Cuộc chia tay của những con búp bê nằm trong hệ thống văn bản nhật dụng với chủ đề chính về quyền trẻ em. Văn bản làm người đọc vô cùng xúc động trước cuộc chia tay đầy nước mắt của hai anh em hơn thế còn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ thơ. Hãy .com tìm hiểu truyện cuộc chia tay của những con búp bê dưới đây:
* Các điểm cơ bản: Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê
- Truyện viết vể đề tài gia đinh thời hiện đại.
- Nhân vật chính là Thành (anh) và Thủy (em gái), hai con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ. Vì cha mẹ bỏ nhau nên Thủy theo mẹ vể nhà ngoại, Thành ở lại với cha kéo theo việc chia số đồ chơi, trong đó có hai con búp bê. Bi kịch là ở chỗ hai con búp bê đồ chơi thì được ở bên nhau, còn hai "búp bê người” thì đành chia tay vì cha mẹ.
• Truyện được viết theo lối văn tự sự, nhân vật "tôi” (Thành) kể lại chuyện gia đình minh, nhất là chuyện hai anh em thương yêu nhau vô cùng thì nay lại buộc phải chia tay.
I. Về bản chất, cuộc chia tay nào cũng buồn, nhưng cuộc chia tay giữa hai anh em ruột thịt Thành và Thủy càng buồn hơn vì cha mẹ bỏ nhau chứ bản thân chúng thì rất thương yêu và muốn sống gần nhau. Việc chia đống đồ chơi, trong đó có hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ chí là cái cớ để nhà văn viết về cuộc chia tay của hai anh em ruột thịt này.
Người kể xưng là “tôi”, thuộc ngôi thứ nhất. Với ngôi kể như thế, người kể có thể dễ dàng bộc lộ những tình cảm sâu kín nhất trong lòng, làm tăng tính chân thực của truyện. Người đọc dễ xúc động khi được biết những tâm trạng sâu kín ấy qua ngòi bút của Khánh Hoài.
Cuộc chia tay của những con búp bê
II. Búp bê là những hình nhân bằng nhựa dễ thương, xinh xắn mà trẻ con vô tư, hồn nhiên như Thành và Thủy rất thích chơi. Bởi cha mẹ xích mích nhau không hòa giải được, nên Thành và Thủy phải như thế nào? Ngay khi chia tay, hai anh em chia búp bê, Thành đã có cử chí gì? Thúy có cử chỉ đáp lại như thế nào? Cuối cùng, hai búp bê thật là Thành - Thủy, hai búp bê nhựa là Vệ Sĩ - Em Nhỏ thì ai là những kẻ phải chia tay? Điều ấy có gợi cho người đọc nỗi xúc động nào không? Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện là ở nút thắt và mở ấy.
Truyện có các nhân vật: Cha, mẹ, hai anh em Thành - Thủy, cô giáo lớp học và hai búp bê. Người cha không xuất hiện. Theo lời của Thành thì "Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm". Người mẹ chỉ xuất hiện vỏn vẹn có hai lần: Lần đầu mẹ bảo "hai đứa liệu mù đem chia đồ chơi ra với "giọng khản đặc", lần sau "Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay bé Thủy" ra xe. Nhân vật “tôi" chỉ kể như thế, nhưng người đọc có thể mường tượng ra sự xung đột dữ dội giữa bố và mẹ khiến giọng của mẹ "khản đặc" và bố thì "biệt tăm". Nhân vật cuối cùng là cô giáo Tâm và kíp học của Thủy, người nào cũng khóc khi biết được hoàn cảnh và phâi chia tay vái Thủy. Còn phần lớn trong truyện, nhân vật tôi kể lại sự việc, linh cảm giữa hai anh em, nhất là những sự việc có liên quan đến búp bê Vệ Sĩ và búp bê Em Nhỏ.
Qua lời của nhân vật “tôi" thì "gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan" với hoàn cảnh vật chất như thế, với tình cảm anh em như thế thì đáng ra hai anh em Thành và Thủy sống trong hạnh phúc. Thế nhưng, như lời than của Thành: "Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này". Có lẽ Thành và Thủy đã chứng kiến tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc xung đột giữa bố và mẹ. Cả hai anh em đều thức và khóc suốt đêm. Sáng lại dậy sớm, không hẹn nhưng cả hai cùng ra vườn. Trong vườn, hoa khoe sắc rực rỡ, chim chiền chiện nhảy hót trên cành cây còn đọng sương mai, ... Mọi vật tươi vui đón ánh nắng hồng, trong lúc "tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc". Hai hình ảnh đôi lập lồng vào nhau. Đợi thì tươi vui, "ríu ran", rực rỡ bao trùm lấy hai đứa trẻ đang cô đơn ngậm ngùi, đang đối diện vơi sự việc bố mẹ bất hòa. Có thể cả Thành và Thủy chỉ mới chứng kiến cảnh xung đột gay gắt chứ chưa biết rõ ý định dứt khoát của bố và mẹ. Chỉ tới khi nghe mẹ ra lệnh cho hai anh em chia đồ chơi thì "em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi". Phản ứng ấy vừa biểu hiện sự lo sợ vừa biểu hiện sự hoảng hốt trước sự thực hạnh phúc của gia đình tan vỡ mà tuổi thơ như Thành và Thủy chưa hề nghĩ tới. Trong đời chúng, cho tới giờ phút này hai anh em chỉ biết gần gũi thương yêu nhau mà chẳng hề nghĩ tới sự việc cơ lúc phải chia tay. Trẻ từ lúc tượng hình trong bụng mẹ cho tới tuổi trưởng thành phải sống phụ thuộc vào người lớn. Trong khoảng thời gian ấy phải nương nhờ cha mẹ để lớn mạnh dần dần cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy mà giờ đây em thì đi với mẹ, còn anh thì ở với cha. Đây là sự thật đau đớn mà người lớn buộc chúng phải chấp nhận. Cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê
