Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cung phản xạ sinh dưỡng

Cung phản xạ

  • Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích sẽ phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm qua sừng sau đến trung ương thần kinh phân tích rồi phát xung thần kinh qua rễ trước theo dây thần kinh li tâm đến cơ quan phản ứng là bắp cơ.
  • Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Ruột co bóp phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm tới sừng bên của tủy sống phân tích rồi phát xung thần kinh đi tới các hạch giao cảm và theo dây thần kinh li tâm trả lời kích thích làm giảm nhu động ruột.

Cung phản xạ tim

Cung phản xạ điều hòa hoạt động tim (phản xạ sinh dưỡng): Từ thụ quan áp lực phát xung thần kinh cảm giác theo sợi cảm giác về trung tâm thần kinh ở trụ não (hành tủy), phân tích rồi phát xung thần kinh theo dây phế vị qua sợi trước hạch tới hạch đối giao cảm qua sợi sau hạch tới tim làm giảm nhịp tim.

⇒ Cung phản xạ sinh dưỡng có: 

  • Trung khu: chất xám ở sừng bên tủy sống và trụ não.
  • Có hạch thần kinh.

→ Điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Sự khác nhau giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng

 

Cung phản xạ vận động

Cung phản xạ sinh dưỡng

Cấu tạo  Trung ương

Đại não, tủy sống

Trụ não, sừng bên tủy sống
Hạch thần kinh Không có
Đường hướng tâm

 Từ cơ quan thụ cảm → trung ương (sừng sau)

Từ cơ quan thụ cảm→ trung ương (sừng bên)

Đường li tâm

Đến thẳng cơ quan phản ứng

Chuyển giao ở hạch thần kinh

Chức năng

Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức)

Điều khiển nội quan (không ý thức)

1.2. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

  • Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phần;
    • Trung ương nằm trong não, tủy sống
    • Ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ:
    • Phân hệ giao cảm
    • Phân hệ đối giao cảm

Hệ thần kinh sinh dưỡng

So sánh cấu tạo phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

Cấu tạo  Phân hệ giao cảm  Phân hệ đối giao cảm
 Trung ương
  • Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (đốt ngực I đến đốt thắt lưng III)
  • Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống

Ngoại biên gồm:

  • Hạch thần kinh
  • Nơron trước hạch
  • Nơron sau hạch

 

  • Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách
  • Sợi trục ngắn
  • Sơi trục dài

 

  • Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
  • Sợi trục dài
  • Sợi trục ngắn

1.3. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

Hai phân hệ hoạt động đối lập nhau giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng.

So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

Các phân hệ Giao cảm Đối giao cảm 
 Tác động lên 

Tim

Phổi

Ruột

Mạch máu ruột

Mạch máu đến cơ

Mạch máu da

Tuyến nước bọt

Đồng tử

Cơ bóng đái

Tăng lực và nhịp cơ

Dãn phế quản nhỏ

Giảm nhu động

Co

Dãn

Co

Giảm tiết

Dãn

Dãn

Giảm lực và nhịp cơ

Co phế quản nhỏ

Tăng nhu động

Dãn

Co

Dãn

Tăng tiết

Co

Co

2. Luyện tập Bài 48 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 48 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 48 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 154 SGK Sinh học 8

Bài tập 7 trang 103 SBT Sinh học 8

Bài tập 1 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 4 trang 105 SBT Sinh học 8

Bài tập 5 trang 105 SBT Sinh học 8

Bài tập 6 trang 105 SBT Sinh học 8

Bài tập 27 trang 109 SBT Sinh học 8

Bài tập 34 trang 110 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 48 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247