Soạn bài: Nghĩa của từ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Mỗi chú thích trong bài gồm 2 bộ phận: phần hình thức và phần nội dung.

   Ví dụ: lẫm liệt (phần hình thức), hùng dũng, oai nghiêm (phần nội dung).

Câu 2 + 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ là phần nội dung.

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc lại.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Cách giải thích nghĩa:

   - Trình bày khái niệm: chú thích (1).

   - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: chú thích (2) và (3).

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Giải thích

   - Bằng khái niệm: truyền thuyết, Ngư Tinh, tổ tiên, quần thần, sứ giả, tre đằng ngà.

   - Bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa: ghẻ lạnh, hoảng hốt, chứng giám,...

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

(1) : học tập

(2) : học lỏm

(3) : học hỏi

(4) : học hành

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

(1) : trung bình

(2) : trung gian

(3) : trung niên

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Giải thích nghĩa :

   - giếng: hố đào thẳng, sâu vào lòng đất, thường dùng lấy nước.

   - rung rinh: rung động, đung đưa.

   - hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh (cách 1); run sợ đáng hèn (cách 2).

Câu 5* (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Từ mất có nhiều nghĩa :

   - nghĩa 1 (theo ý nhân vật Nụ): không còn thuộc về mình nữa.

   - nghĩa 2: không có, không thấy.

Copyright © 2021 HOCTAP247