Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... trên ông Đồ): Cảnh họp làng chuột.
- Đoạn 2 (tiếp ... nói lôi thôi gì nữa): diễn biến cuộc họp.
- Đoạn 3 (còn lại): thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tóm tắt:
Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ mèo để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng thấy cách hay nhưng ai cũng chối làm, có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời. Khi chuột chù đem nhạc đến gần mèo thì bị mèo dọa nhe nanh, giơ vuốt chạy về. Bởi thế đến tận giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự đối lập ở cảnh họp lúc đầu với lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”: Lúc họp thì ai cũng ưng thuận cho đó là sáng kiến hay. Lúc cử người thì ai cũng thoái thác đùn đẩy trách nhiệm → Ý nghĩa: sự hèn nhát, phê phán kiểu người nói dễ làm khó.
Câu 3* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mỗi loại chuột trong truyện tương ứng với từng loại người trong xã hội:
- Chuột Cống “rung rinh béo tốt”, “lên giọng”: người có vai vế, chữ nghĩa.
- Chuột Chắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt: kẻ chức sắc “dở ông dở thằng”.
- Chuột Chù thật thà, chất phác: thấp cổ bé họng bị bắt nạt.
Câu 4* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong cuộc họp, ông Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến, anh Chắt tự cho mình cái quyền không phải làm việc nặng nhọc, kẻ cùng đinh dưới cùng xã hội như anh Chù phải gánh vác việc nguy hiểm.
Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài học: Sáng kiến dù hay thế nào phải có tính thực tiễn và khả thi mới có ích. Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện là rất quan trọng. Một hội đồng mà chỉ có cá nhân thao túng sẽ đi đến những quyết định ảo tưởng, điên rồ.
Chuột Cống là bậc trưởng thượng huênh hoang nhưng bản chất nhút nhát đẩy trách nhiệm khó khăn cho người khác. Luôn cho mình là kẻ bề trên, khởi xướng ý tưởng đeo nhạc cho mèo, cũng là người trốn tránh việc thực hiện việc nguy hiểm.
Copyright © 2021 HOCTAP247