a.- Lúa là thức ăn của chuột, do đó khi lúa phát triển mạnh thì thức ăn của chuột dồi dào làm cho sức sinh sản của quần thể chuột tăng, sự tử vong giảm. Kết quả là số lượng cá thể của quần thể chuột tăng lên và ngược lại.
- Rắn sử dụng chuột làm thức ăn, do đó khi số lượng cá thể của quần thể rắn tăng sẽ làm cho số lượng cá thể của quần thể chuột giảm và ngược lại.
b.- Mối quan hệ Lúa - Chuột - Rắn sẽ tạo nên hiện tượng khống chế sinh học đảm bảo sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.
- Con người đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong biện pháp đấu tranh sinh học để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng:
+ Dùng thiên địch để khống chế sinh vật gây hại.
+ Vệ sinh đồng ruộng, luân canh... để loại bỏ hoàn toàn nguồn thức ăn của sinh vật gây hại trong một thời gian.
c. - Những biện pháp nói trên vừa có tác dụng giảm tác hại của sinh vật gây hại đối với trồng trọt, chăn nuôi vừa đảm bảo cân bằng sinh thái và không hoặc hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
- Bằng những hiểu biết của mình về sinh thái học, em có thể làm các việc sau đây:
+ Bảo vệ các sinh vật có ích, các sinh vật là thiên địch của sinh vật gây hại.
+ Tuyên truyền việc ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh và sinh vật gây hại, hạn chế việc sử dụng một cách bừa bãi thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247