Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi HK1 Sinh 7 năm 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ninh Bình

Đề thi HK1 Sinh 7 năm 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ninh Bình

Câu 1 : Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người: 

A. Ruột non

B. Gan 

C. Tá tràng 

D. Ruột già

Câu 2 : Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng

A. Trùng sốt rét

B. Trùng roi xanh

C. Trùng biến hình 

D. Trùng giày

Câu 3 : Ngọc trai được hình thành từ: 

A. Lớp đá vôi  

B. Lớp sừng

C. Lớp xà cừ    

D.  Bờ vạt áo

Câu 4 : Vì sao khi mưa nhiều, giun đất thường chui lên mặt đất? 

A. Giun chui lên tìm ánh sáng

B. Giun chui lên tìm thức ăn

C. Hang ngập nước, không có nơi ở 

D. Giun chui lên để hô hấp

Câu 5 : Dựa vào đặc điểm nào của tôm để người ta sử dụng thính rang làm mồi trong việc cất vó tôm tép: 

A. Khứu giác của tôm rất phát triển  

B. Thị giác của tôm rất phát triển

C. Tôm kiếm ăn vào buổi sáng 

D. Tôm kiếm ăn vào lúc cập tối

Câu 6 : Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ: 

A. Mặt lưng

B. Mặt bụng

C. Bên hông    

D. Lưng, bụng đều được

Câu 7 : Đặc điểm nào sau đây phân biệt giữa động vật và thực vật: 

A. Có khả năng di chuyển

B. Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào

C.  Tế bào có thành xenlulôzơ    

D. Có khả năng tự dưỡng

Câu 8 : Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ: 

A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi

B. Nhện, châu chấu, ruồi

C.  Bọ ngựa, tôm, ong  

D.  Châu chấu, muỗi, cái ghẻ

Câu 9 : Thủy tức di chuyển bằng kiểu: 

A. Hình thành chân giả

B. Chui rúc

C. Sâu đo, lộn đầu   

D. Bò trong nước

Câu 10 : Đôi kìm của Nhện có tác dụng: 

A. Cơ quan xúc giác, khứu giác

B. Chăng tơ

C. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi   

D. Đưa mồi vào miệng

Câu 11 : Loài ruột khoang nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người: 

A. San hô 

B. Sứa 

C. Thủy tức 

D. Hải quỳ

Câu 12 : Châu chấu hô hấp bằng: 

A.  Phổi và ống khí  

B. Da và phổi 

C. Ống khí  

D. Phổi

Câu 13 : Loài nào của ngành ruột khoang có thể  gây ngứa và độc cho người: 

A. Thủy tức      

B.  Sứa    

C. Hải quỳ   

D. San hô

Câu 14 : Bóng hơi cá chép có chức năng: 

A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng

B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã

C. Giúp cá rẽ phải, trái

D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc

Câu 15 : Vỏ kitin của lớp Giáp xác ở có tác dụng: 

