Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Năng khiếu TDTT Huyện Bình Chánh

Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 - Trường THPT Năng khiếu TDTT Huyện Bình Chánh

Câu 1 : Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

A. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

B. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng địa hình cánh cung đón gió.

C. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

D. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 2 : Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là?

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.

B. Địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người.

C. Địa hình Việt Nam là dạng địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn diện tích lưu vực hệ thống sông Mê Công ở nước ta thuộc hai vùng là

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

B. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

D. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?

A. Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên Thế giới

B. Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương nên vừa gắn liền với lục địa, vừa tiếp giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài

C. Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến ở bán cầu Bắc

D. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của Thế giới

Câu 6 : Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

A. tiếp giáp lãnh hải

B. lãnh hải

C. đặc quyền kimh tế biển

D. thềm lục địa

Câu 7 : Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Tây Bắc

B. vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc

C.   Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

D. vùng đồi núi Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 8 : Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

Câu 9 : Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là

A. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.

B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

C. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.

D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.

Câu 10 : Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là

A. thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước.

B. thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.

C. thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ.

D. thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm.

Câu 11 : Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là

A. nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.

B. nóng khô với nhiệt độ cao, độ ẩm cao.

C. nhiệt độ cao, độ ẩm cao.

D. khô, nóng.

Câu 12 : Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

A. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

B. gió mùa mùa đông bị suy yếu nên tăng độ ẩm.

C. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

D. khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

Câu 13 : Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là

A. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

B. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

C. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

D. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

Câu 14 : Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long phải chung sống lâu dài với lũ bởi vì

A. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.

B. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.

C. không có hệ thống đê ngăn lũ như Đồng bằng sông Hồng.

D. lũ xảy ra quanh năm.

Câu 15 : Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

A. củng cố đê chắn sóng và vùng ven biển.

B. huy động sức dân phòng tránh bão.

C. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

D. cảnh báo sớm cho các tàu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi trước khi chịu tác động của bão.

Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn ở quả nước ta tập trung tại

A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.  

C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 17 : Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc

A. trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như lúa gạo, cà phê, cao su,...

B. tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, vật nuôi.

C. tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước.

D. tăng khả năng thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 18 : Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ là

A. rừng nhiệt đới.

B. xavan và cây bụi.

C. rừng cận nhiệt đới lá rộng.

D. rừng rậm nhiệt đới đới gió mùa thường xanh quanh năm.

Câu 19 : Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra

A. từ tháng 1 đến tháng 6.

B. quanh năm.

C. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. từ tháng 5 đến tháng 10.

Câu 20 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?

A. Nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn.

C. Nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình).

D. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20oC (trừ các vùng núi cao).

Câu 21 : Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng so với  Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi lấp hết.

B. Không ngừng mở rộng ra phía biển.

C. Có hệ thống đê ngăn lũ.

D. Địa hình thấp.

Câu 22 : Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do

A. sự phân hóa độ cao địa hình.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. sự phân bố thảm thực vật.

D. ảnh hưởng của biển Đông.

Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 24 : Dãy núi nào sau đây được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc – Nam ở nước ta?

A. Trường Sơn Bắc

B. Hoàng Liên Sơn

C. Hoành Sơn

D. Bạch Mã

Câu 25 : Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi là

A. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.

B. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông-lâm nghiệp.

D. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (2007) lớn nhất nước ta là

A. An Giang và Kiên Giang.

B. Kiên Giang và Đồng Tháp.

C. Kiên Giang và Long An.

D. An Giang và Long An.

Câu 28 : Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là:

A. hướng vòng cung và hướng đông nam – tây bắc.

B. hướng đông nam – tây bắc và hướng vòng cung.

C. hướng vòng cung và hướng đông bắc – tây nam.

D. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

Câu 29 : Hệ thống đê ngăn lũ lớn nhất nước ta thuộc hệ thống sông

A. Mã.

B. Đồng Nai.

C. Hồng.

D. Cửu Long.

Câu 30 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, các vùng có diện tích đất feralit trên đá badan lớn nhất ở nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247