Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Lượm - Tố Hữu Soạn bài Lượm của tác giả Tố Hữu - Ngữ văn 6 tập 2

Soạn bài Lượm của tác giả Tố Hữu - Ngữ văn 6 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 2, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Lượm đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Câu 1 (Trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

   Bố cục:

   Bài thơ được chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu... cháu đi xa dần

Nội dung: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu

Phần 2: Tiếp theo.... hồn bay giữa đồng

Nội dung: Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hy sinh anh dũng của Lượm

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

Câu 2 (Trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hình ảnh Lượm trong bài thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 được miêu tả rất rõ nét và sinh động qua những chi tiết nghệ thuật:

- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho những chiến sĩ liên lạc thời kháng chiến chống Pháp

=> biểu hiện dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh của chú bé Lượm

- Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí

=> biểu hiện của sự ngây thơ, hồn nhiên, có lẽ đo đặc thù công việc đã tạo nên cho chú bé những nét như vậy

- Lời nói: “Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à”

=> đây là lời tâm sự rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc, phải thường xuyên đối diện với cái chết.

Những yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh của một chú bé liên lạc.

lượm

Xem thêm Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích bài thơ Lượm

Cảm nhận của em về nhân vật Lượm

Phân tích bài thơ Lượm

Câu 3 (Trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Khổ thơ đã cho thấy những hiểm nguy mà chú bé Lượm gặp phải trên đường đi đưa thư: "Đạn bay vèo vèo"

- Giữa chiến tranh, bom đạn, chú bé vẫn dũng cảm, vẫn đi băng băng trên đường để hoàn thành nhiệm vụ. Tinh thần của chú bé vô cùng lạc quan: "Sợ chi hiểm nghèo?"

- Không những vậy, khổ thơ còn nói lên sự đau xót, tiếc thương cho sự ra đi của chú bé Lượm dũng cảm. Em đã ra đi như một thiên thần, với hình ảnh "nằm trên lúa", "nắm chặt bông" để hồn em được "bay giữa đồng". Sự hi sinh của em dù là nhỏ bé thôi nhưng cũng vô cùng đáng trân trọng. Dù còn nhỏ nhưng em đã biết làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, em hi sinh nhưng những gì em làm được đã giúp ích cho chiến sĩ rất nhiều

- Khổ thơ vừa là lợi ngợi ca cái chết đẹp của chú bé, vừa thể hiện thái đội đau xót, tiếc thương

Câu 4 (Trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: đây là cách gọi của một người lớn tuổi với một người em trai nhỏ tuổi, cách xưng hô này cũng thể hiện sự thân mật nhưng chưa đến mức gần gũi, thân thiết

- Cháu: đây chính là cách gọi biểu hiện sự gần gũi, thân thiết như người thân ruột thịt của một người lớn với cháu nhỏ

- Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa trang trọng nhưng cũng thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ

- Lượm ơi: cách xưng hô này được dùng khi cảm xúc của người kể đã lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán.

Câu 5 (Trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- “Lượm ơi, còn không?” Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tươi vui vì tác giả không tin rằng Lượm đã hi sinh. Nhà thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng với thời gian, sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng đồng bào người dân Huế và trong những thế hệ mãi sau này.

Thông qua phần Soạn bài Lượm, hi vọng đây sẽ là phần soạn bài hữu ích dành cho các bạn học sinh. Chúc các bạn học tập tốt!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247