Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Nêu xuất xứ, Chủ đề, thể thơ bài "Côn Sơn Ca" của Nguyễn Trãi

Nêu xuất xứ, Chủ đề, thể thơ bài "Côn Sơn Ca" của Nguyễn Trãi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nêu xuất xứ, Chủ đề, thể thơ bài "Côn Sơn Ca" của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, trong vụ án thảm khốc Lệ Chi Viên. Những năm cuối đời, Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn.

Thuở ấu thơ ông đã từng sống với mẹ và ông ngoại (tướng công Trần Nguyên Đán) tại động Thanh Hư, vùng  rừng núi Côn Sơn, thuộc xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhiều bài thơ trong tập "ức Trai thì tập", "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi đều nói đến Côn Sơn "quê cũ" của mình. Đọc hài thơ, ta biết ông viết "Côn Sơn ca" sau khi đã thoát vòng danh lợi, về ở ẩn tại suối rừng Côn Sơn. "Côn Sơn ca" nằm trong phần cuối tập thơ chữ Hán "ức Trai thi tập".

“Côn Sơn ca " là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có suối, đá, trúc, thông để nhà thơ di dưỡng tinh thần, đồng thời nói lên những suy nghĩ về danh lợi, về hiền người về nhục vinh trong cuộc đời, qua đó đễ cao triết lí thanh nhàn trong sạch. Có thể nói “Côn Sơn ca” là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế triết lí về cuộc đời.

"Côn Sơn ca " là bài thơ dài chữ Hán, viết theo thể điệu ca khúc, câu thơ dài ngắn biến hóa tự do. Thể điệu ca khúc này xuất hiện lâu đời trong thơ ca cổ đại Trung Quốc.

"Côn Sơn ca" gồm có 30 câu thơ chữ Hán, trong đó, thơ 4 chữ có 4 câu; thơ 5 chữ có 8 câu; thơ 7 chữ có 14 câu; thơ 8 chữ có 3 câu; thơ 10 chữ có 1 câu.

Bản dịch thơ chỉ có 26 câu thơ lục bát. Đoạn thơ trích trong “Ngữ Văn 7" có 12 câu thơ chữ Hán, dịch thành 8 câu thơ lục bát.

Chữ Hán: “ngô ” nghĩa là "ta". Phần đầu có 4 chữ "ngô"

- "Ngô dĩ vi cầm huyền "
(Ta lấy làm đàn cầm)
- “Ngô dĩ vì đạm tịch"
 (Ta lấy làm chiếu thảm)
- "Ngô ư thị hồ yển tức kì trung"
(Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong)
- "Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc"
(Ta tha hồ ngâm nga bên gốc)

Copyright © 2021 HOCTAP247