Bài 35 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

 Vẽ góc bẹt xOy. Vẽ tia phân giác Om của góc đó. Vẽ tia phân giác Oa của góc xOm. Vẽ tia phân giác Ob của góc mOy. Tính số đo góc aOb.

Hướng dẫn giải

Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ.

Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Lời giải chi tiết

 

Cách 1. Giải tương tự bài 34 ta được \(\widehat{a'Ob}\) =   90

Ta có: tia Om là tia phân giác của góc xOy nên: \(\widehat {xOm} = \widehat {yOm} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2}\) =   900

Lại có: Tia Oa là tia phân giác của góc xOm nên ta có: \(\widehat {xOa} = \widehat {aOm} = \frac{{\widehat {xOm}}}{2}\) \(=\frac{{{{90}^0}}}{2} = {45^0}\)

Tia Ob là tia phân giác của góc yOm nên ta có:\(\widehat {bOm} = \widehat {yOb} = \frac{{\widehat {yOm}}}{2}\) \(=\frac{{{{90}^0}}}{2} = {45^0}\)

 Ta có: tia Om nằm giữa hai tia Oa và Ob nên ta có: \(\widehat {aOb} = \widehat {aOm} + \widehat {bOm} = {45^0} + {45^0} = {90^0}\)

Vậy \(\widehat {aOb} = {90^0}\)

Cách 2. Tia Oa là tia phân giác của góc xOm nên góc aOm= \(\frac{\widehat{xOa}}2\)

Tia Ob là tia phân giác của góc yOm nên bOm= \(\frac{\widehat{yOm}}2\).

Tia  Om nằm giữa hai tia Oa, Ob do đó: \(\widehat{aOb}\)= \(\widehat{aOm}\) + \(\widehat{bOm}\) =  90

Copyright © 2021 HOCTAP247