Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Phan Ngọc Hiển lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Phan Ngọc Hiển lần 2

Câu 1 : Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ.

B. Làm tăng khí O2; giảm CO2.

C. Tiêu hao chất hữu cơ. 

D. Làm giảm độ ẩm.

Câu 2 : Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn:

A. đi qua da. 

B. đi qua phổi.

C. đi khắp cơ thể.

D. đi qua mang.

Câu 4 : Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến

A. đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.

B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.

C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

D. mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.

Câu 9 : Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền

A. tương tác gen, phân li độc lập. 

B. trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập.

C. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn.

D. qua tế bào chất.

Câu 13 : Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:

A. Đại thái cổ

B. Đại cổ sinh

C. Đại trung sinh

D. Đại tân sinh

Câu 14 : Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng trong đảo qua thời gian dài

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau

Câu 16 : Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?

A. Lúa và cỏ dại

B. Chim sâu và sâu ăn lá

C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn

D. Chim sáo và trâu rừng

Câu 17 : Ở thực vật, điểm bù ánh sáng là gì?

A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 18 : Hình bên mô tả 2 dạng hệ tuần hoàn ở động vật, cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Hình A là dạng hệ tuần hoàn kín, hình B là dạng hệ tuần hoàn hở.

B. Động vật đơn bào trao đổi chất theo dạng hệ tuần hoàn A.

C. Ở dạng hệ tuần hoàn A, máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình, với tốc độ tương đối nhanh. 

D. Các động vật có hệ tuần hoàn dạng B, tế bào trao đổi chất với máu qua thành mao mạch.

Câu 22 : Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

D. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 23 : Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

A. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.

B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

Câu 24 : Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.

B. Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2.

C. Năng lượng thất thoát cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 2.

D. Năng lượng tích lũy cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 3.

Câu 29 : Axit nuclêic có thể có dạng mạch kép (tx) hoặc dạng mạch đơn (xx). Bảng dưới đây cho thấy thành phần các bazơ (nuclêôtit) của 4 mẫu nuclêôtit khác nhau

A. (1) ADN mạch kép; (2) ARN mạch kép; (3) ADN mạch đơn; (4) ADN mạch đơn

B. (1) ADN mạch kép; (2) ARN mạch đơn; (3) ADN mạch kép; (4) ARN mạch đơn

C. (1) ADN mạch đơn; (2) ADN mạch kép; (3) ARN mạch đơn; (4) ARN mạch kép

D. (1) ADN mạch kép; (2) ADN mạch đơn; (3) ARN mạch đơn; (4) ARN mạch đơn

Câu 30 : Quan sát một quần thể mà các cá thể được phân phối đồng đều cho thấy rằng:

A. Khu vực phân bố của quần thể ngày càng tăng kích thước.

B. Tài nguyên được phân bố không đồng đều.

C. Các cá thể của quần thể đang cạnh tranh gay gắt để khai thác tài nguyên.

D. Mật độ quần thể thấp.

Câu 31 : Phát biểu nào về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là đúng?

A. Tất cả năng lượng có sẵn ở mỗi bậc dinh dưỡng được chuyển đến bậc dinh dưỡng cao hơn.

B. Động vật ăn cỏ có được năng lượng từ các sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật phân hủy chỉ ăn sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp nhất.

D. Ở tháp năng lượng bậc dinh dưỡng thấp nhất lưu trữ ít năng lượng nhất.

Câu 32 : Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ là nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau

B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3

C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất

D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4

Câu 40 : Cho sơ đồ phả hệ sau:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247