Trang chủ Lớp 10 Vật lý Lớp 10 SGK Cũ Chương 3: Cân Bằng Và Chuyển Động Của Vật Rắn

Chương 3: Cân Bằng Và Chuyển Động Của Vật Rắn

Chương 3: Cân Bằng Và Chuyển Động Của Vật Rắn

Lý thuyết Bài tập

Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.

Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thí nghiệm.

Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng?

Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song?

Một vật có khối lượng m = 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác đinh:

a) lực căng của dây;

b) phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Hình 17.9 bài 6 trang 100 SGK Vật lí lớp 10

Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc \(\alpha = 20^o\) (hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường lấy g = 9,8 m/s2.

Lực căng T của dây là bao nhiêu?

A.88N;                           B. 10N;

C. 22N;                          D. 32N.

Hình 17.11 bài 8 trang 100 SGK Vật lí lớp 10

Momen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? Khi nào thì lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay ?

Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực).

Hãy vận dụng quy tắc momen lực vào các trường hợp sau:

a) Một người dùng xà beng để đẩy một hòn đá (Hình 18.3)

Hình 18.3 bài 3 trang 103 SGK Vật lí lớp 10

b) Một người cầm càng xe cút kít nâng lên (Hình 18.4).

Hình 18.4 bài 3 trang 103 SGK Vật lí lớp 10

c) Một người cầm hòn gạch trên tay (Hình 18.5).

Hình 18.5 bài 3 trang 103 SGK Vật lí lớp 10

Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh (Hình 18.6). Khi người ấy tác dụng một lực 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đỉnh.

Hình 18.6 bài 4 trang 103 SGK Vật lí lớp 10

Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của chiếc cân (Hình 18.7)

Hình 18.7 bài 5 trang 103 SGK Vật lí lớp 10

Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều?

 

Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng gỗ nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh?

Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 60cm và cách vai người đi sau 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu?

Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m. và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?

A. 160N;                   B. 80N;

C. 120N;                   D. 60N.

Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật dài 12cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình 19.7)

Thế nào là dạng cân bằng bền? Không bền? Phiếm định?

Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì đối với mỗi dạng cân bằng ?

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì?

Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:

a) Nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây (Hình 20.7);

Hình 20.7 bài 4 trang 110 SGK Vật lí lớp 10

b) Cái bút chì được cắm vào con dao nhíp (Hình 20.8)

Hình 20.8 bài 4 trang 110 SGK Vật lí lớp 10

c) Quả cầu đồng chất trên một mặt có dạng như Hình 20.9

Người ta đã làm như thế nào để thực hiện được mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng ở những vật sau đây?

a) Đèn để bàn.

b) Đèn cần cẩu.

c) Ô tô đua.

 

Một xe tải lần lượt chở các vật liệu sau với khối lượng bằng nhau: thép đá, lá gỗ và vải. Trong trường hợp nào thì xe khó bị đổ nhất? dễ bị đổ nhất? 

Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Cho một ví dụ về chuyển động tịnh tiến thẳng và một ví dụ về chuyển động tịnh tiến cong?

Có thể áp dụng định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến được không? Tại sao? 

Momen lực có tác dụng như thế nào đối với một vật quay quanh một trục cố định?

Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc những yếu tố nào?

Một vật có khối lượng m = 40kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn \(\mu t = 0,25\). Hãy tính:

a) Gia tốc của vật;

b) Vận tốc của vật ở cuối giây thứ ba;

c) Đoạn thẳng mà vật đi được trong 3 giây đầu. Lấy  g = 10 m/s2.

Một vật có khối lượng m = 4,0kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực  hợp với hướng chuyển động một góc \(\alpha = 30^o\) (hình 21.6). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là \(\mu t = 0,30\). Tính độ lớn của lực để:

a) Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2;

b) Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.

Một xe ca có khối lượng 1250kg được dùng để kéo một xe móc có khối lượng 325kg. Cả hai xe cùng chuyển động với gia tốc 2,15mm/s2. Bỏ qua chuyển động quay của các bánh xe. Hãy xác định:

a)  Hợp lực tác dụng lên xe ca;

b)  Hợp lực tác dụng lên xe móc.

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc \(\omega = 6,28 rad/s\). Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng lại ngay.vật 

B. vật đổi chiều quay.

C. vật quay đều với tốc độ góc \(\omega = 6,28 rad/s\).

D. vật quay chậm dần rồi dừng lại.

Chọn đáp án đúng.

Đối với một vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau là đúng?

A. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật quay được là nhờ momen lực,tác dụng lên nó.

D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có momen lực tác dụng lên vật

Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. Khối lượng của  vật.

B. Hình dạng và kích thước của vật.

C. Tốc độ góc của vật.

D. Vị trí của trục quay.

Chọn đáp án đúng.

Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn?

Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:

A. 100 N.m;                                   B. 2,0 N.m;

C. 0,5 N.m;                                    D. 1,0 N.m.

Một ngẫu lực gồm có hai lực  và  có \(F_1 = F_2 = F\) và có cánh tay đòn d. Momen ngẫu lực này là:

A. \((F_1 - F_2)d\).

B. \(2Fd\)

C. \(Fd\)

D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn \(F_A = F_B = 1N\) (hình 22.6a).

a) Tính momen của ngẫu lực.

b) Thanh quay đi một góc \(\alpha = 30^o\). Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.

Hình 22.6 bài 6 trang 118 SGK Vật lí lớp 10

Copyright © 2021 HOCTAP247