Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Thanh Miện

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Thanh Miện

Câu 1 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?

A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi.

B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.

C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.

D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép.

Câu 2 : Động vật nào sau đây tiêu hoá nội bào?

A. Chim

B. Giun đất

C. Lợn

D. Trùng roi

Câu 3 : Vận động bắt mồi của cây gọng vó là ví dụ về hiện tượng cảm ứng gì?

A. Hướng nước

B. Ứng động sinh trưởng

C. Hướng trọng lực

D. Ứng động không sinh trưởng

Câu 4 : Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 5 : Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng?

A. Số lượng tế bào lông hút nhỏ làm tăng diện tích hấp thu nước và ion khoáng. 

B. Sinh trưởng nhanh, phát triển trên bề mặt để lan toả rộng.

C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. 

D. Số lượng rễ bên nhiều, rễ chính ít phát triển.

Câu 6 : Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra sản phẩm gì?

A. CO2 + ATP + FADH2

B. CO2 + ATP + NADH

C. CO2 + ATP + NADH +FADH2

D. CO2 + NADH +FADH2

Câu 7 : Nơi nào diễn ra sự hô hấp ở thực vật?

A. Ở rễ

B. Ở thân

C. Ở lá

D. Tất cả các cơ quan của cơ thể

Câu 8 : Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu?

A. Ty thể

B. Tế bào chất

C. Lục lạp

D. Nhân

Câu 9 : Nêu định nghĩa quá trình hô hấp?

A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Câu 10 : Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

Câu 11 : Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là gì?

A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).

C. lực đẩy (áp suất rễ) và lực liên kết của các phân tử nước.

D. lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực đẩy của áp suất rễ.

Câu 12 : Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

A. Chủ động

B. Khuếch tán

C. Có tiêu dùng năng lượng ATP

D. Thẩm thấu

Câu 13 : Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là gì?

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 14 : Nhận định không đúng khi nói về đặc điểm của mạch gỗ là gì?

A. mạch gỗ gồm các tế bào chết.

B. tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống.

C. đầu của tế bào mạch gỗ gắn với đầu của tế bào quản bào thành những ống dài từ rễ đến lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

D. thành của mạch gỗ được linhin hóa do đó bền và vững chắc.

Câu 15 : Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ?

A. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.

B. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.

D. Là động lực của dòng mạch rây.

Câu 17 : Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm những thành phần nào?

A. Qua thân, cành và lá

B. Qua khí khổng và qua cutin

C. Qua cành và khí khổng của lá

D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

Câu 18 : Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

A. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

B. khí khổng mở cho khí Ođi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.

C. giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

D. tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Câu 20 : Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng nào?

A. NH4+ và NO3-

B. NO2-, NH4+ và NO3- 

C. N2, NO2-, NH4+ và NO3-

D. NH3, NH4+ và NO3-  

Câu 21 : Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh?

A. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.

C. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục...

D. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường.

Câu 23 : Khi tế bào khí khổng trương nước thì xảy ra hiện tượng gì?

A. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng đóng lại.

B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng đóng lại.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 25 : Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây trồng là gì?

A. quá trình cố định nitơ khí quyển.

B. phân bón dưới dạng nitơ amon và nitrat.

C. quá trình ôxi hoá nitơ không khí do nhiệt độ cao, áp suất cao.

D. quá trình phân giải prôtêin của các vi sinh vật đất.

Câu 28 : Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là gì?

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).

B. APG (axit phootpho glixêric).

C. AM (axit malic).

D. AlPG (anđêhit phootpho glixêric).

Câu 29 : Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở tilacôit.

C. Ở màng trong.

D. Ở chất nền.

Câu 30 : Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat là gì?

A. ATP và NADPH

B.  ATP và ADP và ánh sáng mặt trời

C. H2O, ATP

D. NADPH, O2

Câu 31 : Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là gì?

A. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.

B. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.

C. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Câu 33 : Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là gì?

A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.

C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

Câu 35 : Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào xảy ra sự lên men ở cơ thể thực vật?

A. Cây sống nơi ẩm ướt.

B. Cây bị ngập úng.

C. Cây bị khô hạn.

D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.

Câu 36 : Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là gì?

A. không bào.

B. ti thể. 

C. mạng lưới nội chất.

D. lạp thể.

Câu 37 : Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.

Câu 38 : Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?

A. Đều diễn ra vào ban ngày.

B. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).

C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên.

D. Chất nhận CO2.

Câu 39 : Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là gì?

A. ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

B. ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

C. ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2.

D. ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247