Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cấu tạo của tai

  • Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong

Cấu tạo của tai

  • Tai ngoài gồm:
    • Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.
    • Ống tai: hướng sóng âm.
  • Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.
  • Tai giữa là 1 khoang xương gồm:
    • Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

Chuỗi xương tai

  • Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).
  • Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
  • Tai trong gồm:
    • Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
    • Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.
  • Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.
  • Trên màng cơ cở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác

Phân tích cấu tạo của ốc tai

1.2. Chức năng thu nhận sóng âm

Chức năng thu nhận sóng âm

Sóng âm  ​ → vành tai   → ống tai  ​→ rung màng nhĩ  ​ → chuỗi xương tai  ​→ rung màng cửa bầu  ​→ chuyển động ngoại dịch  ​→ nội dịch trong ốc tai màng  ​→ cơ quan coocti   ​→ xung thần kinh  ​→ theo dây thần kinh thính giác  ​→ cơ quan thính giác ở thùy chẩm  ​→ nhận biết về âm thanh phát ra.    

1.3. Vệ sinh tai   

  • Trong tai có ráy tai do các tuyến ráy tai trong thành ống tai tiết ra có tác dụng giữ bụi nên thường phải vệ sinh bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy   ​ → làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.   

Vệ sinh tai bằng tăm bông

Vệ sinh tai bằng tăm bông

  • Cần giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng vì viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai.
  • Tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh thường xuyên → ảnh hưởng tới thần kinh → giảm tính đàn hổi của màng nhĩ → nghe không rõ.
  • Cần có biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.  

Hạn chế tiếng ồn

Hạn chế tiếng ồn

2. Luyện tập Bài 51 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 51 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2-Câu 4: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 51 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 165 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 165 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 161 SGK Sinh học 8

Bài tập 7 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 8 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 9 trang 104 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 51 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247