A. Trang trí cho đẹp

B. Bộ xương

C.  Bộ xương ngoài 

D. Bộ xương trong

Câu 16 : Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xương sống là 

A.  Hình dáng đa dạng

B. Có cột sống

C. Kích thước cơ thể lớn

D. Sống lâu

Câu 17 : Cá chép sống trong môi trường 

A. Nước ngọt 

B. Nước lợ

C. Nước mặn  

D. Cả A, B và C

Câu 18 : Cấu tạo ngoài của cá chép có các đặc điểm 

A. Thân cá hình thoi ngắn với đầu thành một khối vững chắc, có hai đôi râu, mắt không có mi

B. Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy

C.  Có các vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi, vây ngực và vây bụng 

D. Cả A, B và C

Câu 19 : Cá chép cái đẻ rất nhiều trứng 

A.  Để tạo nhiều cá con

B. Vì thụ tinh ngoài 

C. Vì thường xuyên bị các cá lớn ăn mất trứng  

D. Vì các trúng thường bị hỏng

Câu 20 : Đặc điểm giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang là 

A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn, gắn chặt với thân

B.  Vảy có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy

C. Sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói 

D. Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân

Câu 21 : Vây lưng và vây hậu môn có vai trò 

A.  Giữ thăng bằng cho cá

B. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới

C. Giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả  

D. Làm cá tiến lên phái trước khi bơi

Câu 22 : Tim cá bơm máu giàu CO2 vào 

A. Động mạch mang

B. Động mạch lưng

C. Các mao mạch   

D. Tĩnh mạch

Câu 23 : Hệ tuần hoàn cá chép là hệ tuần hoàn 

A.  Hở với tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn

B. Kín với tim hai ngăn, một vòng toàn hoàn

C. Kín với tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn  

D. Hở với tim ba ngăn, một vòng tuần hoàn

Câu 24 : Các giác quan quan trọng ở cá là 

A.  Đuôi và cơ quan đường bên

B. Mắt và hai đôi râu

C. Mắt, mũi và cơ quan đường bên 

D. Mắt và hai đôi râu và cơ quan đường bên

Câu 25 : Các lớp cá gồm 

A. Lớp cá sụn và lớp cá xương

B. Lớp cá sụn và lớp cá chép

C. Lớp cá xương và lớp cá chép 

D.  Lớp cá sụn, lớp cá xương và lớp cá chép

Câu 26 : Môi trường sống của cá sụn là 

A. Nước mặn và nước ngọt 

B. Nước lợ và nước mặn

C. Nước ngọt và nước lợ  

D. Nước mặn, nước lợ và nước ngọt

Câu 27 : Tập tính sinh sản của cá chép như thế nào 

A. Cá cái trong mùa sinh sản, đẻ trứng nhiều khoảng 10-20 vạn trứng vào cây cỏ thủy sinh

B. Cá chép đực bơi sau tưới tinh dịch chưa tinh trùng thụ tinh cho trứng

C.  Trứng thụ tinh phát triển thành phôi       

D. Cả A, B và C

Câu 28 : Tại sao trong sự thụ tinh ngoài số lượng trứng cá chép đẻ ra lại lớn 

A. Thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thụ tinh là rất ít

B. Trứng là mồi cho nhiều động vật khác

C. Điều kiện môi trường môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển trứng 

D.  Cả A, B và C

Câu 29 : Tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông là : 

A. Ống hút nước

B. Ống thoát nước 

C. Tấm miệng phủ lông 

D. Cả A, B và C

Câu 30 : Vỏ trai được hình thành từ 

A. Lớp sừng 

B. Bờ vạt áo

C. Thân trai  

D. Chân trai

Câu 31 : Giun đất lưỡng tính nhưng thụ tinh theo hình thức 

A. Tự thụ tinh

B. Thụ tinh ngoài

C. Thụ tinh chéo   

D.  Cả A, B và C

Câu 32 : Bộ phận nào của tôm sông có tác dụng bắt mồi và bò: 

A. Chân hàm

B. Chân bơi

C.  Chân ngực 

D. Tấm lái

Câu 33 : Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu? 

A. Gốc đôi râu thứ 1

B. Gốc đôi râu thứ 2

C. Dạ dày 

D.

Câu 34 : Thế giới động vật phong phú về số lượng loài khoảng 

A. 1 triệu loài 

B. 1,5 triệu loài  

C. 2 triệu loài   

D. 2,5 triệu loài

Câu 35 : Lớp giáp xác có khoảng 

A. 5 nghìn loài 

B. 1 nghìn loài  

C. 20 nghìn loài  

D. 10 nghìn loài

Câu 36 : Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài ? 

A. Trên 9 nghìn loài  

B. Dưới 9 nghìn loài

C. Trên 10 nghìn loài 

D. Dưới 10 nghìn loài

Câu 37 : Ngành Ruột khoang có khoảng : 

A.  5 nghìn loài

B. 1 nghìn loài 

C. 20 nghìn loài 

D. 10 nghìn loài

Câu 38 : Ngành thân mềm có khoảng bao nhiêu loài ? 

A. 7 nghìn loài 

B. 17 nghìn loài 

C. 70 nghìn loài  

D. 700 nghìn loài

Câu 39 : Loài nào sau đây có tập tính  sống thành xã hội? 

A.  Ve sầu, nhện

B. Nhện, bọ cạp

C. Tôm, nhện  

D. Kiến, ong mật

Câu 40 : Dạ dày của nhện gọi là 

A. Dạ dày hút

B. Dạ dày nghiền

C. Dạ dày co bóp 

D.  Cả A, B và C

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247