Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Hai đường thẳng song song !! Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm...

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của SA, SC, OB. Gọi Q là giao điểm của SD với mp(MNP)). Tính

Câu hỏi :

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của SA, SC, OB. Gọi Q là giao điểm của SD với mp(MNP)). Tính \(\frac{{SQ}}{{SD}}\).

A.\[\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{4}.\]

B. \[\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{3}.\]

C. \[\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{5}.\]

D. \[\frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{6}{{25}}.\]

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của SA, SC, OB. Gọi Q là giao điểm của SD với mp(MNP)). Tính  (ảnh 1)

Bước 1:

Trong (ABCD) lấy\[PH\parallel AC(H \in CD)\]

\( \Rightarrow PH||MN\) (Do\[AC||MN \Rightarrow H \in \left( {PMN} \right) \Rightarrow NH \subset \left( {PMN} \right)\]

Trong (SCD) gọi \[Q = NH \cap SD\]

Mà\[NH \subset \left( {PMN} \right) \Rightarrow Q \in \left( {PMN} \right)\]

Khi đó  Q là giao điểm của SD với mp(MNP)

Bước 2:

Mà N là trung điểm của\[SC \Rightarrow \frac{{NC}}{{NS}} = 1\]

Mặt khác áp dụng định lí Ta-lét trong tam giác DPH  ta có\[\frac{{HD}}{{HC}} = \frac{{DP}}{{OP}} = 3\] (vì P là trung điểm của OB).

Bước 3:

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác SCD với cát tuyến QNH ta có:

\[\frac{{HD}}{{HC}}.\frac{{NC}}{{NS}}.\frac{{QS}}{{QD}} = 1\]

Do đó ta có\[\frac{{QS}}{{QD}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{SQ}}{{SD}} = \frac{1}{4}\]

Đáp án cần chọn là: A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Hai đường thẳng song song !!

Số câu hỏi: 21

Copyright © 2021 HOCTAP247