Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 4 (có đáp án): Biểu diễn lực !!

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 4 (có đáp án): Biểu diễn lực !!

Câu 1 :  Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?

A. Vận tốc không thay đổi

B. Vận tốc tăng dần

C. Vận tốc giảm dần

D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Câu 3 : Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N

B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Câu 5 :  Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc

D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.

Câu 6 : Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?

A. Gió thổi cành lá đung đưa.

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 7 : Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?

A. Xe đi trên đường.

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.

Câu 8 : Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.

Câu 9 : Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.

B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.

C. Có phương vuông góc với vận tốc.

D. Có phương bất kì so với vận tốc.

Câu 10 : Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ:

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

Câu 11 : Các lực tác dụng lên các vật A, B, C được biểu diễn như hình vẽ

A. Lực F1 tác dụng lên vật A: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 6N

B. Lực F2 tác dụng lên vật B: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 18N

C. Lực F3 tác dụng lên vật C: Phương hợp với đường nằm ngang 1 góc 300 chếch sang phải, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N

D. Các câu mô tả trên đều đúng

Câu 15 : Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn

B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.

C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

D. Vì lực là đại lượng vừa có  phương vừa có chiều.

Câu 16 : Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?

A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.

B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực

Câu 22 : Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

A. Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.

B. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.

C. Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N

D. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.

Câu 24 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?

A. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng.

B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật.

C. Khi có hai lực tác dụng lên vật và vật cân bằng.

D. Khi có một lực tác dụng lên vật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247