Đường nét
Trong bản vẽ cắt may, có thể sử dụng một số loại nét vẽ đã được quy định trong TCVN8 - 20 : 2002 (ISO 128 - 20 : 1996) nét liền đậm, nét liền mảnh, nét gạch chấm, nét đứt, nét lượn sóng.
STT | TÊN GỌI | HÌNH DẠNG | BỀ RỘNG | ỨNG DỤNG |
1 | Nét liền đậm | b | Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy. | |
2 | Nét liền mảnh | b/2 | Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy. | |
3 | Nét gạch chấm | b/2 | Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng. | |
4 | Nét đứt | b/2 | Biểu diễn đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt, đường gấp một phần vải, thể hiện sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm. | |
5 | Nét lượn sóng | b/2 | Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ. |
Chữ và số
Bản vẽ cắt may thường được dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 750 so với đường nằm ngang. Trong một bản vẽ phải thống nhất một kiểu chữ.
Ghi kích thước
- Chữ số hoặc công thức tính được ghi ở giữa trên đường kích thước, đúng với chiều đã quy định.
- Đường kích thước có thể được giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.
- Đơn vị đo của kích thước là centimet (cm), trên bản vẽ không ghi đơn vị đo, chỉ ghi con số phù hợp với đơn vị đo là cm.
Ghi chú:
- Rv: Rộng vai
- Vc: Vòng cổ
- Vn: Vòng ngực
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247