Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Ôn tập lý thuyết 

Viết: \(\frac{2}{3}\)

Đọc: hai phần ba

Viết: \(\frac{5}{10}\)

Đọc: năm phần mười

Viết: \(\frac{3}{4}\)

Đọc: ba phần tư

Viết: \(\frac{40}{100}\)

Đọc: bốn mươi phần một trăm, hay bốn mươi phần trăm.

\(\frac{2}{3}\); \(\frac{5}{10}\); \(\frac{3}{4}\); \(\frac{40}{100}\) là các phân số.

Chú ý:

1) Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được là thương của phép chia đã cho.

Ví dụ: 1 : \(3 = \frac{1}{3}\); \(4: 10 =\frac{4}{10}\); \(9: 2 = \frac{9}{2}\); ...

2) Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

Ví dụ: \(5 = \frac {5}{1}\); \(12 = \frac {12}{1}\); \(2001 = \frac {2001}{1}\); ...

3) Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.

Ví dụ: \(1 = \frac {9}{9}\); \(1 = \frac {18}{18}\); \(1 = \frac {100}{100}\); ...

4) Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khấc 0.

Ví dụ: \(0 = \frac {0}{7}\); \(0 = \frac {0}{19}\); \(0= \frac {0}{125}\); ...

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Viết các thương sau đây dưới dạng phân số:

25 : 3;        7 : 9;           125 : 13;             181 : 47;            35 : 29

Giải

Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chi và mẫu số là số chia.

\(\frac{{25}}{{13}}\);                \(\frac{7}{9}\);                  \(\frac{{125}}{{13}}\);                   \(\frac{{181}}{{47}}\);              \(\frac{{35}}{{29}}\)


Bài 2: Viết các số tự nhiên sau đây dưới dạng phân số có mẫu số là 1:

35;             1241;        13 525;               0;                48 174

Giải

Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đã cho và mẫu số là 1.

 \(\frac{{35}}{1}\);           \(\frac{{1241}}{1}\);       \(\frac{{13525}}{1}\);          \(\frac{0}{1}\);        \(\frac{{48174}}{1}\)     


Bài 3:

a. Nếu số bị chia là số 0, số chia theo thứ tự là 102; 205; 361; 408; 1245 thì thương theo thứ tự bằng bao nhiêu?

b. Số 1 có thể xem là thương của những số nào?

Giải

a. Số 0 chia cho mọi số tự nhiên khác 0 đều bằng 0 nên thương theo thứ tự bằng:

\(\frac{0}{{102}} = 0;\)   \(\frac{0}{{205}} = 0;\)   \(\frac{0}{{361}} = 0;\)           \(\frac{0}{{408}} = 0;\)   \(\frac{0}{{1245}} = 0\)

b. Số 1 xem như là thương của số khác 0 chia cho chính số đó:

\(\frac{{17}}{{17}} = 1;\)         \(\frac{{35}}{{35}} = 1;\)           \(\frac{{184}}{{184}} = 1;\)     \(\frac{{365}}{{365}} = 1;\)           \(\frac{{1256}}{{1256}} = 1\)

3. Hướng dẫn giải bài tập SGK

Bài 1 SGK trang 4: 

a) Đọc các phân số: \(\frac{5}{7};\frac{{25}}{{100}};\frac{{91}}{{38}};\frac{{60}}{{17}};\frac{{85}}{{1000}}\)

b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên 

Giải:

a) Năm phần bảy

Hai mươi lăm phần một trăm (hoặc hai mươi lăm phần trăm)

Chín mươi mốt phần ba mươi tám

Sáu mươi phần mười bảy

Tám mươi lăm phần nghìn.

b) 

Phân số \(\frac{5}{7}\) \(\frac{{25}}{{100}}\) \(\frac{{91}}{{38}}\) \(\frac{{60}}{{17}}\) \(\frac{{85}}{{1000}}\)
Tử số 5 25 91 60 85
Mẫu số  7 100 38 17 1000

 

Bài 2 SGK trang 4: Viết các thương sau dưới dạng phân số:

3:5;                          75:100;                      9:17

Giải

\(3:5 = \frac{3}{5};\,\,75:100 = \frac{{75}}{{100}};\,\,\,9:17 = \frac{9}{{17}}\)

Bài 3 SGK trang 4: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1:

32;                         105;                           1000.

Giải

\(32 = \frac{{32}}{1};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 105 = \frac{{105}}{1};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1000 = \frac{{1000}}{1}\)

Bài 4 SGK trang 4: Viết số thích hợp vào ô trống:

a) \(1 = \frac{6}{{...}}\)

b) \(0 = \frac{{...}}{5}\)

Giải

a) \(1 = \frac{6}{1}\)

b) \(0 = \frac{0}{5}\)

 

Hỏi đáp về Ôn tập Khái niệm về phân số 

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247