Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Tham khảo soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7 tập 1 - Ngữ văn

Tham khảo soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7 tập 1 - Ngữ văn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở bài này gửi bạn tham khảo soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7 tập 1 của Nguyễn Trãi, bài soạn sẽ đi vào trả lời chi tiết 5 câu hỏi trong SGK yêu cầu.

Và trước tiên chúng sẽ đi vào tìm hiểu bố cục bài thơ:

-Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

-Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

Tham khảo soạn bài Bài ca Côn Sơn

Sau đây chúng ta sẽ đi vào soạn Bài ca Côn Sơn:

Câu 1:

- Thể thơ lục bát: cặp câu 6 (lục) - 8 (bát)

- Hiệp vần: từ cuối câu sáu với từ 6 câu 8, từ cuối câu 8 với từ cuối câu 6.

Câu 2: Có 5 từ "ta"

- Nhân vật "ta" là nhà thơ

- Hình ảnh và tâm hồn nhân vật 'ta": người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, là người thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, sự tinh tế, óc tưởng tượng của nhân vật "ta" thể hiện qua cách ví von.

Câu 3:

Cách chi tiết "suối chảy rì rầm", "đá rêu phơi", "thông mọc như nêm", "trúc bóng râm" thể hiện cảnh tượng Côn Sơn đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh.

Mà đặc biệt còn có người thi sĩ "ngâm thơ nhàn"

Câu 4: 

"Ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm" => chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn

=> Đây là hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, giống như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5:

- Điệp từ nhiều lần: Côn Sơn - 2 lần; ta - 5 lần; như - 3 lần; có - 2 lần

- Tác dụng: nổi bật nhân vật, vẻ đẹp thiên nhiên, giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

Xem thêm >>> Phát biểu cảm nghĩ về Bài ca Côn Sơn

Ở trên đây là bài tham khảo soạn bài Bài ca Côn sơn Ngữ văn lớp 7 mà gửi đến các bạn học, chúc các bạn học tập tốt

Copyright © 2021 HOCTAP247