Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều.

Câu hỏi :

Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:   37,5% chuột lông ngắn, quăn ít.      37,5% chuột lông dài, quăn ít

A. Các tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen, bốn cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể và xảy ra liên kết hoàn toàn.

B. Bốn cặp gen quy định các tính trạng đều phân li độc lập.

C. Các tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và có xảy ra liên kết không hoàn toàn.

D. Hai cặp gen phân li độc lập do vậy tạo 16 tổ hợp giao tử

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Theo đề bài:

P: ngắn, quăn nhiều ´ dài, thẳng

→ F1: 100% ngắn, quăn nhiều

Chúng ta nên xét từng tính trạng riêng để xác định mỗi tính trạng tuân theo quy luật di truyền nào.

Đầu tiên, ta xét với tính trạng chiều dài lông.

Ta có:

F2: 56,25% dài : 43,75% ngắn → 9 dài : 7 ngắn.

Vậy tính trạng chiều dài lông được quy định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác bổ sung.

Quy ước:

A-B-: dài; A-bb, aaB-, aabb: ngắn.

Xét tính trạng hình dáng của lông.

Ta có: 75% quăn ít : 18,75% thẳng : 6,25% quăn nhiều → 12 quăn ít: 3 thẳng : 1 quăn nhiều.

Từ đó, ta thấy rằng tính trạng quăn – thẳng được quy định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác.

Quy ước:

ddee: quăn nhiều

D-E-, D-ee: quăn ít

eeD-: quăn thẳng

Nếu như 4 gen nằm trên 4 NST khác nhau thì thế hệ lai sẽ được sinh ra từ 64 kiểu tổ hợp giao tử đực và cái. Nhưng theo đề bài chỉ có 16 kiểu tổ hợp giao tử, do đó, 2 tính trạng sẽ được quy định bởi 4 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau liên kết hoàn toàn, tạo ra 16 tổ hợp lai.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hùng An

Số câu hỏi: 40

Copyright © 2021 HOCTAP247