ trong bộ nhớ

Câu 636 :
Khi cài Windows Server (2000, 2003) một điểm khác biệt so với Windows XP là:

A. Nhận cấu hình card mạng

B. Thiết lập bản quyền truy cập

C. Phân chia đĩa (đối với đĩa mới)

D. Xác định tên máy và password Adminnistrator

Câu 637 :
Điểm khác biệt khi cài xong Windows 2003 và Windows XP là gì?

A. Không cần cấu hình user đăng nhập

B. Phải boot lại máy

C. Phải nối mạng mới đăng nhập

D. Tự động đăng nhập vào tài khoản Administrator

Câu 638 :
Trong Windows 2003 có điểm khác biệt nào sau đây so với Windows XP:

A. Màn hình event views khi shutdown

B. Màn hình Turn off khi shutdown

C. Màn hình event tracker khi shutdown

D. Màn hình Welcome khi shutdown

Câu 639 :
Muốn chuyển Windows XP về màn hình đăng nhập bình thường ta dùng sử dụng chức năng nào sau đây?

A. Click phải trên Task bar chọn Properties, chọn Start Menu, chọn Classic

B. Vào Control Panel, user accounts, Change the way user log on/off, bỏ Welcome Screen

C. Click phải trên nút Start chọn Properties, chọn Classic Start Menu, Customize

D. Không phải ba cách trên

Câu 640 :
Trong Windows XP có điểm khác biệt nào sau đây về cấu trúc so với các phiên bản Windows khác:

A. Màn hình thảm cỏ xanh

B. Màn hình đồ hoạ không cần driver

C. Có nút start đồ hoạ 3D

D. Có hai chế độ màn hình logon

Câu 641 :
Khi phân vùng đĩa ta không active phân vùng chính, sau khi cho boot lại sẽ có thông báo?

A. Press any key to boot CD….

B. Press any key to continue…

C. MBR Error

D. Disk Error

Câu 642 :
Trong Windows 2000, XP, 2003 muốn bổ sung thêm các thành phần của nó ta chọn chức năng nào sau đây?

A. Control Panel/Add/New Hardware/New Hardware Detect

B. Control Panel/Add/Remove Programs/Windows Components

C. Control Panel/Add/Remove Programs/Add new Programs/Chọn Windows Components

D. Control Panel/Add/Remove Programs/Set Program Access and default

Câu 643 :
Phần mềm sao lưu nào sau đây có sẵn trong Windows?

A. Backup

B. WinRAR

C. Ghost

D. Tất cả có sẵn

Câu 644 :
Để bảo vệ máy tính không bị thay đổi ta dùng chương trình?

A. Deep Freeze

B. Deep Hoot

C. Deep Freege

D. Deep Cold

Câu 645 :
Phát biểu nào sau đây sai? 

A. Trong Windows có nhiều bộ mã của các quốc gia nhờ bảng mã Unicode

B. Bảng mã tiếng Việt VNI, TCVN, BK đã thống nhất thành Unicode VN

C. Bộ gõ hỗ trợ nhiều bảng mã và nhiều phương pháp gõ tiếng Việt

D. Tất cả phát biểu trên đều sai

Câu 646 :
Khi dùng bảng mã unicode ta được: 

A. Dùng rất nhiều ngôn ngữ

B. Có 65536 ký kiệu

C. Không dùng được các font VNI- 

D. Tất cả phát biểu trên đều đúng

Câu 647 :
Bộ nhớ nào cho phép truy cập ngẫu nhiên? 

A. DRAM

B. ROM

C. Cache

D. Cả 3 ý trên

Câu 648 :
Cổng USB có tên tiếng Anh: 

A. Unit Smart Button Port

B. Using System Brigde Port

C. Universal Serial Bus Port

D. Understand Supplemental Bus Port

Câu 649 :
Đặc điểm của bộ nhớ Cache là: 

A. Dung lượng lớn

B. Thời gian truy cập lớn

C. Dung lượng nhỏ

D. Thời gian truy cập nhỏ

Câu 650 :
Cho biết thành phần được gọi là phần mềm máy tính: 

A. Đĩa cứng

B. Bàn phím

C. Màn hình

D. Notepad

Câu 651 :
Cho biết thành phần không được gọi là phần cứng máy tính:

A. Quạt

B. Đĩa quang

C. Bộ nhớ

D. Tín hiệu điện

Câu 652 :
Trong kiến trúc Intel Core, tính năng truy xuất bộ nhớ thông minh có tên:

A. Smart Memory Access

B. Enhanced Intel SpeedStep

C. Virtualization Technology

D. Advanced Smart Cache

Câu 653 :
Cho biết tên của phần mềm ứng dụng: 

A. Unikey

B. Windows XP

C. Java

D. Norton Ghost

Câu 654 :
Hãng máy tính giới thiệu chip 2 nhân đầu tiên: 

A. Hãng máy tính HP

B. Hãng máy tính Compaq

C. Hãng máy tính Intel

D. Hãng máy tính IBM

Câu 655 :
Chip Intel Pentium đầu tiên ra đời vào năm: 

A. 1977 

B. 1971 

C. 1993 

D. 1990

Câu 656 :
Công nghệ 2 nhân cho phép: 

A. Tạo 2 CPU luận lý

B. Chỉ tạo 1 CPU với tốc độ tăng gấp 4 lần

C. Tạo 2 CPU vật lý

D. Tạo 2 CPU: 1 CPU vật lý và 1 CPU luận lý

Câu 660 :
Tại sao bộ nhớ trong của máy tính được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên?

A. Giá trị các ô nhớ là ngẫu nhiên

B. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kì là như nhau

C. Bộ nhớ gồm các module có thứ tự sắp xếp ngẫu nhiên

D. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kì là ngẫu nhiên

Câu 661 :
Người ta đánh giá sự phát triển của máy tính điện tử số qua các giai đoạn dựa vào các tiêu chí nào?

A. Tốc độ tính toán của máy tính

B. Mức độ tích hợp của các vi mạch điện tử trong máy tính

C. Chức năng của máy tính

D. Cả 3 ý trên đều OK

Câu 662 :
Theo chuẩn IEEE 754/85, số thực X biểu diễn dạng kép mở rộng (doubleextended) là:

A. X = (-1)S . 1,M . RE – 16383

B. X = (-1).S . 1,M . RE

C. X = (-1)S . 1,M . R.(E - 16383) 

D. X = (-1)S . 1,M. ER - 16383

Câu 664 :
Đơn vị truyền nhận giữa CPU và RAM là gì? 

A. Word 

B. Block 

C. MegaByte 

D. Byte

Câu 665 :
Diện tích sàn của siêu máy tính là: 

A. 401m2 

B. 402m2 

C. 403m2 

D. 404m2

Câu 666 :
Tốc độ truyền dữ liệu của chuẩn IEEE 1394a là? 

A. 100 Mbps 

B. 480 Mbps 

C. 400 Mbps 

D. 800 Mbps

Câu 668 :
Cổng giao tiếp màn hình đang được dung phổ biến hiện nay:

A. HDMI

B. AGP

C. DVI

D. Cả 3 ý trên đúng

Câu 669 :
Cổng DVI dùng để kết nối với thiết bị nào sau đây? 

A. Printer 

B. Scanner 

C. Monitor 

D. Fax

Câu 670 :
Đặc điểm của bộ nhớ SRAM: 

A. Phải được làm tươi theo chu kì

B. Không phải làm tươi theo chu kì

C. Thời gian truy cập lớn

D. Chi phí trên một bits nhớ thấp

Câu 671 :
Đặc điểm của bộ nhớ DRAM: 

A. Phải được làm tươi theo chu kì

B. Không phải làm tươi theo chu kì

C. Thời gian truy cập lớn

D. Chi phí trên một bits nhớ thấp

Câu 672 :
Đối với card màn hình onboard, để cài đặt driver một cách chính xác cần căn cứ vào?

A. Loại CPU và chip cầu nam

B. RAM và ổ đĩa cứng

C. Mã mainboard, chip cầu bắc

D. Không thể xác định

Câu 673 :
Mục nào sau đây trong Windows XP dùng để kiểm tra các thiết bị đã được cài đặt driver hay chưa?

A. System Infomation

B. Device Manage

C. System Configuration Utility

D. Registry Editor

Câu 674 :
Trong Device Manager có thể nhận biết các thiết bị chưa cài đặt driver tại mục:

A. Monitor

B. Other Device

C. System Devices

D. Computer

Câu 679 :
Trên thanh RAM có ghi thông số PC3200, vậy số 3200 có nghĩa là?

A. Tốc độ xung nhịp là 3200 MHz

B. Chỉ là mã để phân biệt với các RAM khác

C. Băng thông của RAM là 3200 Mb/s

D. Băng thông của RAM là 3200MB/s

Câu 680 :
Mục Quick Power On Self Test có tác dụng là? 

A. Kiểm tra cấu hình phần cứng

B. Rút ngắn thời gian của tiến trình POST

C. Thông báo lỗi trong tiến trình POST

D. Quản lý nguồn cho hệ thống

Câu 681 :
Biểu diễn số nguyên không dấu thì số 32 bit có giá trị trong khoảng:

A. 0-:-32767

B. 0-:-32768

C. 0-:-16384

D. 0-:-4 294 967 295

Câu 684 :
Trong máy tính, mọi thông tin và dữ liệu được biểu diễn bằng:

A. Số thập phân

B. Số bát phân

C. Số nhị phân

D. Số Hex

Câu 685 :
Bộ đếm chương trình (Program Counter-PC) có chức năng gì?

A. Dùng để lưu trữ các câu lệnh được đọc từ bộ nhớ

B. Xác định câu lệnh kế tiếp thực thi

C. Dùng để lưu dữ liệu hoặc để đọc trực tiếp

D. Dùng để lưu trữ dữ liệu được đọc vào từ bộ nhớ

Câu 686 :
Thanh ghi lệnh (Instruction Register-IR) có chức năng gì?

A. Dùng để lưu trữ các câu lệnh được đọc từ bộ nhớ

B. Xác định câu lệnh kế tiếp thực thi

C. Dùng để lưu dữ liệu hoặc để đọc trực tiếp

D. Dùng để lưu trữ dữ liệu được đọc vào từ bộ nhớ

Câu 687 :
Thanh ghi đệm dữ liệu vào/ra(Input/Ouput Buffer Register –I/O BR) có chức năng gì?

A. Dùng để lưu trữ các câu lệnh được đọc từ bộ nhớ

B. Xác định câu lệnh kế tiếp thực thi

C. Dùng để lưu dữ liệu hoặc để đọc trực tiếp

D. Dùng để lưu trữ dữ liệu được đọc vào từ bộ nhớ

Câu 688 :
Thanh ghi đệm dữ liệu(Memory Buffer Register –MBR) có chức năng gì?

