Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35 Hoocmôn thực vật

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35 Hoocmôn thực vật

Câu 1 : Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để: 

A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. 

D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

Câu 2 : Gibêrelin có vai trò: 

A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. 

D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.

Câu 3 : Cho các chất gồm auxin, etilen, axit abxixic, xitokinin, phenol, giberelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là: 

A. Axit abxixic, phenol. 

B. Auxin, giberelin, xitokinin.

C. Axit abxixic, phenol, xitokinin.  

D. Tất cả các chất trên.

Câu 4 : Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở: 

A. Đỉnh của thân và cành. 

B. Lá, rễ.

C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.  

D. Thân, cành.

Câu 5 : Auxin chủ yếu sinh ra ở: 

A. Đỉnh của thân và cành.

B. Phôi hạt, chóp rễ.

C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. 

D. Thân, lá.

Câu 6 : Êtylen có vai trò: 

A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.

B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.

C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả. 

D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.

Câu 7 : Người ta sử dụng Gibêrelin để: 

A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.

B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.

C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt. 

D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.

Câu 8 : Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu là: 

A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng  thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.

C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. 

D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.

Câu 9 : Xitôkinin có vai trò: 

A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào.

B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.

C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá già của tế bào. 

D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.

Câu 10 : Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào? 

A. Trong hạt khô, GA và A.AB đạt trị số ngang nhau.

B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.

C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh, còn AAB đạt trị số cực đại. 

D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247