Mẹ rời khỏi nhà (có lẽ đi thuê xe), hai anh em côi cút chia đống đồ chơi cũng chẳng nhiều nhặn gì, theo lệnh mẹ. Lúc này tính cách của nhân vật Thủy được nhân vật “tôi” (người kể chuyện) tô đậm nét hơn. Đấy là tính cách trẻ con đầy tình thương yêu, không muốn sống cách xa, buồn đó rồi vui đó. Khi “tôi” lấy hai con búp bê trong tủ ra đặt mỗi con vào một bên đống đồ chơi thì Thủy phản ứng một cách giận dữ: “- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!". Thế nhưng khi Thành đặt con Vệ Sĩ cạnh bên con Em Nhỏ thì Thủy lại bảo: "-Nhưng như vậy lấy gì gác đêm cho anh?". Đúng là mâu thuẫn của trẻ con, nhưng bản chất của hai phản ứng của Thủy đều tốt, đều muốn mọi thứ đều tròn trịa theo ý của mình mà không nghĩ đến thực tế. Phản ứng trên của Thủy đã gợi cho nhân vật tôi nhớ lại và kể ra để người đọc thấy rõ sự thương yêu, lo lắng của Thủy đối với anh ruột mình. Đang giận dữ, đang buồn là vậy nhưng khi nhìn lại hai con búp bê bên nhau thì "Thủy bỗng trở lên vui vẻ" ngay. RồiThủy lại buồn vì bố vẫn chưa về. Em lo vì "không được chào bố".
Đúng như nhận xét của nhân vật “tôi” về em cửa mình: "Bao giờ cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy". Hiếu thảo thì đã rõ, chu đáo thì đã thấy phần nào ở sự việc Thủy lo vá áo, lo sức khỏe cho anh mình, còn bây giờ, sau khi đã chia xong đồ chơi, Thủy đề nghị anh dẫn đến trường. Thủy không quên bất cứ người thân nào. Người trước nhất là bố, sau đó là cô giáo và bạn bè cùng lớp. Dù còn nhỏ nhưng đúng Thủy là cô bé có tính chu đáo đối với những ai mà Thủy đã gần gũi. đã từng cùng nhau vui buồn.
Cảnh chia tay giữa Thủy với cô giáo Tâm và lớp học, có lẽ ai cũng mủi lòng chứ không riêng gì Thành. Cô - trò, bạn bè cứ quấn quýt bên nhau. Không chỉ là tình thương yêu, trong cuộc chia tay đầy nước mát ấy, người đọc còn nhận ra tính trung thực ở Thủy, một đức tính đáng quý nhất trong quan hệ giữa người với người. Cô giáo không giấu nguyên nhân mà Thủy phải chia tay lớp học thì Thủy cũng thưa thật với cô khi cô bé từ chối quyển sổ, cây bút và lời chúc Thủy cố gắng học tập khi về trường mới rằng: "-Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em hao sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi hán". Trước thực tế phũ phàng ấy, cô giáo Tâm chỉ biết than hai tiếng “Trời ơi” và khóc, cả lớp học cũng khóc.
Cả Thành lẫn Thủy đều đang muôn vàn lo lắng. Thành vừa chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa em gái và lớp học. Trong cảm quan của mình, Thành cứ ngỡ là tất cả đều đau lòng trước cảnh chia ly ấy. Nào ngờ, ra khỏi trường, Thành "kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật". Cuộc sống đời vẫn vô tình trôi đi, trong lúc Thành thì đang tan nát cõi lòng. Sự trái ngược ấy làm Thành cảm thấy bơ vơ, trơ trọi nhiều hơn.
Đang trong tâm trạng như thế trên đường về, đến nhà hai anh em thấy mẹ cùng với mấy người hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. "Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá". Thủy không quên để lại con búp bê Vệ Sĩ lại và dặn dò "gác cho anh tao ngủ nhé". Thủy lại còn dặn dò anh. Cả hai anh em chỉ biết nhìn nhau khóc. Trong lúc theo mẹ leo lên xe, bỗng nhiên Thủy lại tụt xuống, tay ôm con búp bê đi nhanh về chiếc giường đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ và dặn "Em để nó ờ lại... - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau...ĩ". Phải chăng Thủy đã trao một thông điệp cho cha và mẹ, gợi lên tia hy vọng rồi có ngày gia đình sẽ đoàn tụ như búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Đọc, nghĩ mà cảm thấy xót xa và hi vọng.
III. Xung đột gia đình giữa cha và mẹ thời nào cũng có, nhưng tỷ lệ tổ ấm gia đình đổ vỡ ở thời đại này nhiều gâp bội lần những thế kỉ xa xưa. Tuy vậy, dù xảy ra xung đột nhiều hay ít thì người chịu đựng lớn nhất, thiệt thòi nhất vẫn là những đứa con vô tội. Với lối văn tự sự, Khánh Hoài đã đưa đề tài này vào trang văn qua hai nhân vật là anh em Thành - Thủy và hai con búp bê
Copyright © 2021 HOCTAP247