A. Dùng để lưu trữ dữ liệu được đọc từ bộ nhớ

B. Xác định câu lệnh kế tiếp thực thi

C. Dùng để lưu dữ liệu hoặc để đọc trực tiếp

D. Dùng để lưu trữ dữ liệu được đọc vào từ bộ nhớ

Câu 689 :
Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra cháy RAM? 

A. Điện áp quá cao

B. Gắn RAM không đồng bộ với mainboard

C. Tháo lắp RAM khi nguồn đang hoạt động

D. RAM có bus lớn hơn FSB của mainboard

Câu 690 :
Hệ thống tập tin NTFS là từ viết tắt của cụm từ? 

A. New Technology File Standard

B. News Television Fill System

C. New Technology File System

D. Network Type File System

Câu 691 :
Trên 1 ổ đĩa cứng có thể phân chia tối đa thành mấy primary partition?

A. 3 primary và 1 extended

B. 5 primary

C. 4 primary hoặc 3 primary và 1 extended

D. 1 primary và 3 extended hoặc 4 primary

Câu 692 :
Tham số nào đặc trưng cho tốc độ truyền dữ liệu của Bus? 

A. Dải thông của Bus

B. Tần số của Bus

C. Độ rộng của Bus

D. Cả 3 ý trên

Câu 693 :
VGA card là một thiết bị giao tiếp giữa? 

A. Máy in và máy tính

B. Máy Scan và máy tính

C. Màn hình và máy tính

D. Máy tính và card net

Câu 694 :
Tìm câu sai nhất: Đơn vị xử lý trung tâm của máy tính (CPU):

A. Điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy tính

B. Thực hiện các phép logic

C. Là những thiết bị vật lý để điều khiển lập trình

D. Thực hiện các phép toán số học

Câu 695 :
Tìm câu sai nhất: Đơn vị số học và logic (ALU): 

A. Arithmetic and logical unit

B. Là những thiết bị vật lý để điều khiển lập trình

C. Thực hiện các phép logic

D. Thực hiện các phép toán số học

Câu 696 :
Tìm câu sai nhất: BUS của máy tính: 

A. Là tập hợp các dây dẫn vận chuyển thông tin trong hệ thống máy tính

B. Số lượng dây dẫn của bus dữ liệu càng lớn thì tốc độ vận chuyển càng nhanh


C. Là các kênh vận truyển luồng dữ liệu trong một đơn vị tính toán

D. Tốc độ máy tính cũng phụ thuộc vào tần số BUS hệ thống

Câu 697 :
Tìm câu sai nhất: DATA BUS: 

A. Tốc độ máy tính cũng phụ thuộc vào tần số Fclk của CPU

B. Số lượng dây dẫn của bus dữ liệu càng lớn thì tốc độ vận chuyển càng nhanh

C. Số lượng đường dẫn của bus dữ liệu là bội của tám

D. Là tập hợp các dây dẫn vận chuyển thông tin dữ liệu trong hệ thống

Câu 698 :
Tìm câu sai nhất: ADDRESS BUS: 

A. Là tập hợp các dây dẫn vận chuyển thông tin về địa chỉ trong hệ thống

B. Số lượng đường dẫn của bus địa chỉ có thể 16, 20, 24 và 32 bit

C. Là bus địa chỉ, truyền thông tin địa chỉ CPU- Memory, CPU-io ports

D. Tốc độ máy tính cũng phụ thuộc vào tần số BUS hệ thống

Câu 700 :
Tìm câu sai nhất: Các thiết lập cấu hình cho motherboard: 

A. Công tắc DIP

B. Các Jumpers

C. Là những thiết bị vật lý để điều khiển lập trình

D. CMOS chip

Câu 701 :
Tìm câu sai nhất: Cổng cắm bàn phím của máy tính: 

A. PS/2 

B. MIDI 

C. USB 

D. Thường có màu tím

Câu 703 :
Tổng số Core của siêu máy tính là: 

A. 299006 

B. 299007 

C. 299008 

D. 299009

Câu 708 :
Tốc độ 1x chuẩn của ổ đĩa CD-ROM thường có giá trị là:

A. 1024 KBps

B. 1500 KBps

C. 150 KBps

D. 2048 KBps

Câu 710 :
Tổng số node của siêu máy tính là: 

A. 18,687 node

B. 18,688 node

C. 18,689 node

D. 18,690 node

Câu 711 :
Thuật ngữ "RAM" là từ viết tắt của cụm từ? 

A. Read Access Memory

B. Recent Access Memory

C. Random Access Memory

D. Read And Modify

Câu 712 :
Bộ nhớ đệm bên trong CPU được gọi là? 

A. ROM 

B. DRAM 

C. Cache 

D. Buffer

Câu 714 :
Bộ nhớ Cache được cấu trúc từ loại bộ nhớ nào? 

A. SRAM 

B. DRAM 

C. ROM 

D. Flash ROM

Câu 715 :
Cách kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ nguồn? 

A. Nối dây màu xanh lá với dây màu đen

B. Nối dây màu cam với bất kỳ dây nào

C. Nối dây màu xanh lá với dây màu đỏ

D. Nối dây màu đỏ và màu vàng

Câu 716 :
Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của chuẩn USB 2.0 là? 

A. 1.5 Mbps 

B. 12 Mbps 

C. 400 Mbps 

D. 480 Mbps

Câu 718 :
Tuỳ chọn nào sau đây của chương trình Norton Ghost cho phép tạo tập tin ảnh cho 1 phân vùng trên đĩa cứng?

A. Local -> Partition -> To Partition

B. Local -> Disk -> To Image

C. Local -> Partition -> To Image

D. Local -> Partition -> From Image

Câu 719 :
DVD Combo có các chức năng nào sau đây? 

A. Đọc, ghi đĩa CD

B. Đọc, ghi đĩa DVD

C. Đọc đĩa CD, DVD và ghi đĩa CD

D. Đọc đĩa CD, DVD và ghi đĩa DVD

Câu 720 :
Ổ CD ROM 52X, chữ X có nghĩa là: 

A. Cho biết ổ đĩa có thể đọc ghi dữ liệu

B. Cho biết ổ đĩa có thể đọc dữ liệu

C. Là tốc độ quay của ổ đĩa

D. Là tốc độ quay trong 1 phút. 1X=150 vòng/phút

Câu 721 :
Trong Windows XP, cách nào sau đây không thể mở Task Manager?

A. Nhấn tổ hợp phím: Ctrl, Alt, Del

B. Nhấn tổ hợp phím: Ctrl, Shift, Esc

C. Click chuột phải vào thanh Taskbar chọn TaskManage

D. Chạy lệnh "taskmanager" trong hộp thoại Run

Câu 722 :
Trong quá trình kiểm tra và sửa chữa máy tính, vì sao chỉ nên cấp nguồn cho ổ đĩa cứng khi máy đã hoạt động tốt (POST thành công)?

A. Giúp tiến trình POST nhanh hơn

B. Tiết kiệm điện

C. Đảm bảo an toàn dữ liệu trên ổ đĩa cứng

D. Chưa có Hệ điều hành

Câu 723 :
Chức năng của bộ nhớ Cache trong máy tính là gì? 

A. Giúp mở rộng dung lượng bộ nhớ

B. Chứa các toán hạng là hằng số

C. Lưu, ghi dữ liệu mà bộ vi xử lý thường xuyên sử dụng

D. Lưu giữ các tham số hệ thống

Câu 724 :
Để có thể nghe được âm thanh thì cần phải cài đặt driver cho chip có mã số là?

A. Marvell 8010

B. Intel ® 82801EB AC’ 97

C. ALC 658

D. ST340011A

Câu 725 :
Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị nội vi? 

A. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Mouse

B. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, RAM

C. HDD, CD- ROM Drive, FDD, Keyboard

D. Monitor, Keyboard, Mouse, Scanner

Câu 728 :
Đặc điểm của dòng vi xử lý Celeron của Intel? 

A. Dùng cho người dùng phổ thông

B. Dùng cho người dùng cao cấp

C. Dùng cho máy chủ

D. Tốc độ xử lý cao

Câu 729 :
Công nghệ Dual Graphics được ứng dụng cho thiết bị nào sau đây? 

A. Processor

B. Memory

C. Mainboard

D. VGA Card

Câu 731 :
Tốc độ bus của RAM PC2-5400 là bao nhiêu MHz? 

A. 266 

B. 400 

C. 533 

D. 667

Câu 732 :
Chuẩn ATAPI dùng để kết nối với thiết bị nào sau đây? 

A. Tape 

B. HDD 

C. CDROM Drive 

D. FDD

Câu 733 :
Thiết lập jumper master cho ổ đĩa cứng để nhằm mục đích? 

A. Xác định ổ đĩa phụ

B. Theo mặc định của nhà sản xuất

C. Xác định ổ đĩa chính

D. Giúp tăng tốc truy xuất đĩa cứng

Câu 734 :
Khi nhận được thông báo lỗi "Non-system disk or disk error". Nguyên nhân là do?

A. Chưa cài hệ điều hành, boot sector bị lỗi

B. Dung lượng đĩa cứng bị hạn chế

C. Chưa gắn RAM

D. Chưa cài đặt driver

Câu 736 :
Ổ đĩa cứng hiện nay được phân loại theo những chuẩn giao tiếp nào? 

A. IDE, SATA, ATAP

B. ATA (PATA), SATA, SCSI

C. ATA, PATA, SATA

D. SCSI, SATA, IDE

Câu 737 :
Muốn chia sẽ máy scanner cho các phòng ban khác trong công ty cùng sử dụng, chúng ta có thể thiết lập tại mục nào trong hệ điều hành Windows XP?

A. Control Panel/ Printers and Fax

B. My Network Place

C. Computer Managemen

D. Không có chức năng chia sẻ

Câu 738 :
Bộ nhớ cache L2 sử dụng loại bộ nhớ RAM nào sau đây? 

A. DRAM 

B. SRAM 

C. SDR-SDRAM 

D. RDRAM

Câu 740 :
1642-1945 là thế hệ của: 

A. Máy tính dùng đèn điện tử

B. Máy tính cơ học

C. Máy tính dùng transistor

D. Máy tính dùng mạch tích hợp

Câu 741 :
Cần phải làm gì sau khi thay thế pin CMOS? 

A. Sử dụng chương trình Fdisk

B. Thiết lập cấu hình BIOS

C. Cài đặt lại Hệ điều hành

D. Định dạng lại ổ đĩa

Câu 742 :
Hệ đếm là gì? 

A. Hệ thống các kí hiệu để biểu diễn các số

B. Hệ thống các quy tắc & phép tính để biểu diễn các số

C. Tập hợp các kí hiệu và quy tắc sử dụng nó để biểu diễn chính xác và xác định giá trị các số

D. Hệ thống các phép tính

Câu 743 :
Công thức nào sau đây dùng để tính dung lượng cho ổ đĩa cứng? 

