Khi đun một lượng băng phiến sau đó để nguội, người ta ghi lại được nhiệt độ của băng phiến và vẽ được đồ thị nhiệt độ theo thời gian như hình dưới đây. Thời gian nóng chảy và thời...

Câu hỏi :

Khi đun một lượng băng phiến sau đó để nguội, người ta ghi lại được nhiệt độ của băng phiến và vẽ được đồ thị nhiệt độ theo thời gian như hình dưới đây. Thời gian nóng chảy và thời gian đông đặc lần lượt là:

A. 2 ph; 5 ph (BC và EF).

B. 3 ph; 3ph (CD và DE).

C. 2 ph; 3 ph (BC và CD).

D. 6 ph; 5 ph (CE và EF).

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Băng phiến nóng dần lên khi đun từ nhiệt độ gần 550C, đến phút thứ 5, nhiệt độ của băng phiến đạt 800C và nhiệt độ không đổi đến phút thứ 7, tức là trong 2 phút (biểu diễn bằng đoạn BC), đây chính là lúc băng phiến nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C và trong quá trình nóng chảy nhiệt độ này không đổi). Sau khi chuyển thể hoàn toàn thành lỏng, nhiệt độ băng phiến tiếp tục tăng khi đun. Đến phút thứ 10, không đun nữa, nhiệt độ của băng phiến giảm. Đến phút thứ 13, nhiệt độ của băng phiến lại giảm xuống 800C và không đổi đến phút thứ 18, tức là trong 5 phút (biểu diễn bằng đoạn EF), đây chính là lúc băng phiến đông đặc. Sau khi đông đặc hoàn toàn, từ phút thứ 18 trở đi, nhiệt độ của băng phiến rắn tiếp tục giảm.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021

Số câu hỏi: 159

Copyright © 2021 HOCTAP247