Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Nghĩa Minh

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Nghĩa Minh

Câu 1 : Quá trình cố định nitơ trong khí quyển (nitơ phân tử) nhờ nhóm sinh vật: 

A. vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh

B. vi khuẩn kí sinh

C. vi khuẩn cộng sinh 

D. vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn cộng sinh

Câu 2 : Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ: 

A. Lúa

B. Đậu tương

C. Củ cải 

D. Ngô

Câu 3 : Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? 

A. Ở chất nền

B. Ở tilacôit

C. Ở màng ngoài 

D. Ở màng trong

Câu 4 : Phương trình nào dưới đây là đúng với bản chất của quá trình quang hợp: 

A. C6H12O+ 6O2 6CO+ 6H2O

B. C6H12O+ 6O2  6CO+ 6H2O

C. 6CO+ 6H2 C6H12O6  + 6O

D. 6CO+ 12H2 C6H12O6  + 6O+ 6H2O

Câu 5 : Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: 

A. Đường phân

B. Chu trình crep

C. Tổng hợp Axetyl - CoA 

D. Chuỗi chuyển êlectron

Câu 6 : Cây hấp thụ nitơ ở dạng: 

A. NH+4, NO-3

B. N2+, NH3+

C. N2+, NO-  

D. NH4-, NO+3

Câu 7 : Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất  bằng cách: 

A. cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

B. một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ

C. nhờ rễ chính 

D. cả A và B 

Câu 8 : Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là: 

A. miệng, dạ dày, ruột non

B. miệng, thực quản, dạ dày

C. thực quản, dạ dày, ruột non 

D. dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 9 : Nhận định nào sau đây sai? 

A. Các loài thực vật không xảy ra hô hấp sáng thường phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới

B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4 hoặc xảy ra rất yếu

C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn thực vật không hô hấp sáng 

D. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4

Câu 10 : Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là: 

A. miệng  -> thực quản  -> diều  -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> ruột  -> hậu môn

B. miệng  -> thực quản  -> diều  -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> ruột  -> hậu môn

C. miệng  -> thực quản  -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> diều  -> ruột  -> hậu môn 

D. miệng  -> thực quản  -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

Câu 12 : Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: 

A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)

B. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  → cố định CO2

C. Cố định CO→ khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO

D. Cố định CO→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG

Câu 13 : Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? 

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể 

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng

Câu 14 : Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? 

A. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

B. Là những nguyên tố gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

C. Không thể thay thế bởi các nguyên tố nào khác dù chúng có tính chất hóa học tương tự 

D. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

Câu 16 : Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? 

A. Cung cấp năng lượng chống chịu

B. Tăng khả năng chống chịu

C. Tạo ra các sản phẩm trung gian 

D. Miễn dịch cho cây

Câu 17 : Tiêu hóa là quá trình:  

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

B. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng

C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng 

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 18 : Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? 

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu 

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu

Câu 19 : Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: 

A. APG (axit phốtphoglixêric)

B. ALPG (anđêhit photphoglixêric)

C. AM (axitmalic) 

D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA)

Câu 20 : Pha tối trong quang hợp  của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin? 

A. Nhóm thực vật CAM

B. Nhóm thực vật  C4 và CAM

C. Nhóm thực vật C3 

D. Nhóm thực vật C4

Câu 21 : Thuật ngữ "nitrôgennaza" khiến em liên tưởng đến nhóm vi khuẩn nào? 

A. Vi khuẩn cố định nitơ

B. Vi khuẩn amôn hoá

C. Vi khuẩn phản nitrat hoá 

D. Vi khuẩn nitrat hoá

Câu 23 : Đâu không phải là một trong những điều kiện cần cho quá trình cố định nitơ khí quyển? 

A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza

B. Môi trường hiếu khí

C. Có lực khử mạnh 

D. Được cung cấp năng lượng ATP

Câu 24 : Vi khuẩn phản nitrat hoá sẽ chuyển hoá nitrat trong đất thành 

A. amôn

B. nitơ tự do

C. nitrit 

D. axit nitric

Câu 25 : Ở thực vật quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây? 

A. Nitrat → Nitrit → Amôni

B. Nitrat → Amôni → Nitrit

C. Nitrit → Nitrat → Amôni 

D. Nitrit → Amôni → Nitrat

Câu 26 : Nitơ tham gia cấu tạo nên phân tử hữu cơ nào dưới đây? 

A. Diệp lục

B. Prôtêin

C. Tất cả các phương án còn lại 

D. Axit nuclêic

Câu 27 : Loại sắc tố nào được xem là trung tâm của phản ứng quang hợp ở thực vật? 

A. Carôtenôit

B. Diệp lục b

C. Diệp lục a 

D. Xantôphyl

Câu 28 : Khí cacbônic xâm nhập vào lá cây chủ yếu qua con đường nào? 

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Theo dòng mạch gỗ đi lên lá

C. Khuếch tán qua khí khổng 

D. Khuếch tán qua lớp cutin

Câu 29 : Quá trình quang hợp ở thực vật cần đến sự có mặt của nhân tố nào dưới đây? 

A. Diệp lục

B. Ánh sáng

C. Nước 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 30 : Loại thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều carôtenôit? 

A. Hồng xiêm

B. Nho

C. Súp lơ 

D. Cà rốt

Câu 31 : Carôtenôit tạo ra màu sắc nào dưới đây ở các cơ quan của thực vật? 

A. Vàng

B. Da cam

C. Đỏ 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 33 : Cặp chất nào dưới đây có vai trò đối kháng nhau trong hô hấp và quang hợp? 

A. Khí cacbônic và khí ôxi

B. Khí ôxi và glucôzơ

C. Nước và khí cacbônic 

D. Nước và glucôzơ

Câu 34 : Trong tế bào thực vật, bào quan nào đóng vai trò chủ đạo trong quang hợp? 

A. Lưới nội chất

B. Không bào

C. Ti thể 

D. Lục lạp

Câu 35 : Chất nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quang hợp? 

A. Tinh bột

B. Khí ôxi

C. Nước 

D. Khí cacbônic

Câu 36 : Trong quá trình quang hợp, sản phẩm nào của pha sáng được sử dụng trong pha tối? 

A. FADH2 và ATP

B. ATP và NADPH

C. Ovà ATP 

D. H2O và O2

Câu 40 : Quang hợp không xảy ra ở miền ánh sáng nào dưới đây? 

A. Miền ánh sáng xanh lục

B. Miền ánh sáng xanh tím

C.  Miền ánh sáng đỏ 

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247