Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Địa lí - Trường THPT Yên Lạc 2

Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Địa lí - Trường THPT Yên Lạc 2

Câu 1 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của nội thương?

A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa.

B. Số lao động của ngành.

C. Số lượng các cơ sở buôn bán.

D. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ.

Câu 2 : Vai trò lớn nhất của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là:

A. tăng độ ẩm cho các khối khí đi qua biển.

B. mang mưa đến cho ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.

C. làm giảm nền nhiệt độ trung bình năm.

D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

Câu 3 : Các loại rau ôn đới được trồng ở Đồng bằng sông Hồng vào vụ nào?

A. Vụ chiêm.

B. Vụ hè thu.

C. Vụ đông.

D. Vụ mùa.

Câu 4 : Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi do

A. địa hình núi cao chiếm ưu thế.

B. địa hình đồi núi chủ yếu < 2600m.

C. vị trí địa lí nằm gần xích đạo.

D. không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 5 : Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta?

A. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

B. Nguồn nước sông chủ yếu từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.

D. Đồng bằng hẹp chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.

Câu 6 : Về mặt chất lượng, rừng của nước ta được xếp vào loại

A. ít có giá trị.

B. rừng nghèo.

C. rừng trung bình.

D. rừng giàu.

Câu 7 : Cho biểu đồ sau: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 2000 đến 2017.

A. Tốc độ tăng diện tích nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng lúa.

B. Diện tích lúa nước ta có xu hướng tăng liên tục.

C. Năng suất lúa năm 2017 gấp 1,3 lần năm 2000.

D. Sản lượng lúa nước ta có xu hướng tăng liên tục.

Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây mía không phải là cây chuyên môn hóa của vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng Sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây đúng vế ngành giao thông vận tải ở nước ta?

A. Đường sắt có mật độ phân bố dày đặc, phủ kín các vùng.

B. Đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất.

C. Đường ô tô có khối lượng vận chuyển hành khách nhỏ nhất.

D. Đường biển chiếm ưu thế nhất trong ngành giao thông.

Câu 10 : Cho biểu đồ sau:

A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á.

B. Quy mô GDP của một số nước Đông Nam Á.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á.

D. Cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á.

Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng ̣nước thấp nhất của sông Mê Công (Cửu Long) vào thời gian nào?

A. Tháng III đến tháng V.

B. Tháng VI đến tháng XIII.

C. Tháng I đến tháng III.

D. Tháng V đến tháng X.

Câu 13 : Đặc điểm tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. nguồn nước dồi dào, phong phú.

C. khí hậu phân hóa theo độ cao.

D. độ ẩm không khí luôn cao.

Câu 14 : Tác động tích cực của đô thị hóa đến các vấn đề xã hội nước ta là:

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút dầu tư.

B. tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống.

C. thúc đẩy kinh tế các địa phương, tạo việc làm.

D. thực hiện công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế.

Câu 15 : Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện

A. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.

B. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.

C. làm bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

D. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.

Câu 16 : Phát biểu nào sau đây biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững

A. cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí.

B. cơ cấu các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí, dịch vụ phát triển.

C. cơ cấu giữa các ngành và các vùng lãnh thổ hợp lí, kinh tế ngoài nhà nước là chủ đạo.

D. cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế hợp lí và phân bố rộng khắp.

Câu 17 : Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.

D. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn.

Câu 20 : Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái của nước ta là:

A. đất đai bị bạc màu.

B. rừng bị suy thoái.

C. khoáng sản cạn kiệt.

D. thiên tai, bão, hạn hán tăng.

Câu 21 : Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên

A. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

B. khí hậu phân hóa thành bốn mùa.

C. nhiệt độ cao, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 22 : Cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay đang có xu hướng

A. chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

B. có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.

C. chuyển dịch mới chỉ thực hiện ở một số vùng.

D. chưa có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.

Câu 23 : Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng chủ yếu nhất làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta?

A. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.

B. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều đô thị lớn.

C. Đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

D. Giáp biển, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có nhiều tỉnh có GDP bình quân đầu người trên 18 triệu đồng?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 25 : Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động quá đông ở các đô thị lớn ở nước ta là:

A. vấn đề việc làm, tài nguyên, môi trường, các vấn đề xã hội khác.

B. nâng cao mức sống, trình độ dân trí, ô nhiễm môi trường.

C. bảo vệ môi trường, thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế.

D. đảm bảo phúc lợi xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 26 : Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta là do

A. địa hình chủ yếu là đồi núi và có sự phân hóa phức tạp.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc.

C. vị trí chuyển tiếp giữa hai lục địa và hai đại dương.

D. đặc điểm của vị trí địa lí và địa hình nước ta.

Câu 29 : Cho bảng số liệuTổng sản phẩm trong nước (GDP) và dân số của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2017.

A. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a cao hơn Ma-lai-xi-a.

C. Phi-lip-pin cao hơn In-đô-nê-xi-a.

D. Cam-pu-chia cao hơn Phi-lip-pin.

Câu 32 : Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng?

A. Chênh lệch tỉ số giới tính ngày càng tăng.

B. Tỉ lệ gia tăng giảm nhưng vẫn mức dương.

C. Quy mô dân số vẫn còn lớn, dân số trẻ.

D. Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.

Câu 33 : Ngành công nghiệp nào sau đây thuộc công nghiệp chế biến thủy, hải sản nước ta?

A. Sản xuất rượu, bia, nước ngọt.

B. Chế biến nước mắm, làm muối.

C. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá.

D. Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt.

Câu 34 : Khó khăn về tự nhiên nào đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. nhu cầu thị trường không lớn.

B. cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

C. công tác vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ khó khăn.

D. có mùa đông quá lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 35 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp nặng do

A. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.

B. nguồn lương thực và thực phẩm phong phú.

C. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng quanh năm.

D. nguồn thủy sản và lâm sản rất phong phú.

Câu 36 : Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khai thác thủy sản ở nước ta là:

A. dịch vụ thủy sản và cơ sở chế biến được mở rộng.

B. nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản.

C. có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

D. tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

Câu 38 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Bạch Mã.

C. Hoành Sơn.

D. Hoàng Liên Sơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247