Soạn bài Mưa- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   Câu 1: Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

  • Bài thơ tả cơn mưa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè.
  • Dựa vào thứ tự miêu tả, ta có thể xác định bố cục bài thơ như sau:
  • Lúc sắp mưa: (từ đầu đến chỗ: Ngọn mùng tơi - nhảy múa)
  • Lúc đang mưa: (phần còn lại của bài thơ)

   Câu 2: Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).

   Thể thơ tự do, các câu đều ngắn, rất ngắn, cách ngắt nhịp: nhanh, gọn  linh hoạt; cách gieo vần không theo các lề lối thông thường. Tất cả các đặc  điểm trên đều góp phần miêu tả một cảnh tượng khác thường trong đó côn trùng, các con vật, cây cỏ, gió, máy đểu vội vàng, hối há cuống cuồng vì càng bị cuốn hút vào sự đổi thay trạng thái đột ngột cùa thiên nhiên.

   Câu 3: Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

 a)  Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b)     Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

  a) Hình đáng, trạng thái, hoạt, động của mọi loài lúc sấp mưa và trong cơn mưa:

 

    Những con mối / bay ra. Mối trẻ / bay cao. Mốì già / bay thấp. Gà con / rối rít tìm nơi ấn nấp. Mía / múa gươm. Kiến / hành quân đầy đường. Lá khô / gió cuốn. Còn gà rung tai / nghe. Bụi tre / tẩn ngần / gỡ tóc. Háng bưởi / đu đưa / bế lũ con / đầu tròn / trọc lốc. Cây đừa / sái tay  bơi. Ngọn mùng tơi / nhảy múa. Cóc nhảy chồm chồm. Chó sủa. Cây lá hả hề. Các động từ và tính từ (có gạch dưới) đều góp phần vào miêu tả các vũ điệu mê cuồng, phấn khích do cơn mưa gây ra.

   b) Các trường hợp sử dụng phép nhân hóa:

  • Mía múa gươm: những ngọn mía sắc nhọn bị gió lay, nhìn vào tưởng như chúng đang múa gươm.
  • Kiến hành quân đầy đường: kiến cũng rất nhạy cảm đối với cơn mưa   nên thường tìm chỗ khô để tránh mưa.
  • Ông trời mặc áo giáp đen ra trận: mây đen được ví như ông tướng mặc áo giáp đen xông ra chiến trận.
  • Cỏ gà rung lên như đang nghe ngóng.
  • Bụi tre rậm lá như người bị gió thổi làm rối tóc nên đang tìm cách gỡ mớ tóc rối.
  • Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc (những quả bưởi tròn nhẵn).
  • Sâm ghé xuống sân khanh khách cười.
  • Cây dừa có tàu lá dài như những cánh tay đang dang ra bơi trong mưa
  •  Ngọn mùng tơi rung lên như đang nhảy múa.
  • Cây lá có vẻ rất hả hê, sung sướng.

 

   Câu 4: Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:

                                    Bố em đi cày về

                                    Đội sấm

                                    Đội chớp

                                    Đội cả trời mưa

      Đoạn thơ trên làm nổi bật hình ảnh của con người. Trước cảnh thiên nhiên đang phô trương sức mạnh gió mưa sấm chớp thì con người vẫn bình tĩnh làm công việc của mình và khi làm xong thì ung dung đi về không chút sợ hãi cảnh sấm chớp, gió mưa.

    • Về bài thơ này ta có thể tham khảo thêm một đoạn do Trần Đăng Khoa

   viết về nhà thơ Xuân Diệu:

     Trong chùm thơ tôi, ông (tức là Xuân Diệu) đặc biệ t chú ý bài Mưa.

   - (Xuân Diệu hỏi) Sao cháu lại dùng thể thơ này, mà không phải là lục bát?

  • (Trần Đảng Khoa đáp) Vì cháu muốn diễn tả cơn mưa. Cơn mưa rào dồn dập, hối hả,lúc mau, lúc thưa, nên phải dùng loại thơ tự do có những câu dài  ngắn không đều. Còn nếu diễn tả cánh cò bay chẳng hạn thì cháu mới làm  lục bát.

