Đặc điểm | Hệ tuần hoàn lưỡng cư | Hệ tuần hoàn bò sát | Hệ tuần hoàn chim và thú |
Tim |
Tim có 3 ngăn (1 tâm thất, 2 tâm nhĩ). Tim có xoang tĩnh mạch |
Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất). Có vách ngăn giữa 2 tâm thất không hoàn toàn. Tim vẫn còn xoang tĩnh mạch |
Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất). Có vách ngăn |
Máu |
Có sự pha trộn máu ở 2 tâm thất. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha |
Có sự pha trộn máu ở 2 tâm thất. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha với độ pha trộn ít hơn so với lưỡng cư |
Không có sự pha trộn máu ở tâm thất. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Tốc độ máu cao, áp lực lớn. |
Vòng tuần hoàn |
Vòng tuần hoàn kép: vòng tuần hoàn phổi (vòng nhỏ) bên cạnh vòng tuần hoàn lớn |
Vòng tuần hoàn kép: vòng tuần hoàn tim và vòng tuần hoàn phổi nhỏ hơn |
Vòng tuần hoàn kép: vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn tim có sự phân chia rõ ràng |
Cơ chế hoạt động |
- Tĩnh mạch bụng dẫn máu từ chi sau và phần sau cơ thể thẳng tới tĩnh mạch của gan để lọc chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Phần máu còn lại của chi sau đi qua hệ cửa thận để lọc các chất cặn bã rồi bài tiết ra ngoài. Do tim lưỡng cư chỉ có 1 tâm thất nên máu đỏ tươi từ phổi về kết hợp với máu đỏ thẫm ở tâm thất tạo thành máu pha. |
- Động mạch phổi từ nửa phải tâm thất (mang máu tĩnh mạch) tách ra thành 2 động mạch phổi đi tới phổi. Tĩnh mạch chậu nhận máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch đuôi, chân của tĩnh mạch gánh thận, tập trung thành tĩnh mạch bụng sau đó vào tĩnh mạch chủ sau. Tĩnh mạch bụng nhận máu của tĩnh mạch nội quan hình thành tĩnh mạch của gan, vào gan rồi phân thành hệ gánh gan, sau đó tập trung thành tĩnh mạch gan, cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Tĩnh mạch chủ sau khi nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải. Tạo thành vòng tuần hoàn khép kín lấy chất dinh dưỡng từ cơ quan đi nuôi các tế bào và bài tiết các chất thải ra ngoài. |
Máu đi ra từ tim, vào các động mạch rồi qua các mao mạch sau đó đi vào tĩnh mạch rồi về tim. Sự trao đổi chất diễn ra tại lưới mao mạch, qua trung gian dịch mô. Do áp lực thủy tĩnh trong các mao mạch lớn hơn nhiều so với mô nên nước, các chất khí hòa tan, các ion và các phân tử thức ăn dễ dàng thấm qua màng mao mạch để đi vào mô, tạo thành dịch mô. Ở cuối các tĩnh mạch, do huyết tương trong máu có nồng độ chất hòa tan lớn hơn nhiều so với dịch mô nên nước có thể thẩm thấu trở lại vào máu. |
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247