Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 + 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xem lại định nghĩa thể loại truyền thuyết ở bài "Con Rồng, cháu Tiên"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện cổ tích ở bài "Sọ Dừa"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện ngụ ngôn ở bài "Ếch ngồi đáy giếng"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện cười ở bài "Treo biển"

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Treo biển; Lợn cưới, áo mới

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

STTTruyền thuyếtCổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười
1Con Rồng cháu TiênSọ dừaẾch ngồi đáy giếngTreo biển
2Bánh chưng, bánh giầyThạch SanhThầy bói xem voiLợn cưới, áo mới
3Thánh GióngEm bé thông minhĐeo nhạc cho mèo
4Sơn Tinh Thủy TinhCây bút thầnChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
5Sự tích Hồ GươmÔng lão đánh cá và con cá vàng

Câu 5 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   a. So sánh truyền thuyết và cổ tích:

Truyền thuyết Truyện cổ tích
Giống Có yếu tố kỳ ảo, giống nhau về sự ra đời thần kì và tài năng nhân vật.
Khác Kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử. Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với lịch sử thể hiện ước mơ và niềm tin nhân dân về thiện, ác
Là vỏ bọc lịch sử tuy có yếu tố kì ảo Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng

   b. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười:

Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Giống Đều có yếu tố gây cười
Khác Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con người Phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
Nêu lên bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy Tạo tiếng cười, phê phán, châm biếm

Copyright © 2021 HOCTAP247