Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

Câu hỏi :

Ở cà chua Licopersicon licopersicum đã ghi nhận rất nhiều trường hợp xuất hiện thể tam nhiễm. Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Cho rằng các giao tử khác có sức sống như nhau, nếu cho cây tam nhiễm AAa tự thụ phấn thì tỉ lệ đời con không mang alenA là:

A. l/3

B. 1/6 

C. 1/12

D. 1/18

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

- Tính trạng ♂AAa(2n+1) giảm phân tạo \(\frac{2}{6}A\left( n \right):\frac{1}{6}\left( n \right):\frac{2}{6}Aa\left( {n + 1} \right):\frac{1}{6}AA\left( {n + 1} \right)\)

Theo giả thiết: Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

→ Tỉ lệ các giao tử (n) có khả năng thụ tinh: \(\frac{2}{3}A\left( n \right):\frac{1}{3}a\left( n \right)\)

- Tính trạng ♀AAa(2n+1) giảm phân tạo 1/6 A(n) : 1/6 (n) : 2/6 Aa(n+1) : 1/6 AA(n+1)

Sơ đồ lai:

P: ♂AAa(2n+1) x ♀AAa(2n+1)

GP: 2/3 A(n) : 1/3 a(n) 2/6 A(n) : 1/6 a(n) : 2/6 Aa(n+1) : 1/6 AA(n+1)

F1: Các hợp tử không mang alen A chiếm tỉ lệ: 1/3 a(n) x 1/6 a(n) = 1/18

Copyright © 2021 HOCTAP247