Cho biết điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

Câu hỏi :

Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ. 

B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa. 

C. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo. 

D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ. 

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

- Đáp án A : giai đoạn được coi là phát triển thịnh đạt nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ là vương triều Gúp-ta.

- Đáp án B : là đặc điểm cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li.

- Đáp án C : vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô – gôn đều là :

+ Hai vương triều ngoại tộc:

Vương triều Hồi giáo Đê-li: người Hồi giáp gốc Trung Á từng bước chinh phục các tiểu quốc ở Ấn Độ và lập nên vương triều.

Vương triều Mô – gôn: một bộ phận dân Trung Á thực hiện đánh chiếm Đê – li và lập nên vương triều này

+ Đều theo Hồi giáo.

- Đáp án D : Thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li không thuộc thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đến thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ - vương triều Mô – gôn, nhưng không có chỉ khủng hoảng, suy vong và tan rã mà các vị vua thời kì đầu, đặc biệt là vua A-cơ-ba đã ra sức củng cố vương triều theo hướng « Ấn Độ hóa » và xây dựng đất nước. Đến các vị vua cuối của vương triều này tình trạng chia rã và khủng hoảng ở Ấn Độ mới bắt đầu trở lại.

Chọn đáp án : C

Copyright © 2021 HOCTAP247