* Có hai loại biến dị đó là biến dị di truyền và biến dị không di truyền được chia dựa vào khả năng di truyền cho thế hệ sau.
- Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên di truyền được. Biến dị di truyền gồm:
- Biến dị không di truyền là những biến đổi kiểu hình dưới tác động của điều kiện sống, không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên không di truyền được. Đó là thường biến.
* Đặc điểm của từng loại:
- Đột biến: là những biến đổi trong vật chất di truyển, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo giống và tiến hóa.
+ Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen bao gồm đột biến thay thế, thêm hay mất một cặp nuclêôtit.
+ Đột biến NST: những biến đổi trong cấu trúc NST, bao gồm đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.
• Đột biến cấu trúc NST có 4 dạng: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
• Đột biến số lượng NST gồm: đột biến lệch bội (thể không, thể một, thể ba…) và đột biến đa bội (đa bội chắn và đa bội lẻ)
- Thường biến: những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen do sự thay đổi của môi trường sống. Vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247