Tóm tắt bài
1.2. Thể đa bội
1.2.1. Khái niệm
- Thể đa bội là cơ thể mà cả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của bộ NST đơn bội n (lớn hơn 2n).
- Trong tế bào đa bội có bộ NST tăng lên gấp bội do đó số lượng ADN cũng tăng lên tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, làm cho cơ thể đa bội lớn nhanh, cơ quan sinh dưỡng to và sức chống chịu lớn.
- Khả năng này ở cây đa bội được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trồng trọt.
- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được áp dụng trong chọn giống cây trồng:
- Tăng kích thước cây trồng để tăng sản lượng gỗ.
- Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng năng suất nông sản.
- Tạo giống có năng suất cao để tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.
- Hiện tượng đa bội chỉ được thực hiện ở một số động vật và không tìm thấy ở người.
Nho tứ bội (4n)
Bí ngô khổng lồ
Bắp cải khổng lồ
1.2.2. Cơ chế phát sinh thể đa bội
- Có nhiều tác nhân dẫn đến hình thành thể đa bội, chia ra làm hai loại tác nhân chính:
- Tác nhân môi trường bên ngoài:
- Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, nhiệt độ...
- Tác nhân hóa học: Cônsixin, thuốc trừ sâu...
- Tác nhân môi trường bên trong: Sự rối loạn nội bào...
- Có hai cơ chế hình thành thể đa bội:
- Sự nhân đôi của NST trong hợp tử nhưng không phân ly hình thành thể đa bội (a).
- Sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp giữa chúng trong thụ tinh (b).
Cơ chế hình thành thể đa bội
1.2.3. Ý nghĩa của hiện tượng đa bội
- Tạo các giống cây trồng có năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Góp phần hình thành loài mới.
Bài 1
Loài củ cải có 2n=18. Xác định số NST ở thể đơn bội của loài, số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội và thể tứ bội của loài?
Hướng dẫn giải
Số NST trong thể đơn bội của loài là: n=9.
Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội của loài là: 3n=27.
Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội của loài là: 4n=36.
3. Luyện tập Bài 24 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này, các em cần phải:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của thể đa bội.
- Liệt kê một số ứng dụng trong thực tế về thể đa bội.
- Phân tích được cơ chế hình thành thể đa bội.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
NST bị thay đổi về cấu trúc
-
B.
Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST
-
C.
Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
-
D.
Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n
-
-
A.
Động vật
-
B.
Thực vật
-
C.
Nấm
-
D.
Vi khuẩn
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 13 trang 56 SBT Sinh học 9
Bài tập 14 trang 56 SBT Sinh học 9
Bài tập 15 trang 56 SBT Sinh học 9
Bài tập 18 trang 57 SBT Sinh học 9
Bài tập 19 trang 57 SBT Sinh học 9
Bài tập 20 trang 57 SBT Sinh học 9
Bài tập 21 trang 57 SBT Sinh học 9
Bài tập 22 trang 57 SBT Sinh học 9
Bài tập 23 trang 58 SBT Sinh học 9
Bài tập 24 trang 58 SBT Sinh học 9
Bài tập 25 trang 58 SBT Sinh học 9
Bài tập 26 trang 58 SBT Sinh học 9
4. Hỏi đáp Bài 24 Chương 4 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!