Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Nghĩa Chánh

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Nghĩa Chánh

Câu 1 : Liên Xô đạt được những thành tựu nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 2 : Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô - Mĩ - Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào của nước Đức?

A. phía tây nước Đức.

B. phía đông nước Đức.

C. phía nam nước Đức.

D. phía bắc nước Đức. 

Câu 3 : Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.

B. Do Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2/1945).

C. Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.

D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Câu 4 : Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.

B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.

Câu 5 : Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được ra đời ở đâu?

A. Số nhà 312 phố Khâm Thiên – Hà Nội.

B. Số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội.

C. Số nhà 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội.

D. Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc.

Câu 6 : Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở đâu?

A. Hà Nội.

B. Pa-ri. 

C. Hương Cảng –Trung Quốc. 

D. Mát-xcơ –va.

Câu 7 : Đại hội lần VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.

B. Chống đế quốc, thực dân.

C. Ủng hộ phong trào giải phúng dân tộc thế giới.

D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 8 : Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng?

A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp.

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.

D. Vì Việt Nam không có nguyên liệu phát triển công nghiệp nặng.

Câu 9 : Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là gì?

A. Số người mù chừ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.

C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.

D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 10 : Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau năm 1975 là gì?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.

C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.

D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.

Câu 11 : Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày nào?

A. Ngày 2 - 7 - 1976.  

B. Ngày 2 - 8 - 1976.

C. Ngày 2 - 9 - 1976.

D. Ngày 2 - 10 - 1976.

Câu 13 : Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn vào thời gian nào?

A. Ngày 15 đến ngày 20 - 11 - 1975.

B. Ngày 15 đến ngày 21 - 11 - 1975.

C. Ngày 15 đến ngày 22 - 11 - 1975.

D. Ngày 15 đến ngày 23 - 11 - 1975.

Câu 14 : Tháng 9 - 1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Cải tạo XHCN.

B. Bầu cử Quốc hội thống nhất.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp.

Câu 16 : Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào ngày nào?

A. Ngày 10 - 10 - 1954. 

B. Ngày 16 - 5 -1954.

C. Ngày 10 - 10 - 1955. 

D. Ngày 16 - 5 - 1955.

Câu 17 : Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí vào ngày nào?

A. 21 -  5 - 1954.      

B. 21 -  6  - 1954.

C. 21 - 7 - 1954.   

D. 21 -  8 - 1954.

Câu 18 : Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào và dựng nên chính quyền gì?

A. Bảo Đại.                

B. Ngô Đình Diệm.

C. Trần Trọng Kim.

D. Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 19 : Tại sao thực dân Pháp chọn đô thị làm điểm tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

A. Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam.

B. Lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng.

C. Là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

D. Lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đây.

Câu 21 : Năm 1950 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Ấn Độ?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Tuyên bố độc lập.

C. Cách mạng chất xám có nhiều thành quả.

D. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. 

Câu 22 : Văn kiện nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 23 : Tại sao thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vào năm 1947?

A. muốn thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).

B. muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

C. muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.

D. muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 24 : Qua các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, ta đã thực hiện triệt để khẩu hiệu gì?

A. “Tấc đất tấc vàng".

B. “Đánh đổ địa chủ phong kiến”.

C. “Người cày có ruộng”.

D. “Độc lập dân tộc" và “'ruộng đất dân cày”.

Câu 25 : Qua các đợt cải cảch ruộng đất ở miền Bắc, số hộ nông dân được chia ruộng đất là bao nhiêu?

A. 1,5 triệu hộ.           

B. Hơn 2 triệu hộ.

C. 2,5 triệu hộ.

D. Hơn 3 triệu hộ.

Câu 26 : Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, ta tiến hành bao nhiêu đợt cải cách?

A. 4 đợt cải cách.

B. 5 đợt cải cách.

C. 6 đợt cải cách.

D. 7 đợt cải cách.

Câu 28 : Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt sau năm 1945 xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman (1947).

B. Chủ nghĩa xã hội hình thành trên phạm vi thế giới.

C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.

D. Động thái chống trả Mĩ của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 29 : Đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.

B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.

D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247