A. Cylinder * Track * Sector * 512 byte

B. Cylinder * Head * Sector * 512 bit

C. Cylinder * Head * Sector * 512 byte

D. Cylinder * Head * Track * Sector * 512 byte

Câu 745 :
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tốc độ các loại bộ nhớ? 

A. Bộ nhớ chính, bộ nhớ phụ, bộ nhớ cache

B. Bộ nhớ phụ, bộ nhớ chính, bộ nhớ cache

C. Bộ nhớ cache, bộ nhớ phụ, bộ nhớ chính

D. Bộ nhớ cache, bộ nhớ chính, bộ nhớ phụ

Câu 746 :
Khối nào sau đây không là khối cơ bản của CPU? 

A. Khối điều khiển

B. Khối định thì

C. Khối ALU

D. Khối bộ nhớ cache

Câu 747 :
Các công nghiệ, thiết bị nào đã từng được sử dụng làm bộ nhớ trung tâm của máy tính?

A. Băng từ

B. Xuyến từ

C. Trống từ

D. Cả ba đều đúng

Câu 748 :
Các thiết bị nào dưới đây không được xếp vào nhóm các thiết bị ngoại vi? 

A. RAM, ROM

B. Màn hình

C. Bàn phím và chuột

D. Đĩa cứng

Câu 750 :
Ai là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra con chip điện tử? 

A. Jack Kilby

B. Bill Gates

C. Steve Jobs

D. Pascal

Câu 751 :
Đĩa cứng là thiết bị thuộc loại? 

A. Bộ nhớ trong 

B. Bộ nhớ ngoài

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 752 :
Hệ thống tin học dùng để làm gì? 


A. Nhập và xử lí thông tin

B. Xuất và truyền thông tin

C. Lưu trữ thông tin

D. Các câu trên đều đúng

Câu 753 :
Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị vào? 

A. Digitizer 

B. Scaner 

C. Printer 

D. Cả A và B

Câu 754 :
Trong hệ đếm thập phân, giá trị của mỗi con số phụ thuộc vào? 

A. Bản thân chữ số đó

B. Vị trí của nó

C. Bản thân chữ số đó & vị trí của nó

D. Mối quan hệ giữa các chữ số trước và sau nó

Câu 755 :
Phần cứng máy tính là? 

A. Cấu tạo của máy tính về mặt vật lý

B. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

C. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 756 :
Công Nghệ Thông Tin là gì? 

A. Là ngành khoa học về niềm tin vào máy tính

B. Là ngành khoa học xã hội

C. Là ngành khoa học về việc thu thập và xử lý thông tin dựa trên năng lực của con người

D. Là khoa học về việc thu thập và xử lý thông tin dựa trên máy vi tính

Câu 757 :
Các thành phần cơ bản của 1 PC là? 

A. CPU, bộ nhớ, các thiết bị vào và các thiết bị ra

B. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị, các thiết bị ra và con người

C. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị vào và các thiết bị ra

D. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

Câu 758 :
Việc đầu tiên sau khi đã lắp ráp xong phần cứng máy tính ta cần phải làm gì?

A. Cài đặt Hệ điều hành

B. Cài phần mềm kế toán

C. Cài chương trình nghe nhạc

D. Các câu trên là đúng

Câu 760 :
Mainboard là gì? 

A. Bộ nhớ chính của máy tính 

B. Bộ xử lý trung tâm

C. Bảng mạch chính

D. Các câu trên đều sai

Câu 761 :
Case của máy PC là? 

A. Mạch chính của máy tính 

B. Một tên gọi khác của ổ cứng

C. Thùng máy

D. Gần giống với máy in

Câu 763 :
Thành phần RAM trong máy vi tính là? 

A. Phần mềm quản lý dữ liệu

B. Phần mềm lưu trữ dữ liệu

C. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên

D. Bộ nhớ chỉ đọc

Câu 764 :
RAM là viết tắt của từ? 

A. Range Access Memory

B. Random Analog Memory

C. Random Access Money

D. Random Access Memory

Câu 765 :
Mouse (con chuột) là? 

A. Thiết bị nhập chuẩn dữ liệu

B. Thiết bị dùng in dữ liệu

C. Thiết bị lưu trữ thông tin

D. Thiết bị dùng để điều khiển mũi tên trong giao diện đồ họa

Câu 766 :
Giai đoạn 1980-Nay là thế hệ của: 

A. Máy tính dùng đèn điện tử

B. Máy tính dùng mạch tích hợp VLSI

C. Máy tính dùng transistor

D. Máy tính cơ học

Câu 768 :
Thiết bị để lưu trữ dữ liệu là? 

A. Printer, HDD, FDD

B. CD, HDD, Projector

C. DVD, HDD, Monitor

D. DVD, Removable Disk, HDD

Câu 770 :
Để máy tính hoạt động tốt thì các thiết bị phải? 

A. Cùng hãng sản xuất

B. Cùng thời gian chế tạo

C. Cần đồng bộ

D. Là thiết bị mới sản xuất

Câu 771 :
Siêu máy tính Titan có thể xử lý được: 

A. 20 triệu tỷ phép tính/giây

B. 20 tỷ phép tính/giây

C. 20 triệu phép tính/giây

D. 20 phép tính/giây

Câu 772 :
Sound card là thiết bị Multimedia có tính năng? 

A. Chuyển tín hiệu sóng âm thành tín hiệu Digital và ngược lại

B. Giải mã các tín hiệu âm thanh bị lock

C. Câu A và B sai

D. Câu A và B đúng

Câu 773 :
Độ rộng của Bus được xác định bởi? 

A. Số đường dây dữ liệu của Bus

B. Số thành phần được kết nối tới Bus

C. Số Byte dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian

D. Số Bits dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian

Câu 774 :
Net Card là thiết bị dùng để? 

A. Kết xuất âm thanh 

B. Kết nối mạng

C. Kết xuất ra màn hình

D. Kết xuất ra máy in

Câu 775 :
Tần số Bus được đặc trưng cho: 

A. Tốc độ điều khiển các thành phần của máy tính

B. Tốc độ truyền dữ liệu trên Bus

C. Tốc độ phân phối tài nguyên trong máy tính

D. Tốc độ cấp phát bộ nhớ cho các thành phần trong máy tính

Câu 776 :
Dải thông But được xác định bởi: 

A. Số lượng Byte chuyển qua Bus trong một chu kì xung nhịp

B. Số lượng Bits chuyển qua Bus trong một chu kì xung nhịp

C. Số lượng Byte chuyển qua Bus trong một đơn vị thời gian

D. Số lượng Bits chuyển qua Bus trong một đơn vị thời gian

Câu 777 :
Tìm câu sai nhất: Các cổng ra của Sound card: 

A. Phone line 

B. Mic 

C. Line in 

D. MIDI

Câu 778 :
Chọn câu sai. Màn hình máy tính bao gồm: 

A. Màn huỳnh quang 

B. Súng bắn tia 

C. Bộ phận lái tia 

D. Ram video

Câu 779 :
Chọn câu đúng. Để truy cập thiết bị ngoại vi vào CPU có lệnh đọc giá trị từ cổng là:

A. IN địa chỉ cổng

B. OUT địa chỉ cổng

C. MOV địa chỉ cổng

D. Cả A,B,C địa chỉ cổng

Câu 780 :
Siêu máy tính Titan có điện năng tiêu thụ là: 

A. 7,2MW/giờ 

B. 8,2MW/giờ 

C. 9,2MW/giờ 

D. 10,2MW/giờ

Câu 781 :
Máy tính cá nhân bao gồm: 

A. Máy tính để bàn 

B. Máy tính xách tay 

C. Thiết bị di động 

D. Cả 3 câu trên

Câu 782 :
Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không phải là thiết bị ngoại vi?

A. Màn hình

B. RAM

C. Đĩa cứng

D. Bàn phím

Câu 783 :
1945-1955 là thế hệ của: 

A. Máy tính dùng đèn điện tử 

B. Máy tính cơ học 

C. Máy tính dùng transistor 

D. Máy tính mạch tích hợp

Câu 785 :
Tổng số bộ nhớ của siêu máy tính là: 

A. Hơn 740 TeraByte 

B. Hơn 730 TeraByte

C. Hơn 720 TeraByte

D. Hơn 710 TeraByte

Câu 787 :
Biểu diễn số nguyên không dấu thì số 16 bit có giá trị trong khoảng:

A. 0-:-65535

B. 0-:-16384

C. 0-:-65536

D. 0-:-32768

Câu 788 :
Máy tính đầu tiên ENIAC sử dụng linh kiện nào trong số các linh kiện sau?

A. Transistor lưỡng cực

B. Transistor trường

C. Đèn điện tử

D. IC bán dẫn

Câu 789 :
Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm: 

A. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra

B. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi

C. Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi

D. Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi

Câu 790 :
Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là: 

A. Hệ điều hành MS DOS


B. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS

C. Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính

D. Phần mềm ứng dụng của người dùng

Câu 791 :
Việc trao đổi dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và máy tính được thực hiện qua: 

A. Một thanh ghi điều khiển

B. Một cổng

C. Thanh ghi AX

D. Thanh ghi cờ

Câu 792 :
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào không thuộc bộ xử lý trung tâm:

A. Đơn vị phối ghép vào ra

B. Khối số học và logic

C. Tập các thanh ghi đa năng

D. Khối điều khiển

Câu 793 :
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào thuộc bộ xử lý trung tâm: 

A. Bộ nhớ trong

B. Đơn vị phối ghép vào ra

C. Tập các thanh ghi đa năng

D. Khối điều khiển Bus hệ thống

Câu 795 :
Người ta đánh giá sự phát triển của máy tính điện tử số qua các giai đoạn dựa vào tiêu chí nào trong các tiêu chí sau đây?

A. Tốc độ tính toán của máy tính

B. Mức độ tích hợp của các vi mạch điện tử trong máy tính

C. Chức năng của máy tính

D. Cả 3 tiêu chí trên

Câu 796 :
Chọn một phương án đúng trong các phương án sau: 

A. Máy Turing gồm một băng ghi (tape) và một bộ xử lý trung tâm

B. Máy Turing gồm một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn, một băng ghi, và một đầu đọc ghi

C. Máy Turing gồm một bộ xử lý trung tâm và một cơ cấu lưu trữ gồm các IC nhớ

D. Máy Turing gồm một đầu đọc ghi, một bộ xử lý trung tâm, và một băng ghi

Câu 797 :
Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là: 

A. Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ

B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất

C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được

D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

Câu 798 :
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann?

A. Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ

B. Máy tính sử dụng một bộ đếm chương trình để chỉ ra vị trí câu lệnh kế tiếp

C. Bộ nhớ của máy tính được địa chỉ hóa

D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

Câu 799 :
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann?

