Chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất nhiều chất như dầu ăn, nến cao su, iốt
Benzen độc
Hình 1: Benzen không tan trong nước
1.2. Cấu tạo phân tử
Hình 2: Công thức cấu tạo của benzen
Trong CTCT của benzen có 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẽ nhau.
Hình 3: Mô hình phân tử Benzen
a) Dạng đặc b) Dạng rỗng
1.2.1. Benzen có cháy không?
Video 1: Đốt cháy Benzen
Benzen dễ cháy tạo ra CO2 và nước: 2C6H6 + 15O2 → 12CO2 +6H2O
1.2.2. Benzen có pứ thế với Br2 không?
Cách tiến hành:
Hình 4: Thí nghiệm Benzen tác dụng với Brom có mặt bột Fe
Hiện tượng: Màu nâu đỏ của Brom bị mất đi, có khí không màu thoát ra.
Giải thích: Benzen đã phản ứng với Brom có bột Fe làm xúc tác, tạo khí HBr không màu.
Phương trình phản ứng: C6H6 + Br2C6H5Br (brombenzen) + HBr
1.2.3. Benzen có phản ứng cộng không?
Benzen không tác dụng với Brom trong dung dịch, chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp. benzen có phản ứng cộng với một số chất như:
C6H6 + 3H2 C6H12 (Xiclohexan)
Kết luận: Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng. Tuy nhiên, phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen.
1.2.4. Ứng dụng
Hình 5: Ứng dụng của benzen
1.3. Tổng kết
Hình 6: Sơ đồ tư duy bài Benzen
2. Luyện tập Bài 39 Hóa học 9
Sau bài học cần nắm:
CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính.
Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), pứ cháy, pứ cộng hiđro và clo.
Benzen được dùng làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
2.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.