I. TỪ LÀ GÌ?
1. Danh sách các tiếng trong câu đã cho: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
Danh sách các từ trong câu đó: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
2.Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau ở chỗ:
Tiếng (âm được phát ra) là đơn vị dùng để cấu tạo nên từ.
Từ (âm được viết thành chữ) là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
1. Điền các từ trong câu sau vậo bảng phân loại: Từ / đấy / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn nuôi / và / có / tục / ngày / Tết / làm / bánh chưng / bánh giầy.
|
|
2. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau.
-Từ ghép và từ láy có sự giống nhau về cách cấu tạo, đó là: chúng đều là từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
-Từ láy và từ ghép có sự khác nhau về cấu tạo, đó là:
• Từ ghép gồm các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau như: nhà cửa, quần áo, đầu óc...
• Từ láy gồm các tiếng có quan hệ láy âm ghép lại với nhau ví dụ: nhể nhại, lênh khênh, sạch sành sanh, vất va vất vưởng...
III. LUYỆN TẬP
a)Từ nguồn gốc thuộc kiểu cấu tạo nào?
- Từ nguồn gốc là từ ghép gồm hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau.
b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên: đó là các từ: gốc gác, gốc tích, nguồn cội...
c) Tìm thêm các từ ghép chĩ quan hệ thân thuộc: con cháu, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô cậu, cậu mợ, chú thím, anh em, chị em...
2. Những quy tắc sắp xếp trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
3. Sắp xếp tên các loai bánh vào bảng theo ý nghĩa của những tiếng được ghép với bánh:________________________________________________________
4. Có thể thay từ láy thút thít trong câu đã cho bằng các từ láy như: nức nở, sụt sịt, thảm thiết... (Từ thút thít miêu tả tiếng khóc). 5.Tìm các từ láy: a.Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, ha hả, ngặt nghẽo, hô hố, tủm tỉm, giòn giã... b.Tả tiếng nói: Ồm Ồm, ông ổng, chát chúa, lanh lảnh, the thé, dịu dàng, nhỏ nhẹ, êm ái...
|
c.Tả dáng điệu: lom khom, lênh khênh, khúm núm, nghênh ngang, hùng dũng, khép nép...
Copyright © 2021 HOCTAP247