Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận... thống kê ra vở học theo bảng sau:

SỐ

TT

Các phương thức biểu đạt

Thể hiện qua các bài văn đã học

1

Tự sự

Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Nàng Út làm bánh ốt; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Thầy thuốc  giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Ghi chú: Trong Dế Mèn phiêu lưu kí có xen văn miêu tả.

2

Miêu tả

Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Lũy làng; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Động Phong Nha

 3

Biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Cây tre; Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

 

Nghị luận

 

 

Hành chính công vụ

 

 

 

2. Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:

SỐTT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Trữ tình

3

Mưa

Miêu tả

4

Dế Mèn phiêulưu kí

Tự sự

5

Cây tre

Trữ tình

3.Trong chương trình Ngữ văn 6, ta đã luyện tập làm các loại văn bản theo các phương thức sau:

 

SỐTT

Phương thức biểu dạt

Đã tập làm

1

Tư sư

X

2

Miêu tả

X

3

Điểu cảm

X

4

Nghị luận

 

5

Hành chính - công vụ

X

 

    ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM

     1. Theo em các văn bản: miêu tả, tự sự và đơn từ khác nhau chỗ nào? So sánh  mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba loại văn bản này. Ghi vào bảng chính: 

Số

TT

Văn

bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1

Tự sự

Kể chuyện

Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, thuật diễn biết sự việc, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

Kể lại một sự việc hay một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành kết thúc.

Tự sự có hình thức chủ yếu là các loại truyện và một số thể kí.

2

Miêu tả

Giúp người đọc hình dung ra quang cảnh, sự vật, con người

Đi sâu vào việc miêu tả những đặc điểm, tính chất nổi bật của quang cảnh, sự việc, con người.

Lời văn miêu tả: câu miêu tả thường có tính từ làm vị ngữ. Trong văn miêu tả người ta cùng hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để làm nổi bật quang cảnh sự vật, con người và trình bày các chi tiết theo một thứ tự nhất định.

3

Đơn từ

Nhằm đề đạt một nguyện vọng của cá nhân hay tập thể

Tùy theo yêu cầu đề đạt mà viết đơn cho thích hợp: Đơn gửỉ ai? Ai gửi đơn? Gửi để làm gì?

Đơn viết theo mẫu hoặc không theo mẫu. cần trình bày trang trọng ngắn gọn, đầy đủ theo một số mục quy định sẵn.

 

 

 

 

2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Hãy nêu nội dung và những điều cần lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.

TỔNG KẾT VÀO BẢNG

Sô'

TT

Các

phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở

bài

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

Giới thiệu chung về quang cảnh, sự vật hoặc nhân vật cần miêu tả.

 

Thân

bài

Kể diễn biến của sự việc

Tập trung miêu tả một cách chi tiết nhằm làm nổi bật những đặc điểm, tính chất của quang cảnh, sự vật hoặc nhân vật.

3

Kết

bài

Kể kết cục của sự việc

Phát biểu cảm nghĩ và quang cảnh, sự vật hoặc nhân vật đó.

   3. Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự: giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự có mối quan hệ chặt chẽ.

 

   Sự việc phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc cụ thể đó được kể nhằm thể hiện chủ đề gì.

   Ví dụ: Sự việc Dế Choắt chết do Dế Mèn gây ra tại ngay hang của Dế Choắt. Nguyên nhân là vì Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến chị tức giận và đã trừng phạt lầm Dế Choắt. Sự việc này được kể ra để cho người đời thấy rõ sự ngông nghênh cuồng dại của Dế Mèn và từ đó rút ra bài học: ở đời chớ cổ cậy mạnh, chớ có kiêu căng ngạo mạn, phải khiêm tốn hòa nhã yêu mến mọi người xung quanh. Có thế mới khỏi gây hại cho người khác và cũng khỏi mang tai hại đến cho chính mình. Đó cũng là chủ đề mà sự việc trên muốn thể hiện.

    4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố nào?

  • Nhân vật trong văn tự sự được kể và miêu tả bằng cách:
  • Được gọi tên, đặt tên.
  • Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
  • Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói.
  • Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu.

     5- Thứ tự kể trong văn tự sự: có thể kể theo trình tự tự nhiên việc trước kể trước, việc sau kể sau; cũng có thể kể việc hiện tại trước rồi dùng cách hồi tưởng để kể lại các sự việc trước đó, làm như vậy dễ gây bất ngờ, gây chú ý nơi người đọc.

  • Ngôi kể:
  • Có thể xưng tôi, tức là kể theo ngôi thứ nhất, như vậy dễ dàng trực tiếp kể ra những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, mình cảm nghĩ.
  • Có thế kế theo ngôi thứ ba: cách này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do nói những gi diễn ra với nhân vột.