A. Máy tính sử dụng một bộ đếm chương trình để chỉ ra vị trí câu lệnh kế tiếp

B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất

C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được

D. Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

Câu 800 :
Phát biểu sau đây thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann? 

A. Các chương trình chỉ được nạp khi thực hiện

B. Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất

C. Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được

D. Bộ nhớ của máy tính được địa chỉ hóa

Câu 801 :
Theo nguyên lý Von Newmann, để thay đổi thứ tự các lệnh được thực hiện, ta chỉ cần:

A. Thay đổi nội dung thanh ghi con trỏ lệnh bằng địa chỉ lệnh cần thực hiện tiếp

B. Thay đổi nội dung trong vùng nhớ chứa địa chỉ chương trình đang thực hiện

C. Thay đổi nội dung thanh ghi mảng mã lệnh

D. Thay đổi nội dung thanh ghi mảng dữ liệu

Câu 802 :
Theo nguyên lý Von Newmann, để truy cập một khối dữ liệu, ta cần: 

A. Xác định địa chỉ và trạng thái của khối dữ liệu

B. Xác định địa chỉ của khối dữ liệu

C. Xác định trạng thái của khối dữ liệu

D. Xác định nội dung của khối dữ liệu

Câu 803 :
Thông tin được lưu trữ và truyền bên trong máy tính dưới dạng: 

A. Nhị phân

B. Mã ASSCII

C. Thập phân

D. Kết hợp chữ cái và chữ số

Câu 804 :
Theo nguyên lý Von Newmann, việc cài đặt dữ liệu vào máy tính được thực hiện bằng:

A. Đục lỗ trên băng giấy

B. Đục lỗ trên bìa và đưa vào bằng tay

C. Xung điện

D. Xung điện từ

Câu 805 :
Hãy chỉ ra khẳng định sai trong các khẳng định sau: 

A. Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số

B. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số

C. Mỗi hệ đếm được xây dựng trên một tập ký số vô hạn

D. Hệ đếm La mã là hệ đếm không có trọng số

Câu 806 :
Trong hệ đếm thập phân, giá trị của mỗi con số phụ thuộc vào: 

A. Bản thân chữ số đó

B. Vị trí của nó

C. Bản thân chữ số đó và vị trí của nó

D. Mối quan hệ với các chữ số trước và sau nó

Câu 807 :
Trong hệ đếm La Mã, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào: 

A. Bản thân chữ số đó

B. Vị trí của nó

C. Bản thân chữ số đó và vị trí của nó

D. Mối quan hệ với các chữ số trước và sau nó

Câu 808 :
Trong hệ đếm nhị phân, giá trị của mỗi con số phụ thuộc vào: 

A. Mối quan hệ với các chữ số trước và sau nó

B. Bản thân chữ số đó

C. Vị trí của nó

D. Bản thân chữ số đó và vị trí của nó

Câu 841 :
Số 267(10) tương ứng với giá trị nhị phân nào trong các giá trị sau đây: 

A. 100001011(2)

B. 101001011(2)

C. 100101011(2)

D. 100101011(2)

Câu 842 :
Số 247(10) tương ứng với giá trị nhị phân nào trong các giá trị sau đây: 

A. 10001011(2)

B. 11100111(2)

C. 11110111(2)

D. 11010111(2)

Câu 843 :
Số 285(10) tương ứng với giá trị nhị phân nào trong các giá trị sau đây: 

A. 100001011(2)

B. 100011101(2)

C. 100101011(2)

D. 100101001(2)

Câu 845 :
Tổng hai số nhị phân 1010101(2) và 1101011(2) bằng số nhị phân nào trong các số sau:

A. 11000000(2)

B. 10100000(2)

C. 10010000(2)

D. 10001000(2)

Câu 847 :
Bộ mã ASSCII mở rộng gồm bao nhiêu kí tự? 

A. 128 

B. 256 

C. 512 

D. 1024

Câu 848 :
Bộ mã ASSCII cơ sở gồm bao nhiêu kí tự? 

A. 128 

B. 256 

C. 512 

D. 1024

Câu 850 :
Các kí tự được bổ sung trong bộ mã ASSCII mở rộng là các kí tự gì? 

A. Kí tự điều khiển 

B. Kí tự đồ họa 

C. Kí tự chữ cái 

D. Kí tự chữ số

Câu 851 :
Mã NBCD biểu diễn mỗi chữ số thập phân bằng bao nhiêu bit? 

A. 3 bit 

B. 4 bit 

C. 6 bit 

D. 8 bit

Câu 852 :
Mã EBCDIC biểu diễn mỗi kí tự bằng bao nhiêu bit? 

A. 4 bit 

B. 5 bit 

C. 6 bit 

D. 8 bit

Câu 853 :
Mã NBCD là gì? 

A. Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hệ thập phân

B. Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hexa

C. Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hệ bát phân

D. Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các kí tự ASSCII

Câu 854 :
Mã ASSCII của chữ số 0 bằng bao nhiêu? 

A. 25H 

B. 30H 

C. 36H 

D. 40H

Câu 855 :
Mã ASSCII của chữ số 9 bằng bao nhiêu? 

A. 25H 

B. 36H 

C. 39H 

D. 40H

Câu 856 :
Mã ASSCII của chữ cái A bằng bao nhiêu? 

A. 35H 

B. 37H 

C. 39H 

D. 41H

Câu 857 :
Bus hệ thống của máy tính bao gồm: 

A. Bus dữ liệu 

B. Bus dữ liệu và Bus địa chỉ

C. Bus dữ liệu và Bus điều khiển

D. Bus dữ liệu, Bus địa chỉ và Bus điều khiển

Câu 858 :
Chức năng của hệ thống Bus trong máy tính là gì? 

A. Mở rộng chức năng giao tiếp của máy tính

B. Liên kết các thành phần trong máy tính

C. Điều khiển các thiết bị ngoại vi

D. Biến đổi dạng tín hiệu trong máy tính

Câu 859 :
Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ là đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian?

A. Bus trong bộ vi xử lý

B. Bus bộ vi xử lý

C. Bus ngoại vi

D. Bus hệ thống

Câu 860 :
Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý?

A. Bus trong bộ vi xử lý

B. Bus bộ vi xử lý

C. Bus ngoại vi

D. Bus hệ thống

Câu 861 :
Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính và bộ nhớ Cache?

A. Bus trong bộ vi xử lý

B. Bus bộ vi xử lý

C. Bus ngoại vi

D. Bus hệ thống

Câu 862 :
Chức năng của Bus hệ thống trong máy tính là gì? 

A. Là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý

B. Kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính, bộ nhớ Cache và các bộ điều khiển ghép nối vào ra

C. Kết nối hệ thống vào ra với bộ vi xử lý

D. Đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian

Câu 863 :
Đặc điểm quan trọng của Bus đồng bộ là gì? 

A. Dữ liệu được truyền đồng thời

B. Dữ liệu được truyền không đồng thời

C. Có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động

D. Không có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động

Câu 864 :
Một trong các đặc điểm của Bus đồng bộ là: 

A. Chu kỳ Bus thay đổi với từng cặp thiết bị trao đổi dữ liệu

B. Dữ liệu được truyền liên tục trong mọi chu kỳ Bus

C. Mọi thao tác được thực hiện trong những khoảng thời gian là bội số của chu kỳ Bus

D. Tần số tín hiệu đồng hồ chung thay đổi tùy theo điều kiện của hệ thống

Câu 865 :
Đặc điểm quan trọng của Bus không đồng bộ là gì? 

A. Dữ liệu được truyền không đồng thời

B. Có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động

C. Không có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động

D. Dữ liệu được truyền đồng thời

Câu 866 :
Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải của Bus đồng bộ? 

A. Chu kỳ Bus không thay đổi với mọi cặp thiết bị trao đổi dữ liệu

B. Hệ thống được định thời một cách gián đoạn

C. Mọi thao tác được thực hiện trong những khoảng thời gian là bội số của chu kỳ Bus

D. Việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị cần có tín hiệu handshake

Câu 867 :
Tại sao trong thực tế Bus đồng bộ được sử dụng rộng rãi hơn Bus không đồng bộ?

A. Tận dụng tốt thời gian xử lý của CPU

B. Việc điều khiển hoạt động của máy tính dễ dàng hơn

C. Dễ tận dụng các tiến bộ của công nghệ

D. Cho phép thay đổi chu kỳ Bus một cách mềm dẻo

Câu 868 :
Trong trường hợp nào nên sử dụng Bus không đồng bộ? 

A. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất lớn

B. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất nhỏ

C. Mọi thao tác hầu hết có thời gian xử lý bằng bội số của chu kỳ Bus

D. Yêu cầu dễ dàng trong việc điều khiển hoạt động của máy tính

Câu 869 :
Trong trường hợp nào nên sử dụng Bus đồng bộ? 

A. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất lớn

B. Yêu cầu chu kỳ Bus có thể thay đổi với từng cặp thiết bị trao đổi dữ liệu

C. Mọi thao tác hầu hết có thời gian xử lý bằng bội số của chu kỳ Bus

D. Yêu cầu tận dụng tốt thời gian xử lý của CPU

Câu 870 :
Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ kết nối các thiết bị vào ra với bộ vi xử lý?

A. Bus trong bộ vi xử lý

B. Bus bộ vi xử lý

C. Bus ngoại vi

D. Bus hệ thống

Câu 871 :
Chức năng của Bus ngoại vi trong máy tính là gì? 

A. Là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý

B. Kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính và bộ nhớ Cache

C. Kết nối hệ thống vào ra với bộ vi xử lý

D. Đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian

Câu 872 :
Chức năng của Bus bộ vi xử lý trong máy tính là gì? 

A. Là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý

B. Kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính và bộ nhớ Cache

C. Kết nối hệ thống vào ra với bộ vi xử lý

D. Đường truyền dẫn giữa CPU và các vi mạch hỗ trợ

Câu 873 :
Chức năng của Bus trong bộ vi xử lý của máy tính là gì? 

