Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT A Nghĩa Hưng

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT A Nghĩa Hưng

Câu 1 : Xác định kết quả phân li về kiểu gen của phép lai sau ♀AAaa x ♂Aaa: 

A. \( \frac{1}{{18}}\)AAAA:\( \frac{6}{{18}} \)AAAa:\( \frac{9}{{18}} \)AAaa:\( \frac{2}{{18}} \)aaaa

B. \( \frac{1}{{18}}\)AAA:\( \frac{6}{{18}} \)AAa:\( \frac{9}{{18}} \)Aaa:\( \frac{2}{{18}} \)aaa

C. \( \frac{2}{{18}} \)AAA:\( \frac{6}{{18}} \)AAa:\( \frac{9}{{18}} \)Aaa:\( \frac{1}{{18}}\)aaa 

D. \( \frac{1}{{18}}\)AAAA:\( \frac{9}{{18}} \)AAAa:\( \frac{6}{{18}} \)AAaa:\( \frac{2}{{18}} \)aaaa

Câu 2 : Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến: 

A. Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử

B. Gen đột biến trội

C. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, cơ thể mang  đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY 

D. Tất cả đều đúng

Câu 7 : Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? 

A. Thêm một cặp nuclêôtit

B. Mất một cặp nuclêôtit

C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit

D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác

Câu 10 : Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

A. Bệnh ung thư máu

B. Hội chứng Tơcnơ

C. Hội chứng Đao 

D. Hội chứng Claiphentơ

Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? 

A. Mã di truyền có tính thoái hoá

B. Mã di truyền là mã bộ ba

C. Mã di truyền có tính phổ biến 

D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật

Câu 26 : Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật 

A. tác động cộng gộp

B. liên kết gen

C. hoán vị gen  

D. di truyền liên kết với giới tính

Câu 27 : Đơn phân của prôtêin là 

A. peptit

B. nuclêôtit

C. nuclêôxôm 

D. axit amin

Câu 35 : Đối với quá trình tiến hoá, đột biến gen có vai trò 

A. phát tán đột biến trong quần thể

B. định hướng quá trình tiến hoá

C. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể 

D. tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu

Câu 36 : Loại tính trạng nào sau đây có mức phản ứng rộng? 

A. tính trạng số lượng

B. tính trạng chất lượng

C. tính trạng tương phản 

D. Cả A và B

Câu 38 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là 

A. chuyển đoạn

B. mất đoạn

C. đảo đoạn 

D. lặp đoạn

Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)? 

A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn

B. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào

C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn 

D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247