Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020- Trường THPT Lý Thái Tổ

Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020- Trường THPT Lý Thái Tổ

Câu 1 : Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 2 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất dãy Trường Sơn Nam?

A. Ngọc Linh.

B. Bi Duop

C. Lang Bi Ang.

D. Chư Yang Sin.

Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Pu Đen Đinh, Pu sam sao.

B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

C. Pu Si Lung, Hoành Sơn.

D. Khoan La San, Bạch Mã.

Câu 4 : Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Cao nhất nước ta

B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam

D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Câu 5 : Đặc điểm của cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La là gì?

A. cấu tạo chủ yếu là ba zan.

B. cấu tạo chủ yếu là phù sa cổ.

C. có độ cao trên 800m.

D. cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi.

Câu 6 : Theo quan điểm địa kinh tế thì vị trí địa lí nước ta có đặc điểm gì?

A. nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương.

B. nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới.

C. nằm trong khu vực nội chí tuyến.

D. nằm trong vùng có nhiều thiên tai.

Câu 7 : Các nhánh núi đâm ra sát biển, có nhiều đoạn bờ biển khúc khủyu, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của khu vực nào?

A. khu vực núi Đông bắc

B. khu vực núi Tây bắc

C. khu vực núi Trường sơn bắc

D. Duyên hải miền Trung

Câu 8 : Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở đâu?

A. khu vực miền núi.

B. khu vực cao nguyên

C. khu vực đồng bằng.

D. khu vực trung du.

Câu 10 : Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do nguyên nhân nào?

A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp.

B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung.

C. Các dãy núi có hướng vòng cung, mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

D. Có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung nào?

A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm

B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn

C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn

Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng của dãy núi nào dưới đây?

A. Dãy Trường Sơn Nam.

B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Đông Triều.

D. Dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 15 : Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên có đặc điểm gì?

A. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

B. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

C. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

D. có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Câu 16 : Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 17 : Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên của nước ta là vùng nào?

A. Tây nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ

Câu 18 : Hệ thống núi ở Bắc Trường sơn có đặc điểm gì?

A. Gồm các dãy núi song song, so le, thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu

B. Gồm các dãy núi cao và trung bình nằm kẹp các sơn nguyên đá vôi hùng vĩ.

C. Các khối núi nghiêng dần về phía đông, nhiều dãy núi cao nằm sát biển.

D. Chạy dài từ biên giới Việt-Trung đến dãy Bạch mã.

Câu 19 : Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là gì?

A. Có nhiều khoáng sản.

B. Có nhiều đồng cỏ.

C. Có khí hậu mát mẻ.

D. Có nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 20 : Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì?

A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.

B. Cao ở rìa phía Đông, ở giữa thấp trũng.

C. thường xuyên bị ngập nước vào mùa lũ.

D. Bề mặt đồng bằng không có đê.

Câu 21 : Trong vùng núi Đông bắc những đỉnh núi cao > 2000m thường tập trung ở đâu?

A. biên giới Viêt – Trung thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn.

B. trong cánh cung: Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

C. thượng nguồn Sông Chảy.

D. ven biển Hạ Long

Câu 22 : Đặc điểm không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. bề ngang hẹp

B. bị chia cắt

C. bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông.

D. ven biển thường là các cồn cát, đầm, phá

Câu 23 : Vì sao đồi núi nước ta có tính phân bậc?

A. trong giai đoạn tân sinh nhiều lần biển tiến, biển thoái.

B. trong giai đoạn cổ kiến tạo có nhiều vân động tạo núi khác nhau.

C. trong giai đoạn tân sinh vân động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt.

D. do các quá trình phong hóa mạnh yếu theo từng thời kì.

Câu 24 : Khu vực phía tây của vùng núi Tây Bắc có phạm vi như thế nào?

A. từ Khoan La San đến Sông Cả.

B. dọc biên giới Việt – Trung.

C. từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

D. từ biên giới Việt - Trung đến khủy sông Đà.

Câu 25 : Ngăn cách giữa Trường Sơn bắc và Trường Sơn nam là dãy nào?

A. dãy Tam Điệp.

B. dãy Hoành sơn.

C. dãy Tây Thừa thiên.

D. dãy Bạch Mã.

Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc xếp theo thứ tự Bắc xuống Nam?

A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu

B. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La

C. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải

D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình

Câu 27 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của địa hình nước ta?

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước.

B. Đồi núi thấp chiếm gần 60% diện tích cả nước.

C. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích.

D. Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành nhiều khu vực

Câu 28 : Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so với Trường Sơn Bắc là gì?

A. Địa hình cao hơn.

B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.

C. Hướng núi vòng cung.

D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247