Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì

Câu hỏi :

Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì 

A. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm. 

B. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập. 

C. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa. 

D. nhà vua có quyền lực tối, giúp việc là lãnh chúa và tăng lữ. 

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Trong lãnh địa phong kiến châu Âu :

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa ép vua ban cho mình quyền « miễn trừ » không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

=> Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn, mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.

=> Đây là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời kì trung đại.

Chọn đáp án : A

Copyright © 2021 HOCTAP247