Soạn văn lớp 7 tập 2 - Đại từ
I. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ
a. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.
b. Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bât giác run lên bân bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyêt vọng nhìn tôi.
d. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
II. CÁC LOẠI ĐẠI TỪ
Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật.
Các đại từ bấy, bấy nhiêu dùng để trỏ sô' lượng.
Các đại từ vậy, thế dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2 .Đai từ để hỏi
a. Các đại từ ai, gì.. hỏi về người, sự vật.
b.Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.
c.Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
III. LUYỆN TẬP 1. a) Xếp loại các đại từ trỏ người, sự vật.
|
|
b) Đại từ mình trong câu "Cậu giúp đỡ mình với nhé thuộc ngôi thứ nhất.
Đại từ mình trong câu ca dao:
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
thuộc ngôi thứ hai.
2. Khi xưng hô, một số danh từ chĩ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, còn, cháu... cũng được sử dụng như đại. từ xưng hô. Ví dụ:
3. Đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu.
4. Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em có thế gọi tên hoặc gọi bạn và tự xưng bằng tên mình hoặc tự xưng "tổi" cho lịch sự. Nếu trước nay, em và các bạn có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự thì nên sửa đổi và khuyên bảo nhau sửa đổi.
5. So sánh sự khác nhau giữa từ xưng hô tiếng Việt và từ xưng hô tiếng Anh.
So với từ xưng hô tiếng Anh, từ xưng hô tiếng Việt phong phú hơn về số lượng và tùy theo mức độ quan hệ tình cảm giừa hai người mà lời xưng hô có khác nhau. Ví dụ, tiếng Anh chỉ có một từ chỉ ngôi thứ nhất số ít, trong khi đó, tiếng Việt có thể là: "tôi” nếu người đối diện bằng tuổi với mình; "tao” nếu người đối diện nhỏ tuổi hơn, hoặc người đối diện bị xem thường (kể cả trườn g hợp thân mật); “con” nếu người đối diện lớn đáng bậc cha chú, thể hiện sự kính trọng; “em” nếu người đối diện lớn hơn đáng bậc anh chị
Copyright © 2021 HOCTAP247