Văn minh Phù Nam hình thành trên cơ sở nào? Yếu tố biển và kinh tế biển tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?
* Cơ sở hình thành văn minh Phù Nam:
a. Điều kiện tự nhiên
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc kết nối với nhau và đều đổ ra biển qua s cửa sông lớn, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng; đất đai giàu phù sa.
- Phần biển bao bọc ở phía đông và tây nam lãnh thổ với nhiều hải cảng thuận lợi là con đường hướng ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ. Điều này giúp Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.
b. Dân cư và xã hội
* Dân cư
- Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa có quá trình phát triển liên tục từ thời kì đồ đá, chủ nhân của nền văn hoá tiền Óc Eo.
- Sự tiếp xúc sớm với văn minh Ấn Độ qua vai trò của thương nhân và các nhà truyền giáo giúp Phù Nam tiếp thu nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp.
* Xã hội
- Gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
+ Quý tộc và tu sĩ: thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.
+ Thương nhân: nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.
+ Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ: là lực lượng lao động, hợp thành tầng lớp bị trị trong xã hội.
* Tác động của biển và kinh tế biển đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam:
- Biển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam. Một bộ phận cư dân sống bằng nghề buôn bán, trao đổi sản vật với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả-rập, Mã Lai,…
- Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo. Biển và kinh tế biển mang lại nguồn lợi lớn cho hoạt động kinh tế ở Phù Nam.
- Thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán qua đường biển, nhiều thành tựu văn minh lớn đã được du nhập vào Phù Nam.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247