CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
Khánh Hoài (Bút danh khác: Bảo Châu), tên khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937. Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay: thành phố Việt Trì. Tốt nghiệp Đại học sư phạm (khoa sinh ngữ). Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981).
Khánh Hoài học tiểu học và trung học ở Thái Bình, Hà Nội và Hải Phòng. Thời kỳ học Trung học đã tham gia hoạt động bí mật trong phong trào học sinh, sinh viên. Năm 1956-1959 học Đại học sư phạm Hà Nội. Từ 1959-1987: Dạy học, làm hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Từ 1988 đến nay: Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội và Phó chủ nhiệm thường trực ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Trận chung kết (truyện dài, 1975)
- Những chuyện bất ngờ (truyện vừa 1978)
- Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992)
- Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994)
Nhà văn đã được nhận:
- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết).
- Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê)
- Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà)
Văn bản này được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng (xem thêm trong bài Cổng trường mở racủa Lí Lan). Vấn đề trọng tâm trong đó là quyền trẻ em – một trong những nội dung cơ bản mà các văn bản nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn 7 đề cập.
Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.
Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến người đọc.
Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).
a. Người xưng “tôi” là Thành, chứng kiến sự việc xảy ra và cũng là người chịu nỗi bất hạnh do bố mẹ tạo nên.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất đã làm tăng thêm tính chân thật và có tính thuyết phục cao.
b. Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng có quan hệ mật thiết đến nội dung câu chuyện, đây là ý đồ tư tưởng của người viết truyện.
ởi vì: Những con búp bê vốn là một thứ đồ chơi của tuổi nhỏ, vô cảm, nhưng ở đây đã gợi nên một nỗi đau cho hai đứa trẻ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ đang sống xum họp. Các em có tội lỗi gì đâu mà phải xa nhau.
Ở hai anh em Thành và Thủy có những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu và quan tâm thật sự đến nhau như: “Thủy mang kim chỉ ra sân vận động vá áo cho Thành, còn Thành thì chiều nào cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa trò chuyện, Thành nhường đồ chơi cho em”.
* Tình huống: Khi thấy anh chia hai con búp bê ra, Thủy bối rối và tru tréo lên giận dữ vì thương Thành, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ gác giấc ngủ cho anh.
Tác giả gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ:
- Muốn giải quyết mâu thuẫn này chỉ có một cách là cha mẹ Thành – Thủy phải đoàn tụ lại nhưng không được nữa.
- Kết thúc truyện: Thủy lựa chọn bỏ lại con “Em nhỏ” bên cạnh con vệ sĩ để không bao giờ chúng phải xa nhau.
Cách lựa chọn này gợi lên trong lòng ta một tình thương. Đó là một em gái thương anh hết mực, giàu lòng vị tha, thương cả hai con búp bê phải xa nhau nữa nên thà mình chịu thiệt thòi để anh có con vệ sĩ gác cho anh ngủ. Từ tình huống này, người đọc xúc động, xót thương cho cảnh ngộ của những trẻ thơ rất thương nhau phải xa nhau vì hạnh phúc gia đình tan vỡ (nguyên nhân từ phía cha mẹ của các em). Giá trị nhân bản của tác phẩm rất lớn.
- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.
Qua câu chuyện này, ta thấy tác giả muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.
- Nhân vật kể chuyện chính là người trong cuộc nên trực tiếp nói lên nỗi đau chia lìa vừa của tác giả đồng thời xen vào những câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật một cách ấn tượng, chuyện kể rất tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ.
- Những nhân vật tham gia vào truyện cũng được chọn lọc một cách tiêu biểu. Hai nhân vật trung tâm là Thành – Thủy song song tồn tại có tính quy chiếu với hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ. Hình ảnh người bố, người mẹ chỉ là gián tiếp xuất hiện qua lời Thủy và lời cô giáo. Do đó, chủ đề câu chuyện vô cùng sâu sắc, xúc động.
Copyright © 2021 HOCTAP247