Phân biệt bộ nhiễm sắc thể của thể dị bội (2n + 2) với thể dị bội (2n + 1 + 1) ở cùng một loài.

Câu hỏi :

Phân biệt bộ nhiễm sắc thể của thể dị bội (2n + 2) với thể dị bội (2n + 1 + 1) ở cùng một loài. Nêu cơ chế phát sinh của hai thể dị bội trên.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

- Phân biệt:

+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 2): Trong tế bào có 1 cặp NST bị thay đổi về số lượng, cặp này gồm có 4 NST tương đồng.

+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 1 + 1): Trong tế bào có 2 cặp NST bị thay đổi về số lượng, mỗi cặp này gồm có 3 NST tương đồng.

- Cơ chế phát sinh:

+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 2): Trong giảm phân sự không phân li của cùng một cặp NST nào đó ở cả bố và mẹ tạo ra 2 loại giao tử đột biến (n +1) và (n – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử đột biến (n +1) với nhau tạo thành hợp tử (2n + 2) và phát triển thành thể dị bội (2n + 2).

+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1 + 1). Trong giảm phân sự không phân li đồng thời của 2 cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến

(n + 1 + 1) và (n – 1 – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của giao tử đột biến (n +1 + 1) với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử (2n + 1 +1) và phát triển thành thể dị bội (2n + 1 + 1).

- Học sinh có thể nêu trường hợp khác: giao tử n+1 kết hợp với giao tử n+1 tạo thành hợp tử 2n+1+1

Copyright © 2021 HOCTAP247