Ví dụ:

  • Truyện Thánh Gióng là kê theo ngôi thứ ba và theo thứ tự tự nhiên.
  • Khi kể lại chàng Dê Choắt.  Dế Mèn đả kể băng cách hồi tưởng. Mở đầu đoạn này, Mèn nói: "Câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt đời” sau dó mới thuật lại các diễn biến của sự việc..

   6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?

  • Muốn miêu tả đúng và hay ta phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người để thấy rỏ những đặc điểm, những dáng vẻ, những diễn biến, những cử chỉ, hành dộng của sự việc, hiện tượng, con người. Thiếu quan sát thì lời kể nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sót, kém hấp dẫn.

   Việc quan sát giúp người kể có những nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh đặc sắc để làm nổi rõ những nét tiêu biểu của đối tượng mà mình cần kể.

        7. Các phương pháp miêu tả đã học:

  • Phương pháp tả cảnh: cần xác định được đối tượng miêu tả; cần quan sát, lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu; trình bày những điều quan sát theo một thứ tự nhất định.
  • Phương pháp tả người: cần xác định đối tượng cần miêu tả; quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; trình bày kết quả quan sát để làm nổi rõ ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động và mối quan hệ của nhân vật này với các nhân vật khác; sau cùng là nhận xét và nêu cảm nghĩ về nhân vật.

     LUYỆN TẬP

  1. Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến cảnh đó và kể lại bằng một bài văn.

(Xem lại bài tham khảo ở phần Luyện tập thuộc Bài 23).

      2. Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy viết bài văn miêu tả mưa theo quan sát và tưỏng tượng của mình:

                                                        Bài tham khảo

    Buổi chiều, không khí bỗng trở nên nóng nực ngột ngạt khác thường. Mẹ em bảo: "Lại sắp có mưa gió lớn rồi đây!" Quả nhiên lát sau, mây đen kéo đến phủ kín nửa bầu trời. Mây đen che lấp mặt trời làm cho trong nhà tối hẳn lại.

   Em ngồi trong cửa nhìn lên đám mây mưa, em có cảm tưởng như chúng là những cái túi màu đen trong chứa đầy những nước. Chợt một tia chớp lóe lên giữa đám mây đen ấy và sau tia chớp là một tiếng sấm vang rền. Hình như tia chớp đã làm cho cái túi mây chứa nước bị rách ra và nước cứ theo chỗ rách đó mà ào ào tuôn xuống. Một hai phút đầu chỉ có những hạt mưa lớn thưa thớt rơi rồi sau đó mưa đổ thành dòng, trắng xóa. Nước mưa bị gió thổi làm tạt nghiêng đi. Một lớp nước mỏng đã phủ kín mặt sân và những chiếc bong bóng nước cứ phập phồng xuất hiện rồi lại vỡ tung ra. Hơi nước tỏa vào nhà mát lạnh. Cây cối trong vườn như đương reo vui trong nước. Những tàu dừa lớn như những cánh tay dài đương sải ra bơi. Tất cả các lá cây đều ướt nước và trở nên bóng loáng. Tất cả các ngọn cây đều đong đưa trong gió. Những con môi đâu bay ra rồi cánh ước nước mưa, rớt xuống sân và bị nước cuốn trôi. Con chó nằm ngoài thềm bị nước mưa bắn vào. Nó đứng dậy xù lông giũ nước rồi chui vào gầm giường nằm ngủ tiếp. Những con ếch, nhái mừng mưa kêu inh ỏi đám bờ ao. Mấy chú cóc chậm chạp nhảy từng bước vụng về trong sân. Mấy anh cá rô mừng mưa, từ dưới ao ngoi lên rồi lách ngược dòng nước chảy. Em vội vàng đội nón rồi xách giỏ chạy ra tóm cổ chúng cho vào giỏ. Em còn bắt thêm được dăm chú rô nữa trong vườn. Thế là chiều tối nay, mâm cơm nhà em có thêm món cá rô chiên giòn ngon tuyệt. Cơn mưa kéo dài chừng bốn chục phút thì ngớt dần rồi tạnh hẳn. Những đám mây đen đã tan ra thành nước hết cả rồi. Bầu trời trở lại trong xanh như vừa được thay áo mới. Nắng chiều lại chiếu xuống chênh chếch mặt sân. Lá cây trong vườn chưa khô nước lấp lánh trong ánh nắng.

   Em rất yêu những con mưa mát lành như thế. Mưa xua tan cái nóng nực và cây trái, lúa má thêm tươi tốt, mùa màng thêm thắng lợi.

   3. Trong lá đơn có các mục như sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Nơi làm đơn và ngày, tháng, năm
  • Tên đơn
  • Nơi gửi
  • Họ tên, địa chỉ người gửi
  • Cam đoan và cảm ơn
  • Ki tên

   Ta thấy còn thiếu một mục quan trọng nhất đó là việc đề đạt nguyện vọng của người viết đơn (nói một cách khác thì mục đích viết đơn: viết để làm gì?).

Copyright © 2021 HOCTAP247