1. Từ nó để chỉ “em tôi”. Từ nó trong đoạn b chỉ “con gà của anh Bốn Linh.
- Dựa vào ngữ cảnh, và thông tin của câu phía trước từ nó
2. Từ thế đoạn văn ba trỏ: hành động thúc giục chia đồ chơi của mẹ Thành, Thủy
- Dấu hiệu nhận biết: nhờ vào đoạn đối thoại trước đó
3. Từ ai trong bài ca dao nhằm mục đích hỏi
4. Những từ nó, thế, ai đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ của động từ.
1. Đại từ dùng để trỏ
a, Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày… trỏ người
b, Các từ bấy nhiêu, bấy trỏ số lượng
c, Các từ vậy, thế để trỏ hoạt động, tính chất
2. a, Các đại từ ai, gì để hỏi về người
b, Đại từ bao nhiêu, mấy để hỏi về số lượng
c, Đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất sự việc
Bài 1 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
1 | Tôi, tớ, mình, ta | Chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng ta |
2 | Anh, chị, mày | Các anh, các chị, chúng mày |
3 | Nó | Chúng, chúng nó |
- Đại từ mình trong câu “Cậu giúp mình với nhé” Dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói)
- Mình trong câu ca dao không trỏ ngôi thứ nhất mà trỏ ngôi thứ hai
Bài 2 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ví dụ:
- Cháu chào ông ạ.
- Cháu mời ông bà xơi cơm.
- Bây giờ bố mới đi làm về.
- Chú kể chuyện cho cháu nghe được không.
- Cô ơi, cô đợi cháu nhé!
Bài 3 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Sao em không ăn chè sầu riêng?
- Ai nấy đều rất vui vì thành tích Thủy đạt được trong kì thi bắn súng vừa qua.
- Bao nhiêu năm công tác giờ chú ấy mới được nghỉ hưu.
Bài 4 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Việc xưng hô với các bạn cùng lớp tùy thuộc vào hoàn cảnh
- Khi thân mật, xã giao có thể xưng hô: mình- cậu, tớ- cậu, mình- bạn
- Khi suồng sã, đùa nghịch: mày- tao
- Khi nghiêm túc, trang trọng: tôi- bạn
Bài 5 (trang 56 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Trong Tiếng Việt, các đại từ mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ một cách tương đối rõ
- Đối với tiếng nước ngoài thì không biểu thị sắc thái biểu cảm này.
Copyright © 2021 HOCTAP247