Chương 5: Ngành Chân Khớp

Chương 5: Ngành Chân Khớp

Lý thuyết Bài tập

Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Dựa vào đặc điểm nào của tôm để đánh bắt, nêu cách đánh bắt tôm ở địa phương em?

Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?

Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?

Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?

Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?

Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?

Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?

Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?

Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?

Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?

Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của Chân khớp?

Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

Trong số 3 lớp của Chân khớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho thí dụ.

Lấy ví dụ về các đặc điểm của các đại diện để chứng minh sự đa dạng của động vật không xương sống.

Lấy ví dụ để chứng minh sự thích nghi của động vật không xương sống.

Lấy ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người.

Nêu đặc điểm chung của từng ngành động vật không xương sống.

Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp? 

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của ngành Chân khớp? 

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Giáp xác? 

Hãy nêu Ý nghĩa thực tiễn của Giáp xác? 

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của lớp Hình nhện? 

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Sâu bọ? 

Cơ thể sâu bọ chia làm mấy phần và chức năng chính của mỗi phần là gì? 

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của lớp Sâu bọ? 

Hãy nêu đặc điểm về sự phát triển của sâu bọ?     

Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp? 

Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần? Chức năng của mỗi phần là gì? 

Tôm lột xác như thế nào và vì sao tôm phải lột xác? 

Tại sao đến giáp xác thì hệ hô hấp mới phát triển? Hệ hô hấp ở tôm có cấu tạo như thế nào? 

Mắt kép ở tôm nói riêng và ở chân khớp nói chung có cấu tạo và chức năng như thế nào? 

Ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh giáp xác và hình nhện theo các gợi ý ở cột bên phải. 

Cơ quan nào nằm ở phần đầu có cấu tạo khác nhau ở các sâu bọ khác nhau? 

Hãy ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh sau để phân biệt sâu bọ với hình nhện theo các từ gợi ý ở cột phải.

 


 

Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp Sâu bọ? 

Các đặc điểm đặc trưng của ngành Chân khớp là

A. có khoang cơ thể chính thức.

B. phần phụ phân đốt và khớp động.

C. cơ thể phân đốt.                              

D. cả A, B và C. 

Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp

A. da.                             

B. vỏ đá vôi.

C. cuticun.                     

D. Vỏ kitin. 

Cơ thể giáp xác (hay tôm sông) gồm các phần

A. đầu và bụng.

B. đầu - ngực và bụng,

C. đầu và ngực.

D. đầu, ngực và bụng. 

Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là

A. 3 đôi.                           

B. 5 đôi.

C. 4 đôi.                           

D. 6 đôi. 

Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là

A. 1 đôi                     

B. 3 đôi.

C. 2 đôi.                    

D. 4 đôi. 

Vỏ tôm sông có đặc điểm

A. bằng kitin.

B. giàu sắc tố.

C. có ngấm đá vôi.

D. cả A, B và C. 

Loại giác quan không có ở tôm là

A. thính giác.               

B. khứu giác.

C. bình nang.               

D. xúc giác. 

Loài giáp xác sống ở cạn là

A. sun.                       

B. rận nước.

C. mọt ẩm.                 

D. chân kiếm. 

Các bộ phận chính của cơ thể nhện gồm

A. đầu, ngực, bụng.

B. đầu - ngực và bụng.

C. đầu và ngực.

D. đầu và bụng. 

Số đôi chi ở nhện là

A. 2 đôi.                       

B. 4 đôi.

C. 3 đôi.                       

D. 5 đôi. 

Tuyến độc của nhện nằm ở

A. chân bò.             

B. chân xúc giác.

C. kìm.                     

D. núm tuyến tơ. 

Dạ dày của nhện gọi là

A. dạ dày hút.

B. dạ dày nghiền.

C. dạ dày co bóp.

D. cả A, B và C. 

Màu máu của nhện là

A. đỏ.                     

B. vàng.

C. xanh.                 

D. không màu sắc. 

Cơ quan hô hấp ở nhện là

A. mang.  

B. phổi.

C. phổi và ống khí.   

D. qua da. 

Số lượng đôi mắt ở nhện là

A. 1 đôi.               

B. 3 đôi.

C. 2 đôi.               

D. 4 đôi. 

Các phần cơ thể của sâu bọ là

A. đầu và ngực.

B. đầu ngực và bụng.

C. đầu – ngực và bụng.

D. đầu và bụng. 

Phần cơ thể sâu bọ mang các đôi chân và cánh là

A. đầu.                        

B. bụng.

C. ngực.                       

D. đuôi. 

Số đôi chân bò ở sâu bọ là

A. 2 đôi.                 

B. 4 đôi.

C. 3 đôi.                 

D. 5 đôi. 

Tim sâu bọ (đại diện là châu chấu) có cấu tạo

A. hình ống.                   

B. hai ngăn.

C. một ngăn.                   

D. nhiều ngăn. 

Ôxi ở sâu bọ được truyền từ hệ thống ống khí đến các tế bào cơ thể qua

A. máu.

B. tiếp xúc trực tiếp.

C. dịch khoang cơ thể.

D. cả A, B và C. 

Sâu bọ trưởng thành lấy không khí vào cơ thể qua

A. mang.

B. ống thở ở đốt cuối bụng.

C. phổi.

D. cả A, B và C. 

Những sâu bọ có “nhà ở” (biết làm tổ) là

A. ong.                         

B. tằm dâu.

C. bướm cải.                 

D. Chuồn chuồn. 

Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn là

A. trứng - ấu trùng.

B. trứng - trưởng thành.

C. trứng - ấu trùng - trưởng thành.

D. trứng - ấu trùng - nhộng- trưởng thành. 

Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn là

A. trứng - ấu trùng.

B. trứng – trưởng thành.

C. trứng - ấu trùng – trưởng thành.

D. trứng - ấu trùng - nhộng - trưởng thành. 

Đặc điểm chỉ có ở lớp Sâu bọ là

1. Có vỏ kitin phủ ngoài cơ thể

2. Có mắt kép. 

3. Cơ thể chia làm 3 phần gồm : đầu, ngực và bụng. 

4. Cơ thể chia làm 2 phần gồm: đầu - ngực và bụng. 

5. Có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh.

6. Có 1 đôi râu.

7. Có 2 đôi râu.

Tổ hợp đúng là:

A. 1,2, 3.                             

B. 3,5,6.

C.4,5,6.                               

D. 1,3,7. 

Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:

Nhện có ở (1)....................... từ trong rừng, ngoài vườn, thậm chí ở trong nhà. Chúng chủ yếu hoạt động về (2)...................... Đa số nhện biết (3)...................... để bẫy mồi. Đầu tiên, nhện chăng bộ (4) .............................  rồi chăng (5).......................... cuối cùng đến các (6).................... Khi mồi sa lưới, nhện tiến đến chích (7).............................. cho mồi chết rồi trói chặt vào lưới. Vài ngày sau, enzim trong nọc nhộn biến thịt con mồi thành (8).................. Lúc ấy nhện mới bò ra (9).................... hết dịch lỏng vào dạ dày của mình. Đó là hình thức "(10).................................. " ở nhện.

A. tơ vòng

B. tơ phóng xạ

C. nọc độc

D. dịch lỏng

E. hút

G. tiêu hoá ngoài

H. khắp nơi

I. đêm

K. chăng lưới

M. khung lưới 

Copyright © 2021 HOCTAP247