A. Là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý

B. Kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính và bộ nhớ Cache

C. Kết nối hệ thống vào ra với bộ vi xử lý

D. Đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian

Câu 874 :
So với Bus không đồng bộ, Bus đồng bộ có đặc điểm là: 

A. Việc điều khiển hoạt động của máy tính khó khăn hơn

B. Việc điều khiển hoạt động của máy tính dễ dàng hơn

C. Thiết kế hệ thống Bus khó khăn hơn

D. Dễ tận dụng tiến bộ của công nghệ chế tạo trong chế tạo Bus

Câu 875 :
So với Bus đồng bộ, Bus không đồng bộ có đặc điểm là: 

A. Việc điều khiển hoạt động của máy tính khó khăn hơn

B. Việc điều khiển hoạt động của máy tính dễ dàng hơn

C. Thiết kế hệ thống Bus dễ dàng hơn

D. Khó tận dụng tiến bộ của công nghệ chế tạo trong chế tạo hệ thống Bus

Câu 877 :
Độ rộng của Bus được xác định bởi: 

A. Số đường dây dữ liệu của Bus

B. Số thành phần được kết nối tới Bus

C. Số Byte dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian

D. Số Bit dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian

Câu 878 :
Tần số Bus đặc trưng cho: 

A. Tốc độ điều khiển các thành phần của máy tính

B. Tốc độ truyền dữ liệu trên Bus

C. Tốc độ phân phối tài nguyên trong máy tính

D. Tốc độ cấp phát bộ nhớ cho các thành phần trong máy tính

Câu 879 :
Dải thông Bus được xác định bởi: 

A. Số lượng Byte chuyển qua Bus trong một chu kỳ xung nhịp

B. Số lượng Bit chuyển qua Bus trong một chu kỳ xung nhịp

C. Số lượng Byte chuyển qua Bus trong một đơn vị thời gian

D. Số lượng Bit chuyển qua Bus trong một đơn vị thời gian

Câu 880 :
Tham số nào đặc trưng cho tốc độ truyền dữ liệu trên Bus? 

A. Dải thông của Bus

B. Tần số của Bus

C. Độ rộng của Bus

D. Cả ba tham số trên

Câu 881 :
Tham số nào cho biết số lượng Byte chuyển qua Bus trong một đơn vị thời gian?

A. Dải thông của Bus

B. Tần số của Bus

C. Độ rộng của Bus

D. Cả ba tham số trên

Câu 882 :
Bus địa chỉ trong máy tính là: 

A. Bus một chiều 

B. Bus hai chiều với từng đường dây

C. Bus một chiều với từng đường dây nhưng là hai chiều với toàn bộ Bus

D. Bus có độ rộng thay đổi

Câu 883 :
Bus dữ liệu trong máy tính là: 

A. Bus một chiều

B. Bus hai chiều với từng đường dây

C. Bus một chiều với từng đường dây nhưng là hai chiều với toàn bộ Bus

D. Bus có độ rộng thay đổi

Câu 884 :
Bus điều khiển trong máy tính là: 

A. Bus một chiều 

B. Bus hai chiều với từng đường dây

C. Bus một chiều với từng đường dây, là hai chiều với toàn bộ Bus

D. Bus có độ rộng thay đổi

Câu 885 :
Trong các Bus sau, Bus nào là Bus hai chiều đối với mỗi đường tín hiệu? 

A. Bus dữ liệu

B. Bus địa chỉ cho bộ nhớ

C. Bus địa chỉ cho ngoại vi

D. Bus điều khiển

Câu 888 :
Trọng tài Bus có chức năng gì? 

A. Giải quyết vấn đề tranh chấp làm chủ Bus

B. Giải quyết vấn đề cấp phát bộ vi xử lý cho các thao tác

C. Giải quyết điều khiển bộ vi xử lý thực hiện các thao tác trao đổi với các thiết bị ngoại vi nối tới Bus

D. Giải quyết vấn đề cấp phát bộ nhớ cho các thao tác của các thiết bị ngoại vi nối tới Bus

Câu 889 :
Đặc điểm của trọng tài Bus tập trung: 

A. Việc phân chia quyền sử dụng Bus do một đơn vị trọng tài Bus duy nhất đảm nhiệm

B. Việc phân chia quyền sử dụng Bus do các thiết bị ngoại vi tự thực hiện

C. Đơn vị trọng tài Bus đồng thời làm chủ Bus

D. Đơn vị trọng tài Bus nằm ở vị trí trung tâm của máy tính

Câu 890 :
Đặc điểm của trọng tài Bus không tập trung với multibus: 

A. Việc phân chia quyền sử dụng Bus do các thiết bị ngoại vi tự thực hiện

B. Việc phân chia quyền sử dụng Bus không cần một đơn vị trọng tài Bus riêng biệt

C. Đơn vị trọng tài Bus đồng thời làm chủ Bus

D. Đơn vị trọng tài Bus không nằm ở vị trí trung tâm của máy tính

Câu 891 :
Đặc điểm của trọng tài Bus tập trung một mức: 

A. Các thiết bị nối với đơn vị trọng tài Bus bằng một dây duy nhất

B. Các thiết bị ngoại vi dùng chung một đường dây yêu cầu Bus

C. Các thiết bị ngoại vi dùng chung một đường dây cho phép sử dụng Bus

D. Mỗi thiết bị ngoại vi có một đường dây yêu cầu Bus riêng

Câu 892 :
Đặc điểm của trọng tài Bus tập trung nhiều mức: 

A. Các thiết bị nối với đơn vị trọng tài Bus bằng một dây duy nhất

B. Các thiết bị ngoại vi được nối tới các đường dây yêu cầu Bus khác nhau

C. Các thiết bị ngoại vi được nối tới tất cả các đường dây yêu cầu Bus

D. Mỗi thiết bị ngoại vi có một đường dây yêu cầu Bus riêng

Câu 893 :
Trong kiểu trọng tài Bus nào thì việc phân chia quyền sử dụng Bus do một đơn vị trọng tài Bus duy nhất đảm nhiệm?

A. Trọng tài Bus không tập trung

B. Trọng tài Bus tập trung

C. Cả hai kiểu trên

D. Không có kiểu nào trong hai kiểu trên

Câu 894 :
Trong kiểu trọng tài Bus nào thì việc phân chia quyền sử dụng Bus không cần một đơn vị trọng tài Bus riêng biệt?

A. Trọng tài Bus không tập trung

B. Trọng tài Bus tập trung

C. Trọng tài Bus tập trung một mức

D. Trọng tài Bus tập trung nhiều mức

Câu 895 :
Trong kiểu trọng tài Bus nào thì các thiết bị ngoại vi dùng chung một đường dây yêu cầu Bus?

A. Trọng tài Bus không tập trung

B. Trọng tài Bus tập trung

C. Trọng tài Bus tập trung một mức

D. Trọng tài Bus tập trung nhiều mức

Câu 896 :
Trong kiểu trọng tài Bus nào thì các thiết bị ngoại vi được nối với các đường dây yêu cầu Bus khác nhau?

A. Trọng tài Bus không tập trung

B. Trọng tài Bus tập trung

C. Trọng tài Bus tập trung một mức

D. Trọng tài Bus tập trung nhiều mức

Câu 897 :
Thành phần nào có thể đóng vai trò chủ Bus (Bus Master)? 

A. Chỉ CPU có thể đóng vai trò chủ Bus

B. Chỉ các chip vào ra IO có thể đóng vai trò chủ Bus

C. CPU hoặc các chip vào ra IO đều có thể đóng vai trò chủ Bus

D. Chỉ một chip vào ra IO duy nhất được chỉ định đóng vai trò chủ Bus

Câu 898 :
Bus dữ liệu của bộ vi xử lý Intel 8088 có bao nhiêu đường? 

A. 8 đường 

B. 16 đường 

C. 20 đường 

D. 24 đường

Câu 899 :
Các đường dây IOR, IOW trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus bộ vi xử lý

B. Bus địa chỉ

C. Bus dữ liệu

D. Bus điều khiển

Câu 900 :
Các đường dây D0-D7 trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý Intel 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus địa chỉ

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 901 :
Các đường dây IOCHCHK, IOCHRDY trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus địa chỉ

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 902 :
Các đường dây A0-A19 trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus địa chỉ

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 903 :
Các đường dây DACK0-DACK3 trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus địa chỉ

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 904 :
Tín hiệu ALE trong Bus IBM PC có chức năng gì? 

A. Chốt dữ liệu 

B. Chốt địa chỉ

C. Chốt tín hiệu điều khiển

D. Chốt tín hiệu yêu cầu ngắt

Câu 905 :
Tín hiệu AEN trong Bus IBM PC thuộc vào Bus nào? 

A. Bus địa chỉ 

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 906 :
Các đường IRQ trong các Bus máy tính IBM PC có chức năng gì? 

A. Các yêu cầu sử dụng Bus

B. Các yêu cầu DMA

C. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ

D. Các yêu cầu ngắt

Câu 907 :
Các đường DRQ trong các Bus máy tính IBM PC có chức năng gì? 

A. Các yêu cầu sử dụng Bus

B. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ trực tiếp DMA

C. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ

D. Các yêu cầu ngắt

Câu 910 :
Bus USB là gì? 

A. Bus tuần tự tiên tiến 

B. Bus tuần tự mở rộng 

C. Bus tuần tự đa năng 

D. Bus tuần tự kết hợp

Câu 911 :
Giao diện Bus USB có bao nhiêu đường dây? 

A. 2 đường 

B. 4 đường 

C. 6 đường 

D. 8 đường

Câu 912 :
Bus USB có bao nhiêu dây truyền dữ liệu? 

A. 2 đường 

B. 4 đường 

C. 6 đường 

D. 8 đường

Câu 913 :
Đặc điểm của Bus USB: 

A. Truyền dữ liệu theo phương pháp vi sai

B. Truyền dữ liệu theo phương pháp song song

C. Truyền dữ liệu theo cáp chuẩn IDE

D. Truyền dữ liệu theo cáp chuẩn RS-232

Câu 914 :
Chuẩn USB 2.0 có tốc độ truyền dữ liệu bằng bao nhiêu? 

A. Khoảng 110 – 180 Mbit/s

B. Khoảng 200 – 320 Mbit/s

C. Khoảng 360 – 480 Mbit/s

D. Khoảng 500 – 640 Mbit/s

Câu 916 :
Các đường dây MEMR, MEMW trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?

A. Bus địa chỉ

B. Bus dữ liệu

C. Bus điều khiển

D. Bus bộ vi xử lý

Câu 917 :
Bus địa chỉ của bộ vi xử lý 8088 có bao nhiêu đường? 

A. 8 đường 

B. 16 đường 

C. 20 đường 

D. 24 đường

Câu 918 :
Chức năng của tín hiệu RESET trong Bus IBM PC là gì? 

A. Khởi động lại bộ vi xử lý

B. Khởi động lại thiết bị I/O

C. Khởi động lại bộ vi xử lý và thiết bị I/O

D. Khởi động lại vi mạch 8284A

Câu 919 :
Các chip 74LS373 trong Bus IBM PC có chức năng gì? 

A. Đệm dữ liệu

B. Chốt địa chỉ

C. Chốt tín hiệu điều khiển

D. Tạo tín hiệu chốt địa chỉ

Câu 920 :
Chip 74LS245 trong Bus IBM PC có chức năng gì? 

A. Đệm dữ liệu

B. Chốt địa chỉ

C. Đệm tín hiệu điều khiển

D. Tạo tín hiệu chốt địa chỉ

Câu 921 :
Chip 8259A trong Bus IBM PC có chức năng gì? 

A. Đệm tín hiệu điều khiển

B. Tạo dao động

C. Bộ đếm và định thời

D. Điều khiển ngắt

Câu 922 :
Trong cấu trúc bộ nhớ dạng 2N×M, phát biểu nào dưới đây đúng? 

A. Bộ nhớ gồm 2N Byte và M module nhớ

B. Bộ nhớ gồm 2N từ nhớ và M module nhớ

C. Bộ nhớ gồm 2N ngăn nhớ, mỗi ngăn nhớ gồm M bit

D. Bộ nhớ gồm 2N từ nhớ và M module nhớ

Câu 923 :
Khái niệm truy xuất ngẫu nhiên đối với bộ nhớ có ý nghĩa như thế nào? 

A. Dữ liệu trong bộ nhớ được đọc hay ghi vào các thời điểm ngẫu nhiên

B. Dữ liệu trong bộ nhớ được định địa chỉ một cách ngẫu nhiên

C. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự

D. Dữ liệu trong bộ nhớ có giá trị ngẫu nhiên

Câu 926 :
Các bộ nhớ nào sau đây cho phép truy nhập ngẫu nhiên?

A. DRAM 

B. ROM 

C. Cache 

D. Cả ba loại trên

Câu 927 :
Chức năng của tín hiệu Chip Enable trong IC bộ nhớ là gì? 

A. Cho phép đọc dữ liệu trong IC bộ nhớ

B. Cho phép ghi dữ liệu vào IC bộ nhớ

C. Cho phép IC bộ nhớ hoạt động

D. Cho phép đọc ghi đồng thời đối với IC bộ nhớ

Câu 928 :
Đặc điểm của bộ nhớ ROM: 

A. Cho phép ghi dữ liệu 

B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu

C. Bị mất dữ liệu khi không có nguồn cấp

D. Cho phép ghi/đọc dữ liệu đồng thời tại một vị trí nhớ

Câu 929 :
Đặc điểm của bộ nhớ RAM nói chung: 

A. Cho phép ghi dữ liệu 

B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu

C. Không bị mất dữ liệu khi không có nguồn cấp

D. Cho phép ghi/đọc dữ liệu đồng thời tại một vị trí nhớ

Câu 931 :
Đường dây Read/Write trong IC bộ nhớ có chức năng là gì? 

A. Cho biết bộ nhớ có cho phép đọc và ghi hay không

B. Cho biết bộ nhớ có thể đọc và ghi đồng thời hay không

C. Cho biết thao tác được thực hiện là đọc hay ghi

D. Cho biết bộ nhớ có bị cấm đọc hay cấm ghi không

Câu 933 :
Trong các bộ nhớ SRAM và DRAM, loại nào tiêu thụ nguồn nuôi lớn hơn? 

A. SRAM 

B. DRAM 

C. Bằng nhau 

D. Không so sánh được

Câu 934 :
Đặc điểm của bộ nhớ ROM là: 

A. Cho phép truy nhập nhanh hơn bộ nhớ RAM

B. Nội dung không bị thay đổi

C. Lưu trữ được nhiều thông tin hơn bộ nhớ RAM

D. Được sử dụng làm bộ nhớ Cache

Câu 935 :
Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Bộ nhớ SRAM rẻ hơn bộ nhớ DRAM

B. Bộ nhớ SRAM được sử dụng chỉ tại thời điểm khởi động máy tính

C. Bộ nhớ SRAM được sử dụng cho bộ nhớ Cache

D. Bộ nhớ SRAM có thời gian truy nhập lớn hơn DRAM

Câu 936 :
Mạch chọn địa chỉ hàng và mạch chọn địa chỉ cột tạo thành mạch gì? A. Mạch tạo địa chỉ bộ nhớ

A. Mạch tạo địa chỉ bộ nhớ

B. Mạch giải mã địa chỉ

C. Mạch đọc/ghi dữ liệu bộ nhớ

D. Mạch cho phép chốt địa chỉ bộ nhớ

Câu 937 :
Cấu tạo của một ô nhớ DRAM như thế nào? 

A. Gồm hai tụ điện và một Transistor

B. Gồm một tụ điện và một Transistor

C. Gồm hai tụ điện và hai Transistor

D. Gồm hai tụ điện và hai Transistor

Câu 938 :
Cấu tạo của một ô nhớ SRAM như thế nào? 

A. Gồm hai tụ điện và ba Transistor

B. Gồm ba tụ điện và hai Transistor

C. Gồm bốn tụ điện và hai Transistor

D. Gồm sáu Transistor

Câu 939 :
Tốc độ truy nhập của bộ nhớ SRAM so với bộ nhớ DRAM như thế nào? 

A. Chậm hơn

B. Nhanh hơn

C. Bằng nhau

D. Không xác định được

Câu 940 :
Đối với bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, điều nào sau đây đúng?

A. Dữ liệu của bộ nhớ được đọc hay ghi tại các thời điểm ngẫu nhiên

B. Thời gian truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ đều bằng nhau

C. Dữ liệu trong bộ nhớ có giá trị ngẫu nhiên

D. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự

Câu 941 :
Đối với bộ nhớ SRAM, điều nào sau đây đúng? 

A. Phải được làm tươi theo chu kỳ

B. Thời gian truy nhập lớn

C. Thời gian truy nhập nhỏ

D. Chi phí trên một bit nhớ thấp

Câu 942 :
Đối với bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, điều nào sau đây không đúng? 

A. Để truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ, ta chỉ cần ác định địa chỉ của nó

B. Thời gian truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ đều bằng nhau

C. Địa chỉ các ngăn nhớ bao gồm địa chỉ hàng và địa chỉ cột

D. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự theo địa chỉ của bộ nhớ

Câu 943 :
Đối với bộ nhớ SRAM, điều nào sau đây không đúng? 

A. Không phải làm tươi theo chu kỳ

B. Thời gian truy nhập lớn

C. Được dùng làm bộ nhớ Cache

D. Chi phí trên một bit nhớ cao

Câu 944 :
Đối với bộ nhớ ROM, điều nào sau đây đúng? 

A. Là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên

B. Cho phép ghi dữ liệu

C. Luôn có dung lượng lớn hơn bộ nhớ RAM

D. Có thể được sử dụng làm bộ nhớ Cache

Câu 945 :
Đối với bộ nhớ ROM, điều nào sau đây không đúng? 

A. Là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên

B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu

C. Luôn có dung lượng lớn hơn bộ nhớ RAM

D. Không được sử dụng làm bộ nhớ Cache

Câu 946 :
Chương trình BIOS được lưu trữ trong bộ nhớ thuộc loại nào? 

A. RAM 

B. ROM 

C. Ổ đĩa cứng 

D. Cache

Câu 947 :
Dung lượng của bộ nhớ được xác định bởi: 

A. Số lượng dây dữ liệu trên Bus dữ liệu truy nhập bộ nhớ

B. Số lượng bit hoặc từ mà bộ nhớ có thể lưu trữ

C. Số lượng Module nhớ có trong bộ nhớ

D. Số lượng bit dữ liệu được bộ nhớ trao đổ trong một đơn vị thời gian

Câu 948 :
Thời gian truy nhập bộ nhớ được tính bằng: 

A. Thời gian từ lúc khởi động chương trình tới khi nhận được dữ liệu từ bộ nhớ

B. Thời gian từ khi nhận lệnh tới khi nhận được dữ liệu từ bộ nhớ

C. Thời gian từ khi có tín hiệu Chip Enable tới khi nhận được dữ liệu

D. Thời gian tồn tại của dữ liệu trên Bus hệ thống

Câu 951 :
Hãy xác định chiếc máy tính điện tử đầu tiên được chế tạo trên cơ sở nào trong các phương án sau đây?

A. Các đèn điện tử

B. Các vi mạch cỡ nhỏ

C. Các chuyển mạch cơ khí

D. Các đèn bán dẫn

Câu 952 :
Hãy chọn 1 phát biểu đúng cho biết chức năng chính của CPU (Central Processing Unit) là gì trong các phương án sau đây?

A. Là để xử lý và điều khiển mọi hoạt động của hệ thống máy tính

B. Là để hiển thị và tính toán dữ liệu phục vụ cho việc in ấn

C. Là để chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự

D. Là để nhận tín hiệu từ thiết bị đầu vào và đưa tín hiệu tới thiết bị đầu ra

Câu 956 :
Thế hệ máy tính thứ tư được chế tạo trên cơ sở nào? 

A. Các chuyển mạch cơ khí


B. Các vi mạch cỡ lớn

C. Các vi mạch cỡ nhỏ

D. Các đèn bán dẫn (transistor)

Câu 957 :
Thanh ghi BX trong chíp vi xử lý Intel 8086 là? 

A. Thanh ghi cơ sở

B. Thanh ghi tích luỹ

C. Thanh ghi số liệu

D. Thanh ghi đếm

Câu 958 :
Thanh ghi CX trong chíp vi xử lý Intel 8086 là? 

A. Thanh ghi tích luỹ

B. Thanh ghi cơ sở

C. Thanh ghi số liệu

D. Thanh ghi đếm

Câu 959 :
Hãy cho biết thanh ghi BP trong chíp vi xử lý Intel 8086 là? 

A. Là thanh ghi số liệu

B. Là thanh ghi cơ sở

C. Là thanh ghi chỉ số nguồn

D. Là thanh ghi con trỏ cơ sở

Câu 960 :
Theo luật Moore, số lượng transistor sẽ tăng gấp đôi sau mỗi? 

A. 16 tháng

B. 14 tháng

C. 18 tháng

D. 20 tháng

Câu 961 :
Hãy chọn phương án đúng cho biết thứ tự thực hiện một chu trình lệnh của CPU (Central Processing Unit) là thế nào?

A. Giải mã lệnh – nhận dữ liệu – xử lý dữ liệu – ghi dữ liệu – nhận lệnh

B. Nhận dữ liệu - xử lý dữ liệu - nhận lệnh - giải mã lệnh - ghi dữ liệu

C. Nhận lệnh - giải mã lệnh - nhận dữ liệu - xử lý dữ liệu - ghi dữ liệu

D. Nhận lệnh - nhận dữ liệu - giải mã lệnh - xử lý dữ liệu - ghi dữ liệu

Câu 965 :
Hãy chọn khái niệm nào đúng về thiết bị EPROM (Erasable Programmable ROM) trong các phương án sau đây?

A. Là loại ROM chỉ ghi dữ liệu 1 lần và dữ liệu không thể thay đổi hoặc xóa

B. Là loại ROM do nhà sản xuất đã nạp sẵn dữ liệu, dữ liệu không thể xóa được

C. Là loại ROM mà toàn bộ dữ liệu có thể xóa bằng điện

D. Là loại ROM có thể ghi dữ liệu nhiều lần và dữ liệu có thể xóa bằng tia cực tím

Câu 967 :
Trong các giai đoạn phát triển của máy tính, phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Thế hệ thứ tư dùng vi mạnh

B. Thế hệ thứ hai dùng transistor

C. Thế hệ thứ ba dùng transistor

D. Thế hệ thứ nhất dùng đèn điện tử chân không

Câu 968 :
Hãy chọn đáp án nào đúng sau đây cho biết chức năng của tập thanh ghi trong CPU là gì?

A. Là để liên kết với khối bộ nhớ để thực hiện chu trình lệnh của máy tính

B. Là để lưu giữ thông tin hệ thống của máy tính

C. Là để chứa các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động của máy tính

D. Là để truyền các tín hiệu điều khiển từ khối CU tới khối ALU

Câu 970 :
Hãy chọn đáp án đúng cho biết các thành phần cơ bản của Bộ xử lý trung tâm (CPU-Central Processing Unit) là gì trong các phương án sau đây?

A. Khối điều khiển, bộ nhớ cache và tập thanh ghi

B. Bộ nhớ trong và hệ thống vào ra

C. Bộ nhớ trong, các thiết bị vào ra, bộ nhớ cache và bộ nhớ ngoài

D. Khối điều khiển,khối số học_logic và tập thanh ghi

Câu 971 :
Thanh ghi BX là? 

A. Thanh ghi đa năng 8 bit chia làm 2 phần: một Byte cao BH và một Byte thấp BL

B. Giống như AX

C. Thanh ghi đa năng 16 bit chia làm 2 phần: một Byte cao BL và một Byte thấp BH

D. Thanh ghi đa năng 16 bit chia làm 2 phần: một Byte cao BH và một Byte thấp BL

Câu 972 :
CPU đang ở trạng thái cấm ngắt với tín hiệu từ bên ngoài, có ảnh hưởng thế nào đến cờ IF trong thanh ghi cờ?

A. IF = 1

B. IF= 0

C. Không ảnh hưởng đến cờ IF trong trường hợp này

D. Tất cả đều sai

Câu 973 :
Tìm giá trị biểu diễn số 150 (có dấu, 8 bit) theo phương pháp Mã bù 2? 

A. 10010110

B.  01101001

C. 00010110

D. Không biểu diễn được

Câu 974 :
Thanh ghi cờ là? 

A. Dùng để ghi trạng thái kết quả các lệnh

B. Dùng để ghi trang thái kết quả các phép xử lý trong ALU

C. Là thanh ghi 16 Bit có 9 Bit được sử dụng

D. Có thể có hoặc không tuỳ theo từng bộ vi xử lý

Câu 975 :
Các ngắt sinh ra do lỗi xuất hiện trong quá trình thực hiện một chương trình gọi là ngắt nào?

A. Ngắt mềm

B. Ngắt cứng

C. Ngắt ngoại lệ

D.  Ngắt MI

Câu 976 :
Trong máy tính số, mọi dữ liệu được biểu diễn dưới dạng nào? 

A. Dạng ký tự

B. Dạng cơ số 16

C. Dạng cơ số 2

D. Một dạng khác

Câu 979 :
Hãy chọn phát biểu đúng cho biết chức năng của tín hiệu điều khiển MEMW (Memory write) là gì trong các phương án sau đây?

A. Là tín hiệu ghi lệnh và dữ liệu ra ngăn nhớ

B. Là tín hiệu đọc lệnh và dữ liệu từ ngăn nhớ

C. Là tín hiệu ghi lệnh ra ngăn nhớ

D. Là tín hiệu ghi dữ liệu ra ngăn nhớ

Câu 981 :
Hãy chọn phát biểu sai về tín hiệu INTA (Interrupt Acknowledge) trong các phương án sau đây?

A. INTA là tín hiệu CPU trả lời đồng ý chấp nhận ngắt

B. INTA là tín hiệu ngắt gửi đến CPU ( ngắt không chắn được)

C. INTA là tín hiệu từ bên ngoài yêu cầu ngắt CPU

D. INTA là tín hiệu gửi từ bộ xử lý ra ngoài

Câu 982 :
Trong quá trình thực hiện chương trình, máy tính dừng khi gặp một lệnh sai cú pháp thì gọi đó là ngắt loại gì trong các phương án sau đây?

A. Ngắt cứng NMI (None Maskable Interrupt)

B. Ngắt ngoại lệ

C. Ngắt cứng MI(Maskable Interrupt)

D. Ngắt mềm

Câu 983 :
Hãy chọn khái niệm nào đúng về MSB (Most Significant Bit) trong các phương án sau đây?

A. Bit ngoài cùng bên phải có trọng số nhỏ nhất

B. Bit ở giữa có trọng số nhỏ nhất

C. Bit ngoài cùng bên trái có trọng số nhỏ nhất

D. Bit ngoài cùng bên trái có trọng số lớn nhất

Câu 984 :
Hãy cho biết chức năng của thanh ghi CS trong vi xử lý 8086 là gì theo các phương án sau đây?

A. Dùng để chứa địa chỉ đoạn của lệnh thi hành tiếp theo

B. Dùng để chứa dữ liệu tạm thời trong Bộ xử lý trung tâm

C. Dùng để chứa địa chỉ chuỗi cần viết đến

D. Dùng để chứa địa chỉ của ô nhớ trong bộ nhớ máy tính

Câu 985 :
Hãy chọn phát biểu nào là đúng khi ta có chip nhớ SRAM với dung lượng 64K x 4bit trong các phương án sau đây?

A. Các đường dữ liệu là: D1 -> D8

B. Các đường địa chỉ là: A0 -> A15

C. Các đường dữ liệu là: A0 -> A3

D. Các đường địa chỉ là: D0 -> D15

Câu 986 :
Hãy chọn khái niệm nào đúng về thiết bị PROM (Programmable ROM) trong các phương án sau đây?

A. Là loại ROM mà toàn bộ dữ liệu có thể xóa bằng điện

B. Là loại ROM chỉ ghi dữ liệu 1 lần và dữ liệu không thể thay đổi hoặc xóa

C. Là loại ROM có thể ghi dữ liệu nhiều lần và dữ liệu có thể xóa bằng tia cực tím

D. Là loại ROM do nhà sản xuất đã nạp sẵn dữ liệu, dữ liệu không thể xóa được

Câu 988 :
Hãy chọn khái niệm nào đúng về IC (Integrated Circuit) trong các phương án sau đây?

A. Là công nghệ làm tăng dung lượng của bộ nhớ chính

B. Là vi mạch chứa các linh kiện bán

C. Là mạch tích hợp mật độ cao dành riêng cho các loại CPU hiện đại

D. Là vi mạch chứa các thiết bị điện tử đặc biệt

Câu 989 :
Trong tổ chức chip nhớ SRAM, hãy xác định ký hiệu WD là gì trong các phương án sau đây?

A. Tín hiệu chọn địa chỉ hàng

B. Tín hiệu điều khiểu đọc

C. Tín hiệu chọn địa chỉ cột

D. Tín hiệu điều khiển ghi

Câu 991 :
Hãy chọn phương án nào sau đây là đúng cho biết bộ nhớ cache được đặt ở vị trí nào trong hệ thống máy tính?

A. Bộ nhớ Cache được đặt cạnh bộ nhớ chính

B. Bộ nhớ Cache được đặt cạnh bộ nhớ ngoài

C. Bộ nhớ cache được đặt giữa bộ nhớ chính và bộ nhớ ngoài

D. Bộ nhớ Cache có thể được đặt trên cùng chip với CPU

Câu 992 :
Hãy chọn khái niệm nào là đúng về kỹ thuật Pipeline trong CPU trong các phương án sau đây?

A. Là kỹ thuật xen kẽ dòng lệnh để tiết kiệm thời gian xử lý

B. Là đặc trưng thực hiện lệnh của hệ thống thanh ghi trong CPU

C. Là phương pháp lưu thao tác lệnh trong bộ nhớ

D. Là kỹ thuật thực hiện lần lượt từng lệnh nhân vào

Câu 993 :
DRAM là viết tắt của? 

A. Decrypted Readable Access Mode

B. Dynamic Running Access Memory

C. Detectable Random Access Memory

D. Dynamic Random Access Memory

Câu 994 :
SRAM là thuật ngữ viết tắt của? 

A. Standard Random Access Memory 

B. Static Random Access Memory

C. Server Random Access Memory

D. Static Random Access Mode

Câu 996 :
Nhiệm vụ của AX là? 

A. Chuyên dùng để chứa kết quả các thao tác lệnh

B. Dùng để chứa địa chỉ bộ chon đoạn

C. Dùng để chứa địa chỉ bộ mô tả đoạn

D. Chuyên dùng cho việc sử dụng các đơn vị thi hành lệnh

Câu 997 :
Data Bus có chức năng gì? 

A. Vận chuyển các tín hiệu điều khiển

B. Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ đến bộ xử lý.

C. Vận chuyển địa chỉ của ngăn nhớ hay cổng vào - ra từ nguồn đến đích

D. Vận chuyển dữ liệu giữa bộ xử lý, hệ thống nhớ, hệ thống vào /ra với nhau

Câu 998 :
Control bus có chức năng là gì? 

A. Vận chuyển các tín hiệu điều khiển giữa bộ xử lý, hệ thống nhớ, hệ thống vào /ra với nhau

B. Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ đến bộ xử lý

C. Vận chuyển địa chỉ của ngăn nhớ hay cổng vào - ra từ nguồn đến đích

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 1000 :
Hãy cho biết thanh ghi SI, DI của chíp vi xử lý Intel 8086 là gì trong các phương án sau đây?

A. Là thanh ghi con trỏ cơ sở

B. Là thanh ghi cơ sở nguồn / đích

C. Là thanh ghi chỉ số nguồn /đích

D. Là thanh ghi số liệu

Câu 1001 :
Hãy cho biết tín hiệu điều khiển INTR là tín hiệu gì trong các phương án sau đây?

A. Là tín hiệu từ bộ nhớ chính gửi đến CPU xin ngắt

B. Là tín hiệu từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

C. Là tín hiệu từ CPU gửi đến bộ nhớ chính xin ngắt

D. Là tín hiệu từ CPU gửi ra ngoài xin ngắt

Câu 1005 :
Hãy chọn phương án đúng cho biết máy tính có các loại Bus hệ thống nào? 

A. Dữ liệu, chức năng và điều khiển

B. Địa chỉ, chức năng và điều khiển

C. Điều khiển, dữ liệu và địa chỉ

D. Dữ liệu, điều khiển và phụ trợ

Câu 1006 :
Hãy chọn phương án nào sau đây là sai khi ta có chip nhớ SRAM với dung lượng 16K x 8 bit?

