Yếu tố kì ảo có vai trò như thế nào trong việc bộc lộ nội dung tác phẩm truyện kể dân gian Việt Nam
Trong văn học nói chung, yếu tố kì ảo chủ yếu có mặt ở các thể loại của văn học dân gian. Các thể loại văn học dân gian thường xuất hiện yếu tố kì ảo là thần thoại, truyền thuyết, sử thi và một bộ phận của truyện cổ tích. Đó là những tác phẩm như Thần Trụ Trời, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Tấm Cám, Đam San... Trong mỗi thể loại, mỗi tác phẩm, yếu tố kì ảo có những vai trò khác nhau trong việc bộc lộ nội dung.
Ở thể loại thần thoại, yếu tố kì ảo là những nhân vật thần linh như thần Mưa, thần Sấm, thần Sét, thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Nữ thần Mặt Trời... Nội dung chủ yếu của thần thoại là giải thích các hiện tượng tự nhiên, nên các vị thần đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá trình hình thành các hiện tượng đó. Chẳng hạn trong chuyện Thần Trụ Trời, người Việt cổ cho rằng: ban đầu vũ trụ là một khối hỗn mang hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn mang ấy, thần Trụ Trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao, dùng chân đạp đất thấp xuống. Sau đó ông lại đào đất, đá xây một cột trụ để nâng trời lên cao mãi. Khi trời đất đã cách xa hẳn nhau, trời lên thật cao, đất đã thật rộng thì ông phá cột chống trời đi. Những chỗ trên mặt đất mà Thần Trụ Trời đã đào đất lõm xuống thì biến thành ao, hồ, sông biển, những nơi đất đá văng ra khi phá cột trụ thì mặt đất nhô lên thành núi non, gò đồi. Chỗ giáp giới giữa trời và đất là chân trời.
Nếu trong thần thoại, yếu tố kì ảo đồng thời là nhân vật chính, thì trong các thể loại truvền thuyết, sử thi hay cô tích vếu tó này chỉ đóng vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các nhân vật chính là con người trong nội dung cốt truyện. Trong những truyền thuyết như An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, Lạc Long Quản..., yếu tố kì ảo chỉ như những “đường viền” xung quanh câu chuyện, giúp cho câu chuyện lịch sử được tiếp diễn và giúp nhân dân lí giải được các sự kiện, các chi tiết trong lịch sử. Đồng thời, yếu tố kì ảo thể hiện tình cảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với các nhân vật lịch sứ. Chẳng hạn trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ” yếu tố kì ảo hiện hình trong vai trò của Rùa Vàng, giúp An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần. Sau đó khi An Dương Vương thua chạy cùng đường, nhờ có Rùa Vàng, An Dương Vương lại được cứu thoát và rẽ nước đi xuống biển. Trong tâm thức của nhân dân, An Dương Vương trở thành bất tử. Đấy chính là sự thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc nhờ có yếu tố kì ảo.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, để lí giải chiến thắng kì diệu của dân tộc trước thế lực ngoại xâm, nhân dân đã tưởng tượng ra nhưng chi tiết kì lạ như: bà mẹ mang thai sau khi uống nước ở một vết chân lạ; cậu bé đã ba tuổi mà không biết nói cười, bỗng nhiên trở thành một chàng trai cao lớn có sức khoẻ phi thường và diệt hết giặc ngoại xâm; đánh xong giặc, Thánh Gióng cùng ngựa sắt bay về trời... Tất cả những chỉ tiết ấy đều có sự có mặt, trợ giúp của yếu tố kì ảo.
Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích có vai trò khác với ở thần thoại và truyền thuyết. Truyện cổ tích chủ yếu nghiêng về lí giải các hiện tượng xã hội như những mâu thuẫn giữa giàu và nghèo, thiện và ác... Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện cổ tích chủ yếu là để khai thông cốt truyện giúp nhân dân lí giải các hiện tượng xã hội trên và thể hiện ước mơ công lí. Cụ thể là trong truyện Tấm Cám, câu chuyện về cuộc đời Tấm được diễn ra liên tục chính là nhờ có yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo ban đầu xuất hiện dưới vai trò của ông Bụt. Khi nào Tấm tủi thân ngồi khóc thì khi ấy
Bụt xuất hiện và giúp đỡ. Về sau, yếu tố kì ảo xuất hiện khó nhận biết hơn. Cứ một lần Tấm chết là một lần được tái sinh trong kiếp khác: hoá thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, con ác trong khung cửi, trong quả thị và cuối cùng trở lại với hình hài con người xinh đẹp hơn xưa. Kết thúc có hậu ấy phù hợp với triết lí, với ước mơ, nguyện yọng của nhân dân: “ở hiền gặp lành”.
Yếu tố kì ảo đã thực sự thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong tác phẩm văn học dân gian.
Copyright © 2021 HOCTAP247