Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Bắc Ninh lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Bắc Ninh lần 1

Câu 2 : Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên? 

A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn. 

B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết. 

C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh. 

D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ. 

Câu 7 : Phương pháp nghiên cứu di truyền người nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Claiphentơ?

A.  Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

B.  Nghiên cứu tế bào.

C.  Di truyền hoá sinh.                                      

D. Nghiên cứu phả hệ.

Câu 9 : Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất 

A.  khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc.

B. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học.

C.  các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. 

D.  các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học. 

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào  nhân thực? 

A.  Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T – A, X – G, G – X. 

B.  mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protein. 

C.  Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’. 

D. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN. 

Câu 12 : Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?  

A. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

B. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. 

C.  Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm  kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu. 

D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể. 

Câu 14 : Xét các quá trình sau: (1). Tạo cừu Dolly. 

A. 3, 4.                               

B. 1, 2.  

C. 1, 3, 4.                 

D. 2, 3, 4.            

Câu 15 : Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT.

A. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.

B.  liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. 

C. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

D. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.

Câu 16 : Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây? 

A.  Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh. 

B. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh. 

C. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.

D. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ. 

Câu 17 : Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là 

A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.

B.  đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh. 

C.  làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành. 

D. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh. 

Câu 18 : Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng  

A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.

B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. 

C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. 

D.  cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li. 

Câu 19 : Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực? 
 

A. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn).

B. Vì enzim ADN–pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’–3’, nên trên mạch khuôn 5’-3’ mạch mới  được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’– 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn  rồi được nối lại nhờ enzim nối. 

C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai  mạch khuôn. 

D.  Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại. 

Câu 20 : Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến 

A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit.                  

B. đảo đoạn NST. 

C. chuyển đoạn NST.                                       

D. mất đoạn và lặp đoạn NST. 

Câu 22 : Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen. 

B.  Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng  trên nhiễm sắc thể Y.

C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp 

D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen. 

Câu 26 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? 

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. 

C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 

D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 

Câu 27 : Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. 

B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. 

C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. 

D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. 

Câu 29 : Cho các bước tạo động vật chuyển gen:  (1). Lấy trứng ra khỏi con vật. 

A. (2)    (3)    (4)    (2).     

B. (1)    (3)    (4)    (2).    

C. (3)    (4)    (2)    (1).     

D. (1)   (4)    (3) (2). 

Câu 31 : Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. 

B. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh iới. 

C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. 

D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. 

Câu 32 : Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?  

A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

B. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loại động vật ít di chuyển.

C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai  đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật .

Câu 37 : Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?  

A.  Trùng roi sống trong ruột mối.                               

B. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ. 

C. Nấm sống chung với địa y.                                        

D. Giun sán sống trong ruột người. 

Câu 38 : Cho các phát biểu sau đây : (1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.  

A. 4                            

B. 3                  

C. 5           

D.

Câu 39 : Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?

A. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.

B. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người 

C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu 

D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã 

Câu 40 : Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? 

A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 

B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa. 

C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. 

D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247