A. Các đường địa chỉ là: A0 -> A13

B. Có 8 đường dữ liệu

C. Các đường địa chỉ là: A0 -> A14

D. Có 14 đường địa chỉ

Câu 1010 :
Công dụng của thanh ghi SS trong vi xử lý 8086 là gì? 

A. Là thanh ghi để trỏ đến đỉnh ngăn xếp

B. Là thanh ghi đoạn dữ liệu

C. Là thanh ghi đoạn ngăn xếp.

D. Là thanh ghi đoạn chương trình

Câu 1011 :
Hãy xác định con trỏ ngăn xếp (SP) luôn trỏ vào đâu trong các phương án sau đây?

A. Giữa ngăn xếp

B. Đỉnh ngăn xếp

C. Đáy ngăn xếp

D. Vị trí ngẫu nhiên theo lệnh đang thi hành

Câu 1012 :
Thanh ghi DS trong vi xử lý 8086 là? 

A. Là thanh ghi đoạn chương trình

B. Là thanh ghi đoạn dữ liệu

C. Là thanh ghi đoạn ngăn xếp

D. Là thanh ghi đoạn mở rộng

Câu 1013 :
Thanh ghi ES có công dụng gì? 

A. Là thanh ghi đoạn dữ liệu 

B. Là thanh ghi đoạn chương trình

C. Là thanh ghi đoạn mở rộng

D. Là thanh ghi đoạn ngăn xếp

Câu 1014 :
Nội dung của SS:SP chỉ tới đâu? 

A. Một ô nhớ bất kỳ 

B. Địa chỉ bắt đầu của đoạn ngăn xếp

C. Đỉnh ngăn xếp

D. Địa chỉ của lệnh tiếp theo sẽ thi hành

Câu 1015 :
Khi một chương trình đang thi hành, CS: IP thực hiện công việc gì? 

A. Chỉ đến đỉnh bộ nhớ STACK

B. Chỉ đến một cổng vào /ra

C. Lấy địa chỉ lệnh sắp thi hành

D. Chứa dữ liệu chương trình

Câu 1016 :
Thanh ghi AX trong chíp vi xử lý Intel 8086 là? 

A. Thanh ghi tích luỹ 

B. Thanh ghi cơ sở

C. Thanh ghi số liệu

D. Thanh ghi đếm

Câu 1017 :
Con trỏ ngăn xếp (SP) luôn trỏ vào đâu? 

A. Giữa ngăn xếp 

B. Đỉnh ngăn xếp 

C. Đáy ngăn xếp

D. Ngẫu nhiên theo lệnh đang thi hành

Câu 1018 :
Khi nào con trỏ ngăn xếp (SP) trỏ vào đáy ngăn xếp? 

A. Ngăn xếp đầy 

B. Ngăn xếp rỗng

C. Ngăn xếp không hoạt động trong quá trình thi hành lệnh

D. Tất cả đều sai

Câu 1019 :
Ngăn xếp (Stack) là gì? 

A. Là vùng nhớ có cấu trúc LIFO 

B. Là vùng nhớ có cấu trúc FIFO

C. Là nơi lưu trữ lệnh sắp thi hành

D. Là nơi thi hành lệnh

Câu 1020 :
1 byte bằng bao nhiêu bit? A. 4bit B. 8 bit C. 10 bit D. 2 bit

A. 4bit 

B. 8 bit 

C. 10 bit 

D. 2 bit

Câu 1021 :
Sử dụng phương thức gì để biến đổi phần nguyên của số thập phân thành số nhị phân

A. Phương thức nhân cơ số

B. Phương thức chia lấy phần dư

C. Phương thức nhân và chia kết hợp

D. Không thể biến đổi giữa 2 hệ số trên

Câu 1023 :
Số trong hệ thập lục phân AFC là số bao nhiêu trong hệ nhị phân: 

A. 000011110001 

B. 101011111100 

C. 111110011111 

D. 111111100011

Câu 1024 :
Bộ xử lý nhận dữ liệu tại đâu? 

A. Bộ nhớ hoặc thiết bị ngoại vi 

B. Thiết bị ngoại vi 

C. Bộ nhớ 

D. Bus dữ liệu

Câu 1025 :
Biểu diễn số nguyên 58 (8 bit, không dấu) theo phương pháp mã bù 2? 

A. 11111010 

B. 00111010 

C. 00111011 

D. Không biểu diễn được

Câu 1026 :
SIMD viết tắt của cụm từ nào sau đây? 

A. Multiple Intruction – Multiple Date 

B. Single Intruction – Multiple Data

C. Single Intruction – Single Data

D. Single Introduction – Multiple Data

Câu 1027 :
MIMD viết tắt của cụm từ nào sau đây? 

A. Single Intruction – Multiple Data 

B. Single Introduction – Single Data

C. Multiple Intruction – Multiple Data

D. Multiple Intruction – Multiple Date

Câu 1029 :
Kiến trúc SIMD là gì? 

A. Kiến trúc đơn dòng lệnh - đơn dữ liệu 

B. Kiến trúc đa dòng lệnh - đơn dữ liệu

C. Kiến trúc đa dòng lệnh - đa dữ liệu

D. Kiến trúc đơn dòng lệnh - đa dữ liệu

Câu 1030 :
Biểu diễn số nguyên -88 (8 bit, có dấu) theo phương pháp mã bù 2? 

A. 11011011

B. 10001101

C. 10001101

D. 10101000

Câu 1031 :
Số 128 trong thập lục phân là số nào trong hệ nhị phân? 

A. 001 0010 1000

B. 111 1000 1001

C. 001 1100 1000

D. 001 1000 0111

Câu 1032 :
Chức năng của Modul vào - ra? 

A. Liên kết khối CU với thanh ghi

B. Nối ghép với CPU và hệ thống nhớ

C. Nối ghép với CPU và hệ thống nhớ

D. Liên kết với khối ALU trong CPU

Câu 1033 :
Số 4BF thuộc hệ đếm nào? 

A. Hệ nhị phân 

B. Hệ thập lục phân 

C. Hệ bát phân 

D. Hệ thập phân

Câu 1035 :
Yêu cầu ngắt do lệnh gọi ngắt nằm trong chương trình sinh ra là loại ngắt nào?

A. Ngắt mềm

B. Ngắt cứng

C. Ngắt MI

D. Ngắt ngoại lệ

Câu 1036 :
ROM là gì? 

A. Bộ nhớ ngoài, có thể đọc và ghi 

B. Bố nhớ đệm 

C. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, có thể đọc và ghi 

D. Bộ nhớ chỉ có thể đọc

Câu 1037 :
Thiết bị ROM mặt nạ là? 

A. Loại ROM do nhà sản xuất đã nạp sẵn dữ liệu, dữ liệu không thể xóa được

B. Loại ROM có thể ghi dữ liệu nhiều lần và dữ liệu có thể xóa bằng tia cực tím

C. Loại ROM chỉ ghi dữ liệu 1 lần và dữ liệu không thể thay đổi hoặc xóa

D. Loại ROM mà toàn bộ dữ liệu có thể xóa bằng điện

Câu 1038 :
EEPROM là?

A. Loại ROM do nhà sản xuất đã nạp sẵn dữ liệu, dữ liệu không thể xóa được

B. Loại ROM chỉ ghi dữ liệu 1 lần và dữ liệu không thể thay đổi hoặc xóa

C. Loại ROM có thể ghi dữ liệu nhiều lần và dữ liệu có thể xóa bằng tia cực tím

D. Loại ROM mà toàn bộ dữ liệu có thể xóa bằng điện

Câu 1039 :
Thiết bị RAM là gì? 

A. Bộ nhớ trong, lưu thông tin cấu hình của máy tính 

B. Là bộ nhớ truy xuất, chỉ có thể đọc

C. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, có thể đọc và ghi

D. Bộ nhớ ngoài, có thể đọc và ghi

Câu 1040 :
Khái niệm ngắt? 

A. Ngắt là cơ chế làm tươi chương trình 

B. Ngắt là quá trình thực thi lệnh do người dùng yêu cầu

C. Ngắt là cơ chế cho phép tạm dừng chương trình đang thực thi để chuyển sang thực hiện một chương trình khác: chương trình con phục vụ ngắt

D. Ngắt là quá trình ngừng chương trình đang thực thi ngay lập tức để lưu thông tin vào bộ nhớ

Câu 1041 :
Đối với khối ALU (trong CPU), phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Thực hiện phép dịch bit 

B. Thực hiện phép lấy căn bậc hai

C. Thực hiện phép hoặc

D. Thực hiện phép cộng và trừ

Câu 1042 :
Trong tổ chức chíp nhớ DRAM, CAS là gì? 

A. Tín hiệu chọn địa chỉ hàng 

B. Tín hiệu chọn địa chỉ cột

C. Tín hiệu điều khiển ghi

D. Tín hiệu điều khiểu đọc

Câu 1043 :
Chức năng của tín hiệu điều khiển MEMR là gì? 

A. Đọc dữ liệu từ ngăn nhớ 

B. Ghi lệnh và dữ liệu ra ngăn nhớ

C. Ghi lệnh ra thiết bị ngoại vi

D. Đọc lệnh từ thiết bị ngoại vi

Câu 1044 :
Chức năng của tín hiệu điều khiển IOR là gì? 

A. Ghi dữ liệu ra thiết bị ngoại vi 

B. Ghi lệnh và dữ liệu ra ngăn nhớ

C. Đọc lệnh và dữ liệu từ ngăn nhớ

D. Đọc dữ liệu từ thiết bị ngoại vi

Câu 1045 :
Chức năng của tín hiệu điều khiển IOW là gì? 

A. Ghi lệnh và dữ liệu ra thiết bị ngoại vi 

B. Đọc lệnh và dữ liệu từ thiết bị ngoại vi

C. Ghi dữ liệu ra thiết bị ngoại vi

D. Đọc dữ liệu từ thiết bị ngoại vi

Câu 1046 :
Tín hiệu điều khiển INTA là tín hiệu gì? 

A. Ngắt ngoại lệ 

B. CPU trả lời không chấp nhận ngắt

C. CPU trả lời chấp nhận ngắt

D. Từ bên ngoài gửi đến CPU xin ngắt

Câu 1047 :
Điều kiện để CPU có thể hoạt động trong hệ thống máy tính là gì? 

A. Bus hệ thống

B. Nguồn điện

C. Tần số xung nhịp đồng hồ

D. Tất cả đều đúng

Câu 1048 :
Thế hệ máy tính thứ hai được chế tạo trên cơ sở nào? 

A. Các vi mạch cỡ lớn 

B. Các đén bán dẫn (transistor)

C. Rơ le điện tử

D. Các vi mạch cỡ nhỏ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247