        Xuân Diệu mỉm cười, nhìn xéo vào mặt tôi:

  • Tại sao thế?

        Tôi không trả lời được câu hỏi ấy của ông. Tôi chỉ biết cò bay thì cánh       vươn nhịp nhàng hợp với thơ lục bát. Xuân Diệu cười vang lên:

  • Thế còn: "ông trời - mặc áo giáp đen"', sao cháu lại viết thế?
  • Vì cháu nghĩ đến Thánh Gióng, ông Thánh Gióng ra trận. Thế bác có biết ông Tháng Gióng không?

       Đến đây thì tôi biết mình thật ngớ ngẩn. Làm sao Xuân Diệu lại không  biết Thánh Gióng? Cũng may lúc ấy, ông không để ý đến câu hỏi của tôi  Ông tiếp tục "quay" tôi:

  • Tại sao "đội sấm - đội chớp", ông sấm ông ấy đánh cái xoẹt. Thế cậu muôn bố cậu chết hay sao mà bắt ông ấy đội sấm?
  • Tôi không dám cãi Xuân Diệu, chỉ cười trừ. Xuân Diệu cũng cười. Nhưng mấy ngày sau, vào lúc mười giờ đêm ngày 1-6-1968, cái làng quê hẻo lánh yên tĩnh của tôi đã vang lên giọng bình thơ của "ông Tây" (tức Xuân Diệu) qua các loa công cộng, trong buổi phát thanh tiếng thơ. Giọng Xuân Diệu sang sảng:

     LUYỆN TẬP

  1. Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến Mù trắng nước.
  2. Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển, hoặc mựa xuân ở làng quê.

                                          Bài tham khảo

     Hồi này, hình như trời đã quen giấc nên chiều nào cũng có mưa. Cứ khoảng 3, 4 giờ chiều là mây đen chẳng biết từ đâu đã kéo về phủ kín bầu trời làm cho người ngồi trong căn nhà nóng nực có cảm tưởng như trời sắp tối. Thế rồi gió bắt đầu thổi. Lúc đầu còn là nhừng ngọn gió mát thổi nhè nhẹ. Nhưng chỉ lát sau, gió thổi mạnh dần lên và mang theo nhiều hơi nước từ xa đưa về nên cũng lạnh hơn. Cây cỏ trong vườn lao xao theo ngọn gió. Những ngọn bạch đàn cao rậm rạp nặng nề đưa đi đưa lại tóc xanh rũ rượi. Những tàu lá chuối cũng bị thổi dạt về một phía, nhiều tàu bị gió xé rách tả tơi. Những tàu dừa xanh và dài cũng lắc lư nghiêng ngả. Những chiếc lá nhỏ và khô cùng với cát bụi bị gió thổi bay tung. Rồi mưa tới. Trước tiên chỉ nghe thấy tiếng mưa à à từ phía xa, rồi mưa tiến đến gần. Những hạt nước to nặng và thưa rơi lộp bộp trên mái tôn và chỉ ít phút sau mưa ào ào đổ xuống tựa như sấm chớp vừa xé rách những bầu mây đen và nước cứ theo các chỗ rách ấy mà tuôn xuống. Màn mưa mờ mờ trắng đục che phủ cả cảnh vật. Nước từ mái nhà đổ xuống chảy lênh láng trong sân. Từ dưới ao, những con cá rô mừng nước cứ lội ngược dòng mà lách tới giữa sân. Nước trong ao đang bị các dòng nước mưa trong vườn trong sân chảy xuống trở nên đục lờ. Chừng một tiếng sau thì mưa tạnh. Trời lại hửng lên một vạt nắng chiều. Bầu trời dường như xanh hơn. Lá cây cũng trở nên sáng bóng như vừa được xoa một lớp dầu trơn. Không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu.

Copyright © 2021